CPI tháng 9 chững lại, giảm phát tiếp diễn tại Trung Quốc

Cập nhật: 12:09 | 13/10/2023 Theo dõi KTCK trên

Giá tiêu dùng của Trung Quốc chững lại và giá tại nhà máy giảm nhanh hơn một chút so với dự kiến ​​trong tháng 9, cả hai chỉ số đều cho thấy áp lực giảm phát dai dẳng ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Trung Quốc tiết kiệm hàng tỷ USD nhờ nhập khẩu dầu thô giá rẻ

Dữ liệu của Cục Thống kê Quốc gia (NBS) hôm nay cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc không thay đổi trong tháng 9 so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn dự báo tăng 0,2% trong cuộc khảo sát của Reuters. So với tháng 8, CPI tăng 0,1%. Lạm phát cơ bản (không bao gồm giá lương thực và năng lượng) ghi nhận tăng 0,8% so với cùng kỳ, ngang bằng với tháng 8.

Chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 9 giảm 2,5% so với cùng kỳ, ghi nhận tháng thứ 12 liên tiếp ở mức âm mặc dù tốc độ giảm đã chậm lại so với tháng 8. Trước đó, các nhà kinh tế chỉ dự đoán mức giảm 2,4%.

Zhiwei Zhang, nhà kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management, cho biết: “Lạm phát CPI tiệm cận mức 0 cho thấy áp lực giảm phát ở Trung Quốc vẫn là rủi ro thực sự đối với nền kinh tế. Sự phục hồi của nhu cầu trong nước không mạnh nếu không có sự thúc đẩy đáng kể từ hỗ trợ tài chính. Thiệt hại từ sự suy thoái của lĩnh vực bất động sản đối với niềm tin của người tiêu dùng tiếp tục đè nặng lên nhu cầu của hộ gia đình.”

Giá thực phẩm giảm 3,2% so với một năm trước đó, kéo dài mức giảm 1,5 điểm phần trăm so với tháng 8 và kéo chỉ số CPI đi xuống. Giá thịt heo giảm 22%, mạnh hơn mức giảm 18% trong tháng 8.

Trong khi các dấu hiệu đang nổi lên cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang ổn định, những lo ngại về tính bền vững của quá trình phục hồi vẫn tồn tại.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm thứ Ba đã hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay và năm tới do cuộc khủng hoảng tài sản ở nước này và nhu cầu bên ngoài yếu.

Lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc vẫn chưa thoát khỏi tình trạng suy thoái sâu bất chấp một loạt các biện pháp hỗ trợ chính sách.

Du lịch trong thời gian nghỉ lễ Trung Thu và Quốc Khánh gần đây đã tăng 4,1% so với mức trước đại dịch năm 2019, mặc dù con số này thấp hơn so với ước tính chính thức.

Trung Quốc đã triển khai một loạt biện pháp chính sách trong những tháng gần đây để vực dậy nền kinh tế đang suy thoái sau khi quá trình phục hồi sau đại dịch của nước này chậm lại đáng kể.

EU lên kế hoạch điều tra chống trợ cấp đối với thép xuất xứ Trung Quốc

EU có động thái điều tra chống trợ cấp đối với thép xuất xứ Trung Quốc để bảo vệ các ngành công nghiệp trong khu ...

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/10: Diễn biến mới giữa Israel-Hamas hỗ trợ giá dầu, quặng sắt và cà phê cũng khởi sắc

Trên thị trường hàng hóa trong phiên hôm nay, giá dầu thô được hỗ trợ một phần do lo ngại về xung đột Israel-Hamas lan ...

Xuất khẩu thép thô của Việt Nam tăng mạnh trong 9 tháng

Theo Hiệp hội thép Việt Nam, xuất khẩu thép thô 9 tháng đầu năm tăng trưởng 81% so với cùng kỳ, đạt hơn 1,4 triệu ...

Mộc Trà

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm