Coteccons: Năm 2020 sẽ không tăng trưởng bằng mọi giá, tập trung thu hồi công nợ

Cập nhật: 14:59 | 02/06/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Trong báo cáo thường niên năm nay, Ban lãnh đạo Coteccons (Mã: CTD) đã có thông điệp gửi gắm đến các cổ đông là "Vững vàng trong thử thách" thay cho chủ đề năm 2019 là "Thay đổi để bứt phá".    

coteccons nam 2020 se khong tang truong bang moi gia tap trung thu hoi cong no

5 tháng đầu năm, Dabaco ước lãi đạt gần 600 tỉ đồng

coteccons nam 2020 se khong tang truong bang moi gia tap trung thu hoi cong no

ĐHĐCĐ Vicostone: Thông qua hai kịch bản kinh doanh 2020

coteccons nam 2020 se khong tang truong bang moi gia tap trung thu hoi cong no
(Ảnh minh họa)

Chia sẻ đến các cổ đông, ông Nguyễn Bá Dương - Chủ tịch Hội đồng quản trị Coteccons đánh giá năm 2019 là năm thứ 2 liên tiếp thị trường bất động sản và các nhà thầu xây dựng phải đương đầu với rất nhiều thách thức.

Đặc biệt là ở TP.HCM, chỉ có 4 dự án nhà ở thương mại được chấp thuận chủ trương đầu tư và công nhận chủ đầu tư, 16 dự án nhà ở thương mại được chấp thuận đầu tư, giảm lần lượt 85% và 80% so với năm 2018.

Trong bối cảnh đó, số lượng doanh nghiệp xây dựng và bất động sản phải tạm dừng hoạt động hoặc bị giải thể lên đến gần 1.300 công ty, cao nhất trong nhiều năm gần đây.

Ông Dương cho biết, Coteccons cũng không ngoại lệ, trong năm qua Công ty có rất ít dự án mới được triển khai, nhiều công trình đang thi công bị tạm ngưng hoặc kéo dài tiến độ. Chính điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu của Coteccons trong khi chi phí phát sinh tăng làm lợi nhuận sụt giảm.

Năm 2020, Coteccons cần có một chiến lược hợp lý

Bước sang năm 2020, chủ tịch Coteccons đánh giá nền kinh tế đất nước đã và đang bị ảnh hưởng tiêu cực, gia tăng thêm khó khăn cho các công ty xây dựng.

Tuy nhiên, ông Dương cũng cho rằng thị trường là một bức tranh sáng tối đan xen, trong thách thức sẽ luôn có rất nhiều cơ hội. Vì vậy, Coteccons cần có một chiến lược kinh doanh hợp lí.

"Chúng ta sẽ không tăng trưởng bằng mọi giá mà chỉ chọn lựa những dự án tốt, tập trung vào công tác thu hồi công nợ", ông Nguyễn Bá Dương chia sẻ.

Theo Ban điều hành Coteccons, các khoản phải thu đến từ các hợp đồng đang thi công hoặc chờ quyết toán, đối với các công trình đã quyết toán thì phần lớn là khoản tiền giữ lại bảo hành. Cuối năm 2019, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 256 tỉ đồng, giảm 3% so với năm 2018.

Báo cáo quý I của Coteccons cũng cho thấy, bên cạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh sụt giảm, quý I/2020 là quý thứ 9 liên tiếp Coteccons ghi nhận dòng tiền âm từ hoạt động kinh doanh với giá trị âm 427 tỉ đồng, cao gấp hơn 4 lần cùng kì năm trước.

Trên bảng cân đối kế toán, Coteccons ghi nhận 448 tỉ đồng tiền mặt và 3.311 tỉ đồng tiền gửi ngân hàng, tổng giá trị giảm 284 tỉ đồng so với thời điểm đầu năm. Dòng tiền của công ty phần lớn bị kẹt tại khoản phải thu ngắn hạn với giá trị gần 8.000 tỉ đồng, tương đương hơn 50% tổng tài sản.

Theo đánh giá của Ban kiểm soát Coteccons, các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản cũng biến động theo chiều hướng không tích cực, trong đó đặc biệt là số ngày thu tiền bình quân bị kéo dài đáng kể so với năm trước. Công ty cần đặc biệt chú trọng kiểm soát rủi ro có thể phát sinh do công nợ phải thu quá hạn.

Trước thực trạng biên lợi nhuận sụt giảm mạnh, ông Nguyễn Bá Dương cho biết, Ban Điều hành Coteccons đang thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt để tối ưu hóa bộ máy quản lí, nâng cao năng suất lao động nhằm gia tăng biên lợi nhuận…

Hiện Coteccons vẫn chưa công bố kế hoạch kinh doanh cụ thể cho năm 2020.

Lâm Tuyền

Tin cũ hơn
Xem thêm