Coteccons (CTD) và khoản lợi nhuận "còi cọc" sau 1 năm "trị vì" của Kusto

Cập nhật: 07:11 | 19/05/2021 Theo dõi KTCK trên

Đến nay, dù ban lãnh đạo mới có những đối đáp toàn bộ vấn đề liên quan đến xung đột, nghi vấn "thâu tóm"… với cổ đông tại kỳ họp thường niên mới đây đồng thời công bố các kế hoạch kinh doanh mới, Coteccons (CTD) dường như vẫn là một doanh nghiệp nhạt nhòa trong mắt nhà đầu tư khi thanh khoản cũng liên tục giảm sút đáng kể.

Hơn một năm qua, việc chịu áp lực kép từ dịch COVID-19 cùng giá vật liệu xây dựng tăng cao đã khiến ngành xây dựng đang bước vào giai đoạn khó khăn khi chỉ số kinh doanh quý đầu năm 2021 tiếp tục kém sắc khiến thị giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp niêm yết sụt giảm.

Với Coteccons (CTD), dù là đơn vị có vị thế dẫn đầu song chỉ số kinh doanh cũng như thị giá công ty đang rớt khá mạnh so với các đơn vị còn lại trong ngành.

Đến nay, dù ban lãnh đạo mới có những đối đáp toàn bộ vấn đề liên quan đến xung đột, nghi vấn "thâu tóm"… với cổ đông tại kỳ họp thường niên mới đây đồng thời công bố các kế hoạch kinh doanh mới, CTD dường như vẫn là một doanh nghiệp nhạt nhòa trong mắt nhà đầu tư khi thanh khoản cũng liên tục giảm sút đáng kể.

Coteccons (CTD) và khoản lợi nhuận

Trở lại với ngành xây dựng, không chỉ COVID-19, giá các loại vật liệu xây dựng trên thị trường tăng mạnh cũng đang gây ảnh hưởng nặng nề lên các nhà thầu từ đầu năm đặc biệt là việc giá thép thậm tăng phi mã trước lo ngại thiếu hụt nguồn cùng, giữa bối cảnh nhu cầu thế giới tăng cao cho mục tiêu phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19.

Trong nước, các thương hiệu cũng liên tục tăng giá thép lên 30 - 40% so với quý cuối năm 2020 đang gây áp lực rất lớn lên ngành xây dựng, khi thép hiện chiếm tỷ trọng lớn với khoảng 20% đầu vào của công trình.

Không chỉ thép, giá cả hàng hoá nói chung nhảy múa trước sự bất ổn do COVID-19 lên cao, giá xi măng với cấu thành từ than, điện, xăng dầu, thạch cao, phụ gia… cũng tăng chóng mặt (riêng thép, chiếm đến 20% tỷ trọng đầu vào, giá bán trong nước tăng khoảng 40% đang gây áp lực lớn lên các nhà thầu).

Trước nguy cơ vỡ trận, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) cũng đã có văn bản kiến nghị Văn phòng Chính phủ sớm chỉ đạo các bộ, ngành liên quan kiểm tra triệt để nguyên nhân khiến giá thép tăng đột biến.

Riêng CTD, kết thúc quý I/2021, doanh thu công ty giảm mạnh từ 3.547 tỷ đồng(quý I/2020) xuống còn 2.563 tỷ đồng; lãi gộp tương ứng giảm 38%, biên lãi cũng giảm về mức 4,67%.

Theo giải trình, doanh thu trong kỳ giảm chủ yếu từ mảng xây dựng giảm gần 28% so với cùng kỳ. Đây là kết quả của việc chịu ảnh hưởng của nền kinh tế khó khăn kéo dài từ năm 2020, nhiều dự án bất động sản vẫn chưa hoạt động trở lại bình thường như thời điểm trước dịch COVID-19.

0750-cok
Lợi nhuận sau thuế của CTD giảm dần đều theo từng quý

Ngược với động thái siết chặt chi phí của hầu hết doanh nghiệp, chi phí quản lý Coteccons quý đầu năm tiếp tục tăng 10% do doanh nghiệp này thực hiện trích trước chi phí phải trả cho cán bộ nhân viên thay vì ghi nhận chi phí theo thực tế thời điểm phát sinh so với trước đây.

Khấu trừ, lợi nhuận trước thuế Coteccons giảm 55% xuống mức đáy 69 tỷ đồng. Dù là doanh nghiệp đầu ngành với nhiều vị thế, Coteccons lại ghi nhận đà giảm sút mạnh nhất so với các đơn vị còn lại.

Với cổ phiếu CTD, còn nhớ thời điểm năm 2017, VN-Index tăng tốc trong sự ngỡ ngàng của nhà đầu tư, CTD cũng là một trong những cái tên đạt nhiều thành tựu nhất thời điểm đó. Sau chuỗi ngày tăng không mệt mỏi, CTD đạt đỉnh 220.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 13/11/2017. Thế nhưng sau khi đạt đỉnh, CTD bắt đầu hạ nhiệt.

Bước sang năm 2018, cổ đông thất vọng khi CTD liên tục lao dốc. Dù sau nhiều phiên nỗ lực đi lên nhưng CTD chỉ dừng ở vùng 140.000 - 150.000 đồng/cổ phiếu - tương ứng giảm mạnh so với “đỉnh” năm 2017.

Coteccons (CTD) và khoản lợi nhuận "còi cọc" sau 1 năm "trị vì" của Kusto
Cổ phiếu CTD trong toàn bộ lịch sử giao dịch trên sàn HOSE (Nguồn cafef.vn)

Tính đến phiên 18/5/2021, CTD chốt tại mức 54.500 đồng/cổ phiếu - giảm 36% kể từ đầu năm và chưa có dấu hiệu dừng lại. Ghi nhận, đây cũng là mức thấp nhất từ vùng đáy thiết lập hồi tháng 10/2020 – giai đoạn Kusto chính thức nắm trọn Coteccons sau nhiều căng thẳng tưởng chừng đã giải quyết, nhiều dấu hỏi về tương lai công ty theo đó được đặt ra.

Mức thị giá kể trên hiện đã giảm 165.000 đồng/cổ phiếu so với thời điểm đạt đỉnh năm 2017. Kết quả đáng thất vọng này đã đẩy CTD rơi khỏi danh sách VN30 từ giữa năm 2020.

0014-dtc
Diễn biến giá cổ phiếu CTD 6 tháng gần nhất (Nguồn cafef.vn))

Không phải bỗng dưng cổ phiếu “tượng đài” như CTD lại bị nhà đầu tư quay lưng. CTD giảm do hoạt động kinh doanh liên tục sụt giảm sau khi đạt đỉnh tăng trưởng từ năm 2017. Đặc biệt năm 2020 đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử của Coteccons khi thuyền trưởng Nguyễn Bá Dương chính thức rút lui sau 15 năm điều hành qua đó nhường vị thế cho Kusto.

Năm 2020, CTD đã báo lãi sụt giảm mạnh còn 334 tỷ đồng - giảm một nửa so với năm 2019.

Tại Đại hội cổ đông thường niên 2021, ban lãnh đạo CTD cho rằng, việc một số khách hàng chuyển sang nhà thầu khác chỉ là câu chuyện nhất thời trong thời gian qua. CTD đã ký được khoảng 10 hợp đồng gần đây (7 hợp đồng của CTD và 3 hợp đồng của Unicons) với tổng trị giá 2.500 tỷ đồng. Mặc dù vậy, cổ phiếu CTD chưa có dấu hiệu phục hồi.

Đế chế thầu xây dựng đang lụi tàn?

Vào cuối tháng 6/2020, sau một tháng đỉnh điểm mâu thuẫn giữa Ban lãnh đạo Coteccons và nhóm cổ đông lớn, Chủ tịch Nguyễn Bá Dương đưa ra lời xin lỗi công khai tại cuộc họp ĐHCĐ thường niên và sau đó nhanh chóng thực hiện một đợt mua cổ phiếu như lời đảm bảo với cổ đông về việc tiếp tục gắn bó với doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh của Coteccons được kỳ vọng sẽ cải thiện sau ĐHCĐ thường niên 2020, CTCK Mirae Asset nhận định trong một báo cáo.

Tuy nhiên, người dẫn dắt Coteccons trở thành thế lực hùng mạnh nhất ngành xây dựng đã chính thức từ nhiệm chức vụ Chủ tịch và vai trò Thành viên HĐQT từ ngày 02/10 vừa qua - thông tin chính thức được công bố vào đêm 5/10.

Ngay lập tức, cổ phiếu CTD mở cửa phiên 6/10 trong sắc đỏ và triển vọng kinh doanh của Coteccons đặt dưới dấu chấm hỏi lớn. Chỉ trong vòng vài tháng, nhà thầu này chấp nhận sự ra đi lần lượt của Tổng Giám đốc Nguyễn Sỹ Công, Phó Tổng Giám đốc Trần Quang Quân và nay là Chủ tịch HĐQT Nguyễn Bá Dương. Giới đầu tư bất ngờ nhận ra rằng, Coteccons chưa từng thoát khỏi hố đen mâu thuẫn giữa các bên quyền lực.

Nhà thầu lớn nhất nước vốn đã đối mặt cơn gió ngược trong hai năm qua khi thị trường bất động sản bị kiềm tỏa bởi vấn đề pháp lý, và sang 2020 thì tiếp tục chịu tác động của đại dịch COVID-19. Với vị thế tài chính vững chắc, Coteccons vốn được kỳ vọng sẽ phục hồi nhanh chóng khi đại dịch COVID-19 qua đi nhưng giờ đây triển vọng này phải đối mặt một biến cố quá lớn.

Sự rời đi của ông Dương có thể là dấu chấm hết cho hệ sinh thái vây quanh Coteccons, vốn là một phần sức mạnh giúp nhà thầu này dẫn đầu ngành trong nhiều năm. Mặc dù là nhà thầu lớn nhưng Coteccons luôn cần đội ngũ thầu phụ đông đảo để đảm bảo tiến độ thi công cho hàng chục dự án cùng lúc trên khắp cả nước.

Một số đơn vị đáng chú ý trong hệ sinh thái quanh Coteccons gồm Ricons và Newteccons trong vai trò thầu phụ, BMWindows chuyên cung cấp nhôm kính, công ty nội thất Boho Décor, công ty vật liệu xây dựng chống thấm SOL. Những doanh nghiệp kể trên đều có liên quan đến ông Nguyễn Bá Dương và ông Trần Quang Quân.

Khả năng cạnh tranh thầu dự án lớn trong tương lai của Coteccons cũng bị bỏ ngõ, bởi uy tín cá nhân của người đứng đầu là rất quan trọng trong ngành xây dựng để có thể lấy được dự án. Những người rời đi lần này có thể sẽ sớm giữ vai trò mới tại các doanh nghiệp đối thủ như Ricons hay Newteccons. Với những người ở lại, như ông Võ Thanh Liêm - tân Tổng Giám đốc Coteccons từ ngày 6/8/2020 - sẽ phải đối mặt một nhiệm kỳ thử thách.

Trong khi đó, trên hàng ngũ lãnh đạo cao nhất, những đại diện của nhóm cổ đông Kusto và The8th Pte Ltd (“The8th”) đã nắm 4 ghế trong một HĐQT 7 người (trong trường hợp Coteccons bổ nhiệm 1 nhân sự không liên quan nhóm Kusto vào HĐQT thay thế ông Dương). Trong đó, Giám đốc Kusto Việt Nam - ông Bolat Duisenov đã ngồi vào vị trí Chủ tịch HĐQT và Trưởng Tiểu ban Chiến lược, nhân sự mới cũng được bổ nhiệm vào vị trí trọng yếu như Kế toán trưởng.

Phiên giao dịch ngày 19/5/2021: Những cổ phiếu cần lưu ý

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu tâm điểm cho phiên giao dịch 19/5/2021, ...

Tin tức chứng khoán mới nhất 17h00’ hôm nay 18/5/2021

Thông tin giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu như HPG, FPT, MCG, DPR, TIX, VC3… được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán ...

VPBank chốt tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa 15%

Chứng khoán SSI cho rằng, kế hoạch phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược nước ngoài sẽ có tác động tích cực đối ...

Quốc Trung