Coteccons (CTD): Đã 2 quý liên tiếp không công bố thêm hợp đồng mới

Cập nhật: 11:35 | 02/12/2020 Theo dõi KTCK trên

Tương lai Coteccons sẽ như thế nào dưới trướng Kusto vẫn còn là điều bỏ ngỏ song cũng không thể phủ nhận vai trò Kusto trong lần phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược trước đó của Coteccons. Tuy nhiên, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) vừa mang đến một tin đáng lo ngại đối với nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội tại doanh nghiệp xây dựng này.

Sau khi phục hồi mạnh mẽ từ tháng 4 đến tháng 8/2020, nhờ tâm lý thị trường tích cực liên quan đến tín hiệu hạ nhiệt của các mâu thuẫn trong ban lãnh đạo cũng như biên lợi nhuận cải thiện, giá cổ phiếu của CTCP Xây dựng Coteccons (CTD) đã điều chỉnh 8% trong vòng 3 tháng qua.

Trên thị trường chứng khoán, ngay sau quyết định từ nhiệm của ông Dương, cổ phiếu CTD bắt đầu lao dốc mạnh kể từ phiên ngày 5/10 với mức giảm 2,5% thị giá. Tình từ đó đến nay, mã tiếp tục mất dần thị giá về mức 63.xxx đồng trong phiên sáng ngày 2/11.

Tính chung trong 3 tháng giao dịch trở lại đây, cổ phiếu CTD đã mất gần 10.000 đồng về thị giá, tương đương hơn 770 tỷ đồng vốn hóa thị trường.

Rất có thể, diễn biến tiêu cực trên bắt nguồn từ việc ông Nguyễn Bá Dương từ nhiệm cùng với việc niềm tin của giới đầu tư phần nào đi xuống do chưa hoặc không nhìn thấy kỳ vọng từ đội ngũ ban lãnh đạo mới cua doanh nghiệp này.

2511-cont
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Câu chuyện xung đột lợi ích tại thương hiệu xây dựng hàng đầu Việt Nam - Coteccons đã kết thúc không phải bằng sự thống nhất cùng ngồi bàn bạc với nhau tại ĐHCĐ thường niên 2020 mà là sự ra đi của người cầm cương Nguyễn Bá Dương cùng đội ngũ lãnh đạo chủ chốt khi mới nhất, vị "tướng" cuối cùng trong bộ sậu của ông Dương là Phó Tổng Giám đốc Từ Đại Phúc cũng chính thức rút khỏi Coteccons.

Sau ĐHCĐ, Ban quản trị mới của CTD đang thêm vô 2 thành viên mới là Mr. Bolat - CEO Quỹ Kustocem và Mr. Hove – CEO Quỹ The8th Pre Ltd cho giai đoạn 2017 - 2022 và miễm nhiệm 2 Thành viên HĐQT là Nguyễn Sỹ Công (đương nhiệm CEO CTD) và ông Trần Quyết Thắng.

Nhìn lại bộ máy quản trị từ HĐQT, tiểu ban chiến lược, tiểu ban lương thưởng, bộ phận nhân sự, kế toán kiểm toán đến ban điều hành, tất cả các nhân sự cốt cán gồm ông Nguyễn Bá Dương, Nguyễn Sỹ Công, Trần Quang Quân, Trần Quyết Thắng, Nguyễn Quốc Hiệp, Trần Văn Chính, Phan Huy Vĩnh… đã ra đi.

Tương tự tại Unicons, ngày 17/11 Công ty đã đổi Tổng Giám đốc đồng thời là người đại diện pháp luật từ ông Lê Chí Trung sang ông Võ Hoàng Lâm.

Chưa kể, tính đến cuối tháng 9/2020, số lượng nhân sự của công ty mẹ Coteccons giảm đến 26% từ con số 1.447 người (ngày 31/12/2019) xuống còn 1.075 người, tương đương giảm gần 400 nhân sự. Đây là năm số lượng nhân sự tại công ty mẹ giảm mạnh nhất chỉ sau 9 tháng kể từ trước đến nay. Con số hợp nhất (tổng tại cái đơn vị liên quan) cũng giảm đáng kể (từ mức 2.272 người chỉ còn 1.793 người) tương đương giảm gần 500 nhân sự.

Cần nhấn mạnh, Coteccons trước đây dưới thời ông Dương được đánh giá là doanh nghiệp có chế độ phúc lợi tốt, đảm bảo giữ chân được nhân viên.

Như vậy, dưới trướng Kusto, sự giảm sút mạnh của nhân sự cấp dưới đặt câu hỏi lớn về lương thưởng, tính công bằng, chiến lược điều hành và đặc biệt là văn hoá, môi trường làm việc mới.

Vậy, Kusto đã làm được gì cho tập thể Conteccons từ khi lên nắm quyền? Chi tiết xem thêm tại đây...

Trong báo cáo mới nhất, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) nhận định thị trường kỳ vọng các thay đổi gần đây liên quan đến vấn đề nhân sự của CTD sẽ cần thêm thời gian để đem lại sự phục hồi trong lợi nhuận.

Đáng chú ý, VCSC bày tỏ lo ngại cho rằng tình hình cạnh tranh hiện tại sẽ là thách thức cho CTD trong việc gia tăng backlog.

Theo ghi nhận, sau khi công bố giá trị hợp đồng ký mới đạt 5.000 tỷ đồng, CTD đã không công bố con số này trong quý II và quý III/2020. Có thể dịch COVID-19 và quá trình tái cơ cấu nội bộ đang diễn ra tạo thêm áp lực cho giá trị hợp đồng ký mới trong năm 2020 dẫn đến khả năng trì hoãn hoặc hủy các hợp động đã được tính trong lượng backlog hiện tại của CTD.

Trong ngắn hạn, VCSC không đánh giá cao khả năng của CTD dưới trướng Kusto trong việc gia tăng lượng backlog đạt mức đã ghi nhận trong giai đoạn 2015 - 2018, thời điểm mà Công ty ghi nhận giá trị hợp đồng ký mới trung bình đạt 27.000 tỷ đồng/năm.

Do đó, VCSC điều chỉnh giảm dự phóng giá trị hợp đồng kỳ mới 2020 còn 10.000 tỷ đồng, tương ứng với mức giảm 22% và dẫn đến mức điều chỉnh giảm 10% trong doanh thu 2020 đạt 15.200 tỷ đồng (-36% YoY).

Mặt khác, VCSC cũng cho rằng, việc chi phí bán hàng, hành chính và quản lý (SG&A) tăng mạnh trong năm 2020 là bất thường trong khi biên lợi nhuận gộp duy trì ổn định. Biên lợi nhuận gộp của CTD đạt 6,1% trong quý III/2020, tương ứng với quý II/2020 phần nào được dẫn dắt bởi quá trình tái cơ cấu hoạt động của CTD (bao gồm giảm chi phí hành chính, giảm hao hụt tại các công trình xây dựng và gia tăng năng suất lao động).

Tuy nhiên, tỷ lệ chi phí SG&A trên doanh thu vẫn tăng 3,7% trong quý III/2020 so với 2,4% trong 6 tháng 2020 và tăng 1,9% trong năm 2019. Mức tăng này chủ yếu đến từ mức tăng 11% trong chi phí nhân công quý III/2020. Do đó, VCSC kỳ vọng biên lợi nhuận gộp sẽ duy trì xung quanh mức 5,8% trong năm 2020/2021 trong khi chi phí SG&A sẽ chuẩn hóa trong năm 2021 từ mức cơ sở cao của năm 2020.

Tháng 11/2020, huy động trái phiếu Chính phủ tăng hơn 16%

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, tháng 11/2020, HNX đã tổ chức 26 đợt đấu thầu, huy động được tổng ...

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tăng mạnh trong tháng 11/2020

Trong số 30 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường, chỉ có 4 mã giảm giá trong tháng 11/2020 là VIC của Vingroup (HOSE: ...

Xanh ngát cổ phiếu ngân hàng, VN-Index trở lại mốc 1.010 điểm

Ngay từ đầu phiên giao dịch ngày 2/12, sắc xanh đã chiếm ưu thế hơn đáng kể ở nhóm cổ phiếu trụ cột trong đó ...

Quốc Trung

Tin liên quan