Công ty chứng khoán "ứng xử" với nhịp tăng mạnh của TTCK bằng cách nào?

Cập nhật: 10:04 | 06/06/2021 Theo dõi KTCK trên

Không thể phủ nhận việc tăng vốn điều lệ, bổ sung thêm dòng margin của các công ty chứng khoán (CTCK) có thể mở thêm cơ hội cho nhà đầu tư cũng như giúp các công ty chứng khoán gia tăng doanh thu và lợi nhuận song trong bối cảnh thị trường đang có tín hiệu tăng nóng, việc nhà đầu tư có thể bị đánh "sập" giấc mơ làm giàu là hoàn toàn có thể xảy ra, nhất là khi dịch COVID-19 trong nước và thế giới vẫn đang diễn biến rất khó lường.

Chuỗi 5 phiên từ 31/5 - 4/6/2021 vừa được ghi nhận là tuần giao dịch với thanh khoản bùng nổ và điểm số lịch sử mới được thiết lập ở các chỉ số chính thông qua sự hỗ trợ từ các nhóm ngành trụ cột như ngân hàng, dầu khí cộng với sự bùng nổ ở nhóm các công ty chứng khoán.

Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 53,59 điểm (+4,06%) lên 1.374,05 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 16% lên 133.980 tỷ đồng, khối lượng tăng 11,2% lên 4.014 triệu cổ phiếu.

HNX-Index tăng 19,3 điểm (+6,22%), lên 329,76 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX tăng 48,3% lên 23.918 tỷ đồng, khối lượng tăng 46% lên 1.030 triệu cổ phiếu.

5624-spo
Ông Phạm Hồng Sơn – Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Dịch COVID-19 vẫn có thể giáng đòn mạnh tới TTCK

Chia sẻ với báo giới mới đây, ông Phạm Hồng Sơn – Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng, tiếp nối xu hướng của năm 2020, TTCK Việt Nam duy trì xu hướng tăng trưởng rất mạnh mẽ từ đầu năm đến nay. Kết thúc quý I, chỉ số VN-Index tăng tới 79,8% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 7,9% so với cuối năm 2020. Thanh khoản trong quý đầu năm cũng tăng tốt, riêng trên sàn HOSE đã đạt khoảng 15.500 tỷ đồng/phiên - tăng khoảng 300% so với cùng kỳ.

Đà tăng này vẫn được duy trì rất tốt trong hai tháng đầu quý II. Đặc biệt là trong tháng 5, thị trường cổ phiếu có sự bứt phá mạnh mẽ, đạt mức cao kỷ lục về cả chỉ số, quy mô và thanh khoản.

Tính đến ngày 31/5, VN-Index đạt 1.328,05 điểm - tăng 7,2% so với cuối tháng trước và tăng 20,3% so với cuối năm 2020. Chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 317,85 điểm - tăng 12,8% so với cuối tháng trước và tăng 56,5% so với cuối năm 2020.

Về quy mô giao dịch, trong tháng 5/2021, giá trị giao dịch bình quân đạt 26.178 tỷ đồng/phiên, tăng 16% so với tháng kế trước. Tính chung từ đầu năm đến nay, giá trị giao dịch bình quân đạt 21.214 tỷ đồng/phiên - tăng 186% so với bình quân năm trước. Tính đến cuối tháng 5/2021, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 6,44 triệu tỷ đồng - tăng 21,7% so với cuối năm 2020 và tương đương 102% GDP.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tái bùng phát hồi tháng 4, nền kinh tế tiếp tục đối măt với nhiều nguy cơ, chứng khoán vẫn là một kênh đầu tư hàng đầu khi mà thị trường bất động sản, vàng hay kênh lãi suất đã nguội.

TTCK hấp dẫn đã thu hút sự tham gia mạnh mẽ của nhà đầu tư mới. Trong tháng 5, nhà đầu tư trong nước đã mở mới 113.674 tài khoản chứng khoán - đây là con số mở mới kỷ lục từ trước tới nay. Lũy kế 5 tháng đầu năm, nhà đầu tư trong nước mở mới 480.490 tài khoản chứng khoán, vượt 20% số lượng tài khoản mở mới trong cả năm 2020. Tới cuối tháng 5, số tài khoản chứng khoán trên thị trường Việt Nam ở mức hơn 3,25 triệu tài khoản, tương đương 3,2% tổng dân số.

Nhờ đà tăng trưởng như vậy, TTCK Việt Nam tiếp tục nằm trong top thị trường có mức tăng trưởng tốt nhất khu vực và thế giới trong 5 tháng đầu năm.

Đà tăng này được hỗ trợ từ nhiều yếu tố vĩ mô cả trong nước và ngoài nước. Việt Nam đã hoàn thành được mục tiêu kép trong đó kinh tế năm 2021 được đánh giá là có cơ hội phục hồi cao. Cùng với đó, lãi suất tiết kiệm thấp đã góp phần tăng sức mua trên thị trường.

Trong 5 tháng đầu năm có hơn 482.000 tài khoản được mở mới, cũng là số kỷ lục từ trước tới nay. Mặt khác, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp rất khả quan, riêng năm năm 2020 ghi nhận 87,1% doanh nghiệp báo lãi. Bên cạnh đó, hầu hết TTCK thế giới đã tăng điểm và hồi phục tích cực cũng góp phần hỗ trợ cho đà tăng của TTCK trong nước.

Liên quan đến vai trò của cơ quan quản lý trong việc đưa ra các quyết sách điều tiết trong bối cảnh thị trường đang leo cao (thậm chí bất thường), ông Sơn cho biết, TTCK tăng trưởng là một tín hiệu cho thấy vai trò huy động vốn trung, dài hạn và là “hàn thử biểu” của nền kinh tế Việt Nam nói chung và sức hấp dẫn, tiềm năng của TTCK nói riêng.

Tuy nhiên, việc TTCK duy trì đà tăng mạnh và dài như thời gian qua đã và đang đặt ra nhiều thách thức, áp lực hơn cho cả cơ quan quản lý, các thành viên thị trường. Điều chúng tôi quan tâm nhất trong bối cảnh hiện nay không hẳn chỉ là mức độ tăng trưởng của thị trường, mà quan trọng hơn là duy trì sự ổn định và bền vững của thị trường.

Chính vì vậy, bên cạnh những điểm tích cực, TTCK cũng đang đối diện với không ít khó khăn, thách thức, đòi hỏi chúng ta phải nhận diện để đưa ra các giải pháp thích hợp. Đầu tiên là đại dịch COVID-19 kéo dài trên toàn cầu sẽ vẫn là nguy cơ lớn nhất. Vì vậy, diễn biến của TTCK về trung và dài hạn phụ thuộc vào khả năng kiểm soát dịch bệnh trên thế giới và Việt Nam cũng như mức độ hồi phục của nền kinh tế trong nước, quốc tế.

Ngoài ra, mặt bằng giá chứng khoán đã lên cao cũng tạo ra những rủi ro khi thị trường điều chỉnh.

5435-my
Dòng tiền liên tục đổ mạnh vào thị trường, nhu cầu tăng margin của nhóm CTCK tiếp tục tăng cao

Loạt CTCK tăng vốn, "căng" margin đón sóng thị trường

Cùng với việc dòng tiền đang đổ mạnh vào thị trường, không thể không nhắc tới dòng tiền cho vay ký quỹ (margin) từ các công ty chứng khoán thời gian này.

Theo ông Sơn, đến thời điểm hiện tại, có lẽ chúng ta sẽ không còn quá bất ngờ với những phiên thanh khoản “tỷ USD”. Dòng tiền vào TTCK bằng nhiều kênh khác nhau và chủ yếu đến từ dòng tiền của nhà đầu tư trong nước. Kỳ vọng tăng trưởng kinh tế vĩ mô, công tác phòng chống dịch hiệu quả, mặt bằng lãi suất thấp, nhiều kênh đầu tư kém hấp dẫn hơn… là những nguyên nhân chính giúp dòng tiền tìm đến với TTCK thời gian qua. Chính vì thế, dòng tiền vào TTCK gia tăng không chỉ đến dòng tiền margin.

Tuy vậy, theo thống kê, dư nợ margin đã liên tục tăng trong thời gian qua.

Tính tới 31/5/2021, dư nợ margin toàn thị trường đã đạt 112.100 tỷ đồng - tăng 31.200 tỷ đồng so với cuối năm 2020 và tăng 10.700 tỷ so với cuối quý I. Thời gian gần đây, một số công ty chứng khoán đã có dấu hiệu cho vay margin chạm trần (không gấp 2 lần vốn chủ sở hữu). Chúng tôi cho rằng, việc thị trường tăng trưởng mạnh nên dư nợ margin tăng cũng là điều dễ lý giải. Nhiều công ty chứng khoán cũng đã chủ động và đang triển khai kế hoạch tăng vốn điều lệ, phát hành tăng vốn để có nguồn phục vụ như cầu cho vay thời gian tới.

Theo thống kê của Fiin Pro, nhiều công ty chứng khoán từ lớn đến nhỏ đã lên kế hoạch chào bán 1,25 tỷ cổ phiếu để huy động vốn, bao gồm phát hành riêng lẻ và chào bán cho cổ đông hiện hữu.

tang-von-202152-6806-1620957023.png

Các công ty chứng khoán có kế hoạch tăng vốn trong năm nay

Theo quy định hiện hành, các CTCK chỉ được phép cho vay không quá 2 lần vốn chủ sở hữu. Quan sát cho thấy, trên thực tế không ít CTCK đã gần tới ngưỡng giới hạn.

bang-margin-quyi-8181-1620956391.png
Dư nợ margin của các công ty chứng khoán tính đến cuối quý I/2021

Mới đây, ông Huỳnh Minh Tuấn - Giám đốc môi giới hội sở Mirae Asset Việt Nam đã có những chia sẻ về tình hình margin trong giai đoạn hiện nay và cơ hội đầu tư với nhóm ngành chứng khoán.

Các CTCK rõ ràng không thể đợi UBCKNN hành động trong một sớm một chiều nâng quy định cho vay. Để đáp ứng nhu cầu cho vay, các CTCK buộc phải tiến hành chủ động gia tăng vốn chủ để nâng trần margin mà vẫn không vi phạm tỷ lệ 2 lần cho vay/VCSH.

Các gương mặt đình đám trong việc nâng vốn thờ gian gần đây có thể kể đến VNDirect (VND), HSC (HCM) hay Bản Việt (VCI) và hàng loạt CTCK nhỏ khác. Trong các tờ trình đều ghi tăng vốn để bổ sung hoạt động kinh doanh nhưng cốt lõi chính là tăng vốn để phục vụ cho hoạt động margin.

Với góc độ nhà tư vấn độc lập, ông Tuấn cho rằng, lượng tiền khổng lồ đang đổ vào thị trường và margin là nhu cầu thiết yếu nên việc các CTCK tăng vốn đúng thời điểm sẽ sẽ giúp gia tăng những lợi ích trong tương lai. Ngoài mục tiêu chính là bổ sung nguồn margin, họ còn có thể nâng cấp hệ thống, quảng bá thương hiệu hoặc cải tổ hoạt động để tối ưu hơn. Do đó, tổng thể các hoạt động tăng vốn luôn mang lại lợi ích cho CTCK.

Cảnh báo của UBCKNN

Mặc dù dư nợ margin vẫn trong khả năng kiểm soát song việc con số này tăng liên tục và dự báo sẽ còn tăng nữa thì đúng là cần tăng cường thanh tra, giám sát để đảm bảo việc cho vay margin là đúng pháp luật, an toàn cho công ty chứng khoán và an toàn bền vững cho dòng tiền trên TTCK.

Trên thực tế, ngày 28/5/2021, UBCKNN cũng đã có văn bản gửi các công ty chứng khoán để rà soát, củng cố hoạt động trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Theo đó, cơ quan quản lý yêu cầu các công ty chứng khoán tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch, tăng cường công nghệ thông tin, làm trực tuyến, chủ động phương án kinh doanh để đảm bảo cung cấp dịch vụ thông suốt trong mọi tình huống. Đặc biệt hơn, tại văn bản này, UBCKNN đã yêu cầu các công ty chứng khoán tuyệt đối “thượng tôn pháp luật”, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật chứng khoán và các quy định pháp luật liên quan.

Ông Sơn khảng định, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường giám sát từ xa, kiểm tra, thanh tra trực tiếp trong đó sẽ bao gồm các công tác huy động vốn, cho vay ký quỹ, cũng như việc đảm bảo an toàn các chỉ tiêu tài chính của các công ty chứng khoán. Trong trường hợp phát hiện hành vi sai phạm, cơ quan quản lý sẽ xử lý nghiêm, đảm bảo tính kỷ cương và kỷ luật thị trường.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ
Tư doanh CTCK mua ròng tuần thứ 2 liên tiếp, IJC, DBC bất ngờ được mua mạnh

Kết tuần giao dịch từ 31/5 - 4/6/2021, khối tự doanh công ty chứng khoán tiếp tục mua ròng 802,3 tỷ đồng qua kênh khớp ...

Khối ngoại bán ròng hơn 6.160 tỷ đồng tuần từ 31/5 - 4/6, một nửa giá trị bán thuộc về HPG

Trong bối cảnh cả VN-Index, HNX-Index và UpCOM-Index đều tăng rất mạnh tuần từ 31/5 - 4/6/2021, khối ngoại tiếp tục diễn biến xấu khi ...

PVX: Bỏ ngỏ kế hoạch lợi nhuận 2021, cổ phiếu tăng kịch trần

Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (Mã: PVX) vừa công bố tài liệu họp đại hội đồng cổ đông thường niên dự kiến ...

Yến Thanh