Công nghệ số thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam

Cập nhật: 16:29 | 24/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Trải qua nhiều kỳ tổ chức từ 2003 đến nay, Banking Việt Nam đã trở thành cầu nối mang nhiều giải pháp công nghệ mới nhất đến gần hơn với các ngân hàng Việt Nam, thông qua đó góp phần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ hiện đại để giải quyết những vấn đề quan trọng đặt ra cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng.  

cong nghe so thuc day tai chinh toan dien tai viet nam Lo ngại chi phí tốn kém và thủ tục phiền hà khi sử dụng ví điện tử
cong nghe so thuc day tai chinh toan dien tai viet nam Sự khác biệt giữa mobile money và ví điện tử
cong nghe so thuc day tai chinh toan dien tai viet nam Cấp phép thử nghiệm Mobile Money nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện

Hiện nay, tài chính toàn diện là một vấn đề đang được quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Với mục tiêu mang dịch vụ tài chính đến cho mọi người dân và doanh nghiệp, nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hợp quốc, Ngân hàng Thế giới đều cho rằng, tài chính toàn diện là giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Việt Nam cũng đang triển khai xây dựng Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và từng bước thực thi tài chính toàn diện trên nhiều phương diện.

cong nghe so thuc day tai chinh toan dien tai viet nam
Nền kinh tế không dùng tiền mặt ngày càng phát triển mạnh mẽ. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, xu hướng phát triển một nền kinh tế không dùng tiền mặt cũng đang nổi lên hết sức mạnh mẽ. Với các sản phẩm dịch vụ tài chính ngày càng hiện đại, đặc biệt là các dịch vụ thanh toán điện tử thì các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế được cung cấp ngày càng nhiều các công cụ tiện ích cho các giao dịch hàng ngày mà không cần sử dụng đến tiền mặt. Việc giảm sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế còn gia tăng tính minh bạch và hiệu quả, do đó, góp phần làm cho nền kinh tế vận hành tốt hơn.

Trong quá trình thực thi tài chính toàn diện, người ta đã thấy rằng việc đạt được tài chính toàn diện cũng đồng thời tiến tới một nền kinh tế không dùng tiền mặt, nơi mà mọi người dân, doanh nghiệp sẽ thực hiện các giao dịch tài chính của mình thông qua các dịch vụ tài chính được cung cấp một cách đầy đủ và tiện lợi.

Có thể khái quát một số điểm khác biệt căn bản của Banking Vietnam 2019 so với Banking Vietnam 2017.

Thứ nhất, Banking Vietnam 2019 diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực xây dựng và hướng tới thực thi Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia. Nếu như năm 2017, việc thực thi tài chính toàn diện tại Việt Nam mới chỉ hình thành những bước khởi đầu, thì qua hai năm bối cảnh đã có khá nhiều thay đổi. Một số giải pháp đã được triển khai trong thực tiễn như là các hoạt động tuyên truyền, giáo dục đã được đẩy mạnh, việc phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, cung ứng vốn tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn được chú trọng, các kênh cung ứng dịch vụ đặc biệt là internet banking, mobile banking được phát triển rất nhanh. Đặc biệt là nhận thức về tài chính toàn diện ngày càng được phổ biến rộng rãi.

Thứ hai, Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 đang bước vào 2 năm cuối cùng thực hiện, hướng tới mục tiêu đạt tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%.

Do đó, có thể coi đây là giai đoạn nước rút, cần có những giải pháp thiết thực, hiệu quả để vừa thực hiện thành công Đề án TTKDTM, vừa bổ sung, hoàn thiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và như đã nói ở trên, việc thực thi tài chính toàn diện cũng sẽ gắn kết chặt chẽ với phát triển một nền kinh tế không dùng tiền mặt. Trên nền tảng những kết quả đã đạt được trong giai đoạn vừa qua, Banking Vietnam 2019 sẽ là diễn đàn thảo luận chuyên sâu, nhằm tìm kiếm những giải pháp công nghệ có tính thực tiễn cao, phù hợp nhất với bối cảnh Việt Nam hiện nay để giải quyết những vấn đề này.

Với nhiệm vụ được giao, Ngân hàng Nhà nước đã hết sức khẩn trương, có trách nhiệm xây dựng chiến lược. Trong đó, chiến lược có sự tham vấn, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế với các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Liên Hợp quốc (UNDP, UNCDF), Liên minh tài chính toàn diện (AFI), NHTW Malaysia…

Dự thảo Chiến lược cũng đã được Ngân hàng Nhà nước gửi xin ý kiến rộng rãi các bộ/ngành và hiện đang hoàn thiện để trình Chính phủ theo đúng thời hạn quy định tại Nghị quyết số 01/NQ-CP.

Hoài Sơn