Cổ phiếu xây dựng rục rịch hồi phục nhờ sức nóng giải ngân đầu tư công

Cập nhật: 12:49 | 22/07/2022 Theo dõi KTCK trên

Cổ phiếu nhóm xây dựng rục rịch hồi phục trong bối cảnh các tỉnh thành đang đẩy mạnh tốc độ giải ngân đầu tư công theo yêu cầu từ Chính phủ.

Trong 2 tuần đầu tháng 7, nhóm cổ phiếu xây dựng đã đồng loạt hồi phục. Cụ thể, FCN của CTCP Fecon tăng 25% lên vùng giá 15.000 đồng, CII của CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM cũng tăng 25% lên vùng giá 20.000 đồng, HHV của CTCP Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả tăng 27% lên vùng giá 14.000 đồng;

NBB của CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy tăng 20% lên gần 19.000 đồng, CTD của CTCP Xây dựng Conteccons tăng 15% lên vùng giá 62.000 đồng, HBC của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình tăng 17% lên gần 21.000 đồng…Trước đó, các cổ phiếu này đều giảm sâu cùng xu hướng nhóm bất động sản, trung bình giảm từ 30-50% giá trị từ vùng đỉnh, thậm chí có mã giảm hơn 70% như CII.

Cổ phiếu xây dựng rục rịch hồi phục nhờ sức nóng giải ngân đầu tư công
Cổ phiếu xây dựng rục rịch hồi phục nhờ sức nóng giải ngân đầu tư công

Cổ phiếu nhóm xây dựng rục rịch hồi phục trong bối cảnh các tỉnh thành đang đẩy mạnh tốc độ giải ngân đầu tư công theo yêu cầu từ Chính phủ. Theo Tổng cục Thống kê, vốn nhà nước thực hiện (đầu tư công) trong quý 2/2022 tăng 10% so với cùng kỳ (+52,6% so với quý trước) lên 116.100 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm, vốn đầu tư công thực hiện tăng 10,1% so với cùng kỳ, đạt 192.200 tỷ đồng (thấp hơn mức tăng 11,9% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2021); tương đương 35,3% kế hoạch cả năm (cùng kỳ năm ngoái bằng 34,8% mục tiêu năm 2021).

Trong báo cáo vĩ mô mới đây, VNDirect kỳ vọng việc triển khai đầu tư công sẽ tăng tốc trong những tháng tới do gói đầu tư cơ sở hạ tầng trong gói kích thích kinh tế mới, trị giá khoảng 113.050 tỷ đồng, được giải ngân từ tháng 4/2022. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 2/5 thành lập 6 đoàn kiểm tra để giải quyết các vướng mắc liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công.

Đoàn kiểm tra sẽ làm việc với các bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới mức bình quân chung của cả nước. Sau đó, đoàn kiểm tra sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất các giải pháp cụ thể để đẩy nhanh đầu tư công trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi hoàn thành quá trình thẩm tra.

Ngoài ra, việc thực hiện đầu tư công có thể được thúc đẩy khi giá của một số vật liệu xây dựng đã bắt đầu giảm như sắt thép. Cụ thể, sau khi đạt đỉnh vào tháng 4, giá thép trong nước đã giảm 11,7% so với cuối quý 1 (giảm 2% so với cùng kỳ) và chỉ cao hơn khoảng 2,7% so với hồi đầu năm 2022. Yếu tố này sẽ giúp cải thiện biên lợi nhuận của các nhà thầu xây dựng, từ đó đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công.

VNDirect giữ nguyên dự báo tổng vốn nhà nước thực hiện năm 2022 sẽ tăng 20-30% so với thực tế thực hiện năm 2021, do tăng trưởng trong nửa cuối năm 2022 có thể tăng cao so với mức nền thấp của cùng kỳ năm 2021. Lưu ý rằng, đầu tư công tăng trưởng âm trong 6 tháng cuối năm 2021 do đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 làm giãn cách xã hội diện rộng cũng như ảnh hưởng của việc giá vật liệu xây dựng tăng cao.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Dòng tiền hướng đến nhóm cổ phiếu đầu cơ: Rủi ro chực chờ nhà đầu tư

Nhà đầu tư cũng nên lưu ý, cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ, nhất là những mã đầu cơ thường có yếu tố rủi ...

Chứng khoán phiên sáng 22/7: Dòng tiền thận trọng, VN-Index nhích nhẹ trên tham chiếu

Tiếp nối đà hồi phục của 2 phiên trước đó, VN-Index mở cửa trong sắc xanh và tạm thời vượt ngưỡng điểm 1.200 sau nhiều ...

Vietnam Airlines (HVN) rồi sẽ "bay" về đâu?

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị ...

Linh Đan