Cổ phiếu VNZ hóa "kỳ lân", loạt cổ đông lớn vào ghế triệu phú USD

Cập nhật: 15:48 | 15/02/2023 Theo dõi KTCK trên

Sau phiên 15/2, với hơn 35 triệu cổ phiếu đang lưu hành, vốn hóa của VNZ cán mốc 48.700 tỷ đồng, tương ứng khoảng hơn 2 tỷ USD, nghĩa là vượt qua mức “kỳ lân” (là những công ty có định giá trên 1 tỷ USD).

Được biết trong những ngày qua, cổ phiếu VNZ của Công ty CP VNG (UPCOM - VNZ) đang dậy sóng trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi đà tăng thần tốc của cổ phiếu này chưa có dấu hiệu dừng lại.

Thị giá VNZ có thêm một phiên tăng kịch trần ngay khi vừa mở cửa phiên 15/2 và được giữ vững đến kết phiên 15/2.

Cổ phiếu VNZ hóa

Nhờ chuỗi tăng phi mã 10 phiên liên tiếp, đều đặn mỗi ngày 15%, VNZ hiện đã lên mức 1.358.700 đồng/cp. Điều này đánh dấu việc cổ phiếu VNZ trở thành mã có thị giá cao nhất trong lịch sử gần 23 năm giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam sau khoảng 1 tháng lên sàn UPCoM. Trước đó, danh hiệu này thuộc về Công ty CP Khoáng sản Bình Định (HoSE: BMC) với mức giá 847.000 đồng/cp ghi nhận vào tháng 5/2007.

Sau phiên 15/2, với hơn 35 triệu cổ phiếu đang lưu hành, vốn hóa của VNZ cán mốc 48.700 tỷ đồng, tương ứng khoảng hơn 2 tỷ USD, nghĩa là vượt qua mức “kỳ lân” (là những công ty có định giá trên 1 tỷ USD).

Là doanh nghiệp sở hữu cơ cấu cổ đông cô đặc, mức vốn hóa trên cũng giúp giá trị tài sản của các cổ đông lớn VNZ tăng “bốc đầu”.

Ông Lê Hồng Minh - nhà đồng sáng lập VNZ đồng thời là cựu Chủ tịch HĐQT (miễn nhiệm Chủ tịch từ ngày 1/1/2023) có giá trị tài sản chứng khoán đạt trên 4.800 tỷ đồng, gấp hơn 4,5 lần so với thời điểm trước ngày 1/2 (thời điểm CP bắt đầu tăng trần). Ông Minh hiện đang sở hữu 9,84% số lượng cổ phiếu đang lưu hành, tương ứng 3,53 triệu cổ phiếu.

Ông Minh cũng trở thành doanh nhân công nghệ giàu thứ 3 Việt Nam sau khi vượt mặt 2 lãnh đạo FPT là nguyên thành viên HĐQT Trương Thị Thanh và Chủ tịch Đỗ Cao Bảo. 2 người Việt Nam giàu nhất trong lĩnh vực công nghệ hiện tại là ông Trương Gia Bình (Chủ tịch FPT), ông Bùi Quang Ngọc (Phó Chủ tịch FPT).

Bên cạnh ông Minh, ông Vương Quang Khải, Phó Tổng Giám đốc VNG cũng có mức tài sản tăng vọt lên 1.948 tỷ đồng.

Không chỉ ông Minh hay ông Khải, các cổ đông lớn "hiếm hoi" của VNZ cũng “vui lây” với mức tài sản tăng mạnh. Được biết, VNZ đang có tỷ lệ sở hữu cô đặc với trên 83% vốn do các cổ đông lớn và một thành viên ban lãnh đạo nắm giữ.

Trong đó, VNG Limited - cổ đông ngoại duy nhất của VNZ có trụ sở tại Cayman Islands - đang nắm 49% cổ phần lưu hành, tương đương 17,56 triệu cổ phiếu. Giá trị tài sản của VNG Limited tại ngày 15/2 là gần 24.000 tỷ đồng.

TÊN CỔ ĐÔNG SỐ CỔ PHIẾU TỶ LỆ % TÍNH ĐẾN NGÀY
VNG Limited 17.563.688 49,0 28/11/2022
CTCP Công nghệ Big V 7.108.262 19,83 01/01/2023
Lê Hồng Minh 3.525.837 9,84 28/11/2022
Vương Quang Khải 1.435.011 4,0 28/11/2022
Nguyễn Lê Thành 134.837 0,38 28/11/2022
Trương Thị Thanh 36.283 0,1 28/11/2022
Lê Trung Tín 2.465 0,01 28/11/2022
Nguyễn Vũ Ngọc Hân 166 0,0 28/11/2022

Đà tăng đáng kinh ngạc của cổ phiếu này diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam không mấy khởi sắc, cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này trong năm 2022 khá ảm đạm, với mức lỗ kỷ lục lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Cụ thể, trong quý IV/2022, VNZ ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 2.036, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm 2021. Giá vốn bán hàng giảm nhẹ xuống 1.119 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp đạt hơn 917 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.

Trong kỳ, doanh thu tài chính của doanh nghiệp giảm 51,7% xuống còn 27,8 tỷ đồng. Chi phí tài chính tăng mạnh 525%, lên hơn 50 tỷ đồng; lỗ trong công ty liên kết gần 40 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 11 tỷ đồng.

Các chi phí khác như: Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng lần lượt 4% và 22,8%, lên hơn 699 tỷ đồng và hơn 448 tỷ đồng, khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của VNZ ghi nhận lỗ hơn 292 tỷ đồng. Kết quả, VNZ báo lỗ sau thuế hơn 547 tỷ đồng trong quý cuối cùng của năm 2022, cùng kỳ lỗ hơn 267 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm, doanh thu VNZ gần như đi ngang, đạt 7,8 nghìn tỷ đồng, nhưng lỗ sau thuế hơn 1,3 nghìn tỷ đồng (năm 2021 chỉ lỗ 71 tỷ đồng). Trong đó, trích lập dự phòng đầu tư tài chính dài hạn cuối kỳ là 2,72 nghìn tỷ đồng, tăng 1,18 nghìn tỷ đồng so với đầu năm.

Công ty không nêu rõ con số dự phòng này dành cho công ty nào trong BCTC quý IV, nhưng tại BCTC quý III, ít nhất gần 2,27 nghìn tỷ đồng là dành cho Zion - đơn vị sở hữu ZaloPay.

Đà tăng của VNZ cũng thiếu bền vững khi giá tăng không đi cùng khối lượng. Được biết trong những phiên gần đây, mỗi phiên giao dịch chỉ có 100 cổ phiếu được sang tay.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Giá thép hôm nay 15/2/2023: Đảo chiều lên dốc, tín hiệu tốt ngàng sắt thép?

Ghi nhận vào lúc 11h ngày 15/2 (theo giờ Việt Nam), giá thép hôm nay giao tháng 5/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng ...

Chứng khoán phiên sáng 15/2: Khởi đầu "chậm chạp"

Thị trường chứng khoán phiên sáng ngày 15/2 mở cửa trong tâm lý thận trọng bao trùm, hầu hết các giao dịch đều diễn ra ...

Thị trường chứng khoán ngày 15/2/2023: Tín hiệu kỹ thuật phiên chiều

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam dẫn nguồn Vietstock đưa ra những phân tích tín hiệu kỹ thuật phiên chiều ngày ...

Anh Khôi

Tin liên quan