Cổ phiếu VNZ chính thức "lau sàn" và "múa bên trăng"

Cập nhật: 15:32 | 17/02/2023 Theo dõi KTCK trên

Sau 11 phiên thăng hoa và trở thành cổ phiếu đắt nhất lịch sử chứng khoán Việt, cổ phiếu VNZ đã bước sang phiên thứ 2 điều chỉnh. Chốt phiên 17/2, cổ phiếu VNZ đã ghi nhận phiên giảm sàn lần đầu tiên với dư bán giá sàn 21.624 đơn vị.

Xuất hiện áp lực chốt lời từ phiên sáng 17/2, cổ phiếu VNZ của của Công ty CP VNG nhanh chóng “lau sàn”, đóng cửa phiên giao dịch 17/2, thị giá VNZ giảm 215.200 đồng xuống mức 1.219.500 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt 1.177 đơn vị, dư bán sàn 21.624 cổ phiếu và trắng bên mua. Với giá này, VNZ hiện vẫn là cổ phiếu đắt nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam.

Cổ phiếu VNZ chính thức
Cổ phiếu VNZ đã ghi nhận phiên giảm sàn lần đầu tiên, dư bán sàn 21.624 đơn vị và trắng bên mua. Hình minh họa

Thực tế, trong phiên ngày 16/2, VNZ đã chính thức đứt chuỗi 11 phiên tăng trần liên tiếp khi ghi nhận phiên giảm giá đầu tiên. Kết phiên 16/2, VNZ giảm 4,32% xuống 1.300.000 đồng/cp, khối lượng giao dịch tăng lên 11.234 đơn vị.

Trước khi có pha “quay xe”, VNZ công bố văn bản giải trình lần 2 (vào ngày 15/2) với “văn mẫu” việc giá cổ phiếu tăng trần liên tiếp hoàn toàn phụ thuộc vào cung - cầu của thị trường chứng khoán, thị hiếu, nhu cầu, đánh giá của nhà đầu tư. VNZ khẳng định không có bất kỳ can thiệp nào và hoạt động côngty vẫn diễn ra bình thường, không có bất kỳ biến động nào từ việc tăng giá cổ phiếu.

Từ đầu tháng 2/2022, VNZ trở thành tâm điểm của thị trường khi ghi nhận chuỗi 11 phiên tăng trần liên tiếp (1/2 – 15/2) với khối lượng giao dịch trong mỗi phiên từ 100 – 6.244 đơn vị. Không những phá vỡ kỷ lục thị giá đắt đỏ nhất sàn chứng khoán được giữ bởi cổ phiếu BMC từ năm 2007, VNZ còn là cổ phiếu đầu tiên trong một phiên tăng trên 130.000 đồng/cp. Con số cao hơn thị giá của hầu hết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.

Đặc biệt, VNZ đã trở thành cái tên đầu tiên trong lịch sử chứng khoán Việt Nam chạm đến mức thị giá hơn 1,3 triệu đồng/cp. Vốn hóa của VNG có thời điểm đạt gần 39.0000 tỷ đồng.

Diễn biến giá cổ phiếu HPG thời gian gần đây. Nguồn: TradingView
Diễn biến giá cổ phiếuVNZ. Nguồn: TradingView

Bàn về diễn biến cổ phiếu VNZ, ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc phân tích Chứng khoán Yuanta nhận định, bản chất thị trường chứng khoán là cung cầu, phản ánh vào thanh khoản. Với VNZ, cổ phiếu đi lên không có thanh khoản, thì rủi ro cho người mua là không biết bán cho ai.

“Nếu cổ phiếu cứ giảm giá mà thanh khoản không có, mẫu hình cây thông sẽ xuất hiện. Đây là mẫu hình đã xuất hiện ở nhiều cổ phiếu từng "làm mưa, làm gió" trên thị trường. Đến giai đoạn phân phối tạo đỉnh, người mua lướt sóng vội vàng bán ra thì không có thanh khoản”, ông Minh đánh giá.

Đà tăng đáng kinh ngạc của cổ phiếu này diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam không mấy khởi sắc, cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này trong năm 2022 khá ảm đạm, với mức lỗ kỷ lục lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Cụ thể, trong quý IV/2022, VNZ ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 2.036, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm 2021. Giá vốn bán hàng giảm nhẹ xuống 1.119 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp đạt hơn 917 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.

Trong kỳ, doanh thu tài chính của doanh nghiệp giảm 51,7% xuống còn 27,8 tỷ đồng. Chi phí tài chính tăng mạnh 525%, lên hơn 50 tỷ đồng; lỗ trong công ty liên kết gần 40 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 11 tỷ đồng.

Các chi phí khác như: Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng lần lượt 4% và 22,8%, lên hơn 699 tỷ đồng và hơn 448 tỷ đồng, khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của VNZ ghi nhận lỗ hơn 292 tỷ đồng. Kết quả, VNZ báo lỗ sau thuế hơn 547 tỷ đồng trong quý cuối cùng của năm 2022, cùng kỳ lỗ hơn 267 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm, doanh thu VNZ gần như đi ngang, đạt 7,8 nghìn tỷ đồng, nhưng lỗ sau thuế hơn 1,3 nghìn tỷ đồng (năm 2021 chỉ lỗ 71 tỷ đồng). Trong đó, trích lập dự phòng đầu tư tài chính dài hạn cuối kỳ là 2,72 nghìn tỷ đồng, tăng 1,18 nghìn tỷ đồng so với đầu năm.

Công ty không nêu rõ con số dự phòng này dành cho công ty nào trong BCTC quý IV, nhưng tại BCTC quý III, ít nhất gần 2,27 nghìn tỷ đồng là dành cho Zion - đơn vị sở hữu ZaloPay.

Công ty CP VNG tiền thân là Công ty Vinagame được thành lập từ năm 2004. Hiện, VNG là công ty Internet và công nghệ, chuyên phát hành trò chơi trực tuyến; cung cấp các sản phẩm công nghệ như dịch vụ đám mây, cổng thanh toán điện tử hay nền tảng di động zalo...

Năm 2014 có lẽ là một cột mốc đáng nhớ của VNG khi sau đúng 10 năm hoạt động, công ty chính thức được định giá 1 tỷ USD theo World Start – up Report, trở thành "kỳ lân công nghệ" đầu tiên tại Việt Nam.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Sẽ khó để cổ đông FLC thực hiện được quyền của mình?

Ông Nguyễn Kim Long (Chứng khoán SSI) cho rằng việc hủy niêm yết không làm thay đổi quyền của cổ đông FLC đã được quy ...

Đằng sau việc mua ròng chậm lại của khối ngoại

Trong báo cáo phân tích mới đây về dòng vốn ngoại, SSI Research đã duy trì quan điểm trung lập đối với dòng vốn này ...

Quỳnh Nga