Cổ phiếu VNM đang bị "đè giá"?

Cập nhật: 08:14 | 01/05/2021 Theo dõi KTCK trên

Trên thị trường chứng khoán, sau khi vượt vùng 115.000 đồng hồi đầu tháng 1/2021, cổ phiếu VNM giảm liên tục kể từ đầu năm với mức giảm 20% so với mức đỉnh và chốt tháng 4 ở mức 93.500 đồng - mức thấp nhất kể từ tháng 8/2020. Một số ý kiến tiêu cực trên thị trường đang nghiêng về khả năng cổ phiếu này đang bị "đè giá".

1325-lao
Ảnh minh họa (nguồn internet)

CTCP Sữa Việt Nam - Vinamilk (HOSE: VNM) vừa báo cáo doanh thu thuần hợp nhất quý I/2021 đạt 13.190 tỷ đồng - giảm gần 7% so với cùng kỳ; lợi nhuận gộp 5.755 tỷ đồng - giảm 1,5%; lợi nhuận gộp biên gần 44% - giảm so với mức 46,7% cùng kỳ.

Chí phí bán hàng giảm mạnh 14% xuống còn 2.586 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 6% còn 367 tỷ đồng nên kết thúc quý đầu năm, Vinamilk ghi nhận lợi nhuận ròng 2.597 tỷ đồng - giảm 6,5%. Theo đó, đây là quý thứ 2 liên tiếp lợi nhuận của Vinamilk giảm nhẹ.

Về tài sản, tổng giá trị hàng tồn kho cuối quý I của Vinamilk đã tăng lên 6.466 tỷ đồng so với 4.905 tỷ đồng hồi đầu năm (chủ yếu tăng hàng mua đi đường và thành phẩm); tiền mặt và tiền gửi cuối kỳ ở mức 20.741 tỷ đồng - chiếm 41% tổng tài sản.

Năm 2021, Vinamilk đặt kế hoạch doanh thu 62.160 tỷ đồng - tăng 4,1%; lợi nhuận sau thuế phấn đấu đi ngang quanh mức 11.240 tỷ đồng.

Theo bà Mai Kiều Liên – CEO Vinamilk, kế hoạch kinh doanh thận trọng do còn nhiều khó khăn.

"Công ty trình kế hoạch thận trọng vì chưa biết được tình hình tương lai thế nào, chỉ có thể chắc chắn và vững tin xây dựng kế hoạch khi Việt Nam có miễn dịch cộng đồng. Có những nơi tưởng chừng như yên ổn nhưng giờ lại không yên ổn tí nào.

CEO Vinamilk cho biết những biến động có thể ảnh hưởng nhiều đến giá nguyên vật liệu, sức mua của thị trường. Khi nào có miễn dịch cộng đồng, kế hoạch kinh doanh sẽ tươi sáng và nỗ lực hơn.

Như vậy, với việc doanh thu quý I giảm, Vinamilk sẽ phải làm nhiều hơn để có thể đạt được được mục tiêu đề ra trong các quý tới.

Trên thị trường chứng khoán, sau khi vượt vùng 115.000 đồng hồi đầu tháng 1/2021, cổ phiếu VNM giảm liên tục kể từ đầu năm với mức giảm 20% so với mức đỉnh và chốt tháng 4 ở mức 93.500 đồng - mức thấp nhất kể từ tháng 8/2020. Trong khi đó, VN-Index tăng 10,6%.

Trên các diễn đàn chứng khoán, nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ thị giá VNM không tăng được là bởi triển vọng tăng trưởng lợi nhuận kém khả quan, chỉ ở mức một chữ số trong nhiều năm tới.

Diễn biến giảm liên tiếp này khiến cho cổ đông và rất nhiều nhà đầu tư đang sở hữu mã này thực hiện các động thái cắt lỗ khi theo quan sát, khớp lệnh bình quân phiên tại mã trong 3 tháng qua gia tăng đáng kể với gần 4,8 triệu đơn vị khớp lệnh trong 10 phiên gần nhất.

0103-cy-phiyu-vnm
Diễn biến cổ phiếu VNM 6 tháng gần nhất

Trong tuần giao dịch từ ngày 26 - 29/4, VNM cùng với CTG và VPB là một trong 3 mã cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng mạnh trên 1.000 tỷ đồng trong đó VNM bị rút gần 1.380 tỷ đồng.

Khối ngoại chấm dứt chuỗi 6 tháng bán ròng liên tiếp trên HoSE giao dịch thỏa thuận đột biến - Ảnh 2.

Năm 2021, SSI ước tính doanh thu năm 2021 của Vinamilk sẽ đạt 63,95 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 7,2%) và lợi nhuận sau thuế đạt 12.060 tỷ đồng (tăng trưởng 7,4%).

Như vậy, lũy kế hai năm 2020 - 2021, lợi nhuận sau thuế của Vinamilk có thể tăng trưởng kép 14,3% giữa đại dịch COVID-19, trong khi các doanh nghiệp khác vẫn còn phải chật vật để hồi phục về mức trước dịch.

Nếu lý giải trên khía cạnh định giá, rằng hệ số P/E của Vinamilk đang ở mức cao khiến cổ phiếu VNM khó tăng thì có phần chưa chính xác. Tính toán của SSI cho thấy hệ số P/E năm 2021 của Vinamilk ước đạt 20,4 lần, thấp hơn tới 20% so với các công ty cùng ngành trong khu vực.

Tựu trung, xét trên cả khía cạnh thị trường (thông thường, "nước lên thuyền lên", thị trường tăng mạnh thì các cổ phiếu vốn hóa lớn trên sàn không tăng nhiều cũng tăng ít) và cả khía cạnh đầu tư cơ bản (về tăng trưởng lợi nhuận, định giá), việc thị giá VNM "dậm chân tại chỗ" trong bối cảnh chỉ số VN-Index tăng tới 21%, chỉ số VN30 tăng tới 27% (thời điểm trung tuần tháng 2/2021) là điều khá bất thường. Một số ý kiến tiêu cực trên thị trường đang nghiêng về khả năng cổ phiếu này đang bị "đè giá".

Tin tức chứng khoán mới nhất 17h00’ hôm nay 29/4/2021

Thông tin giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu như VNM, TS4, OPC, DGC, VPB, IDV, S99… được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng ...

ĐHĐCĐ LienVietPostBank 2021: Chia cổ tức 12% bằng cổ phiếu, ông Nguyễn Đức Thụy được bầu vào HĐQT

Ngày 29/4/2021, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (mã cổ phiếu LPB) tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2021. ...

Khối ngoại đứt mạch mua ròng, cổ phiếu VPB, VNM bị bán rất mạnh

Dù VN-Index kết tuần trở lại sát mốc 1.240 điểm, khối ngoại chính thức ngắt mạch mua ròng 3 phiên liên tiếp khi bán ròng ...

Quốc Trung T/H