Cổ phiếu VMD của Y Dược phẩm Vimedimex trần 5 phiên liên tiếp

Cập nhật: 13:30 | 15/08/2021 Theo dõi KTCK trên

Ngay sau thông tin Bộ Y tế được Chính phủ giao việc hỗ trợ CTCP Y Dược phẩm Vimedimex (HOSE: VMD) trong việc nhập khẩu 25 triệu liều vắc xin COVID-19 về Việt Nam, cổ phiếu VMD đã có một tuần bứt phá với cả 5 phiên tăng hết biên độ. Diễn biến này cũng xuất hiện tại nhóm cổ phiếu quy mô vừa và nhỏ của ngành dược như CDP, DBT, PPP.

Nhóm cổ phiếu dược có thực sự hưởng lợi từ virus Corona?

Theo Tổng Giám đốc VMD – bà Trần Mỹ Linh cho biết, ngày 4/8/2021, công ty Royal Strategics Partners (UAE, công ty thành viên của Group 42) đã đồng ý bán và ký hợp đồng nhập khẩu với VMD về việc cung cấp 10 triệu liều vắc xin COVID-19 Janssen (Johnson & Johnson's Janssen); 5 triệu liều vắc xin Pfizer và 10 triệu liều vắc xin COVID-19 Sputnik V. Hiện các bên đang hoàn thiện hồ sơ pháp lý để nộp vào Bộ Y tế xin cấp phép nhập khẩu và đơn hàng đầu tiên dự kiến về Việt Nam cuối tháng 8/2021.

Ngay lập tức, phản ứng với thông tin tích cực, cổ phiếu VMD đang niêm yết trên sàn HOSE đã "dậy sóng" trong tuần giao dịch từ 9 - 13/8/2021 với 5 phiên tăng trần liên tiếp cùng mức giá đỉnh 34.500 đồng/cổ phiếu - tương đương tăng gần 40%.

Trước đó, hồi đầu tháng 6, VMD đã từng ghi nhận chuỗi 5 phiên liên tiếp tăng kịch trần khi Vimedimex nằm trong danh sách 36 đơn vị được cấp giấy phép chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phạm vi nhập khẩu vaccine, kinh doanh dịch vụ bảo quản vaccine được Bộ Y Tế công bố.

Có thể thấy, những thông tin về vaccine COVID-19 là vấn đề "nóng" trong bối cảnh hiện tại khi làn sóng dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp. Đặc biệt, những cổ phiếu vốn hóa nhỏ trong ngành dược được cho là nhân tố "nhạy cảm" nhất với các tín hiệu này.

abc
Diễn biến giá cổ phiếu VMD trong tuần qua

Tiền thân của Vimedimex là Công ty Xuất nhập khẩu Y tế được thành lập từ năm 1984. Cho đến năm 2006, công ty chính thức đổi tên thành Y Dược phẩm Vimedimex với vốn điều lệ khi đó là 25 tỷ đồng. Hơn 8 triệu cổ phiếu VMD bắt đầu niêm yết trên HOSE vào ngày 30/9/2010. Tính tới hiện tại, lượng cổ phiếu VMD đang lưu hành là trên 15,4 triệu đơn vị, vốn hóa thị trường đạt gần 533 tỷ đồng.

Tại thời điểm 30/12/2020, cơ cấu cổ đông VMD khá cô đặc khi hơn 75% vốn thuộc sở hữu của các cổ đông lớn trong đó CTCP Dược phẩm Vimedimex 2 nắm giữ nhiều nhất với 45,34% vốn. Hiện, Chủ tịch HĐQT VMD – bà Nguyễn Thị Loan cũng đang đồng thời đảm nhiệm Chủ tịch tại CTCP Dược phẩm Vimedimex 2. Cộng thêm số cổ phần con trai bà Loan đang sở hữu, nhóm của Chủ tịch nắm giữ 52,7% vốn cổ phần của VMD.

Ngày 25/6 vừa qua, Y Dược Vimedimex đã vừa tiến hành chi trả cố tức năm 2020 bằng tiền với tỷ lệ 20%, tương ứng chi ra khoảng 31 tỷ đồng. Nguồn vốn được lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối gần 36 tỷ đồng tại thời điểm 30/12/2020. Đây cũng là năm thứ 9 VMD duy trì mức trả cổ tức dạng này.

Về tình hình kinh doanh, trong năm 2020, công ty ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 18.142 tỷ đồng – mức cao nhất trong các doanh nghiệp dược đang giao dịch trên sàn. Tuy nhiên, mức lợi nhuận ròng chỉ đạt 37 tỷ đồng.

Bước sang năm 2021, tính riêng trong quý II/2021, công ty ghi nhận doanh thu 3.739 tỷ đồng - giảm 3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, nhờ tiết giảm các chi phí, VMD vẫn báo lãi ròng gần 10 tỷ đồng - tăng 20% so với quý II/2020.

Lũy kế nửa đầu năm 2021, VMD đạt doanh thu 7.604 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế hơn 19 tỷ đồng, lần lượt giảm 10% và tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020. So sánh với kế hoạch đề ra, công ty đã hoàn thành 51% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Cổ phiếu Dược phân hóa tuần từ 9 - 13/8/2021

Trên thị trường chứng khoán tuần qua, tương tự VMD, một số cổ phiếu tí hon trong ngành dược cũng ghi nhận diễn biến tích cực trong tuần qua.

Chốt phiên 13/8, cổ phiếu CDP của Dược phẩm Trung ương Codupha tăng 41% so với đầu tuần, thị giá leo lên mức 18.500 đồng/cổ phiếu.

Tương tự, cổ phiếu Dược phẩm Bến Tre (DBT) cũng tăng lên mức 15.000 đồng/cổ phiêu sau 1 tuần giao dịch đều ghi nhận đóng cửa tại mức sắc xanh, ứng với đà tăng 14% so với đầu tuần.

Một cố phiếu khác, cổ phiếu PPP của Dược phẩm Phong Phú cũng tăng trần hai phiên cuối tuần lên mức đỉnh 14.500 đồng/cổ phiếu - tương đương tăng 26%.

Trái ngược, một số cổ phiếu lớn cùng ngành dược lại ghi nhận tuần giao dịch không mấy khả quan, thị giá chỉ đi ngang, thậm chí là giảm. Có thể kể đến như cổ phiếu DHG của Dược Hậu Giang chốt phiên 13/8/2021 giảm 400 đồng xuống mức 93.600 đồng/cổ phiếu; IMP của Dược phẩm Imexpharm giảm 1.000 đồng xuống mức 68.700 đồng/cổ phiếu, tương ứng giảm hơn 3% so với đầu tuần hay TRA của Traphaco đứng giá tham chiếu 79.500 đồng/cổ phiếu trong phiên cuối tuần.

Dòng tiền tự doanh CTCK bán ròng nhẹ tuần từ 9 - 13/8/2021

Thị trường chứng khoán tiếp tục tăng điểm trong tuần từ 9 - 13/8/2021 lên mốc 1.357,05 điểm; Khối tự doanh của công ty chứng ...

Lịch cổ tức tuần mới (16/8-20/8/2021): Hơn chục doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức, Vingroup, FPT

Sự kiện cổ tức tháng 8 (từ 16/8 đến 20/8/2021) trên thị trường chứng khoán Việt Nam có hàng chục doanh nghiệp giao dịch không ...

Vinaconex (VCG) muốn thoái sạch vốn tại một công ty vận tải

Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex - Mã: VCG) thông báo về đăng ký bán thỏa thuận toàn bộ hơn ...

Văn Thắng T/H