Cổ phiếu PTL - Tăng trần/giảm sàn chỉ vì "bến đỗ" của 9 triệu cổ phiếu?

Cập nhật: 10:32 | 03/09/2020 Theo dõi KTCK trên

Diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán nói chung và VN-Index nói riêng trong nửa đầu phiên giao dịch sáng ngày 3/9 gần như không khiến giá cổ phiếu PTL của CTCP Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí PVC - Petroland (HOSE: PTL) quay ngược mũi tên giảm giá...

4720-daba-copy

Tại thời điểm 10h30, cổ phiếu này tiếp tục chìm sâu khi giảm sàn 7% kéo thị giá về mức 7.350 đồng cùng khớp lệnh gần 4.000 đơn vị.

Tạm tính tại mức giá này, cổ phiếu PTL đã có 3 phiên liên tiếp giảm sàn kể từ đỉnh giá 8.490 đồng đã lập được ngày 28/8.

Tuy nhiên mới đây, việc một cổ đông lớn là PVOIL đã chuyển nhượng 9 triệu cổ phiếu đang nắm giữ tại PTL đã khiến cổ phiếu này đứt mạch tăng và nằm sàn như thời điểm hiện tại.

Trước đó, mã này đã có chuỗi tăng điểm ấn tượng 9 phiên liên tiếp (trong đó có 7 phiên trần) kể từ ngày 18/8 tại mốc 4.870 đồng/cổ phiếu. Yếu tố kiến PTL ghi nhận chuỗi tăng điểm kể trên được cho cũng đến từ thông tin thoái vốn của PVOIL.

3439-ptl
Báo cáo chuyện nhượng cổ phần của PVOIL

Được biết tại thời điểm PVOIL thông báo chuyển nhượng toàn bộ số cổ phiếu nắm giữ tại PTL, cơ cấu cổ đông tại PTL gồm: Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) (cổ đông lớn nhất nắm giữ 36,43% cổ phần); bà Trần Thị Ngọc Cư (19,86%), ông Đoàn Văn Đức (17,67%), PV Oil và BIDV (5,77%).

Petroland những năm gần đây liên tục xảy ra xung đột lợi ích cổ đông lớn giữa PVX và một nhóm cổ đông cá nhân. Đỉnh điểm là tại ĐHCĐ thường niên 2019, nhóm cổ đông lớn đã bày tỏ bức xúc và đại diện là ông Đinh Việt Thanh (lúc bấy giờ là Thành viên HĐQT) đã lên tiếng gay gắt: "Các vị nhớ rằng, tiền của Nhà nước do chúng tôi đóng góp và toàn dân đóng thuế nhưng các vị dùng tiền này không đúng, những người lãnh đạo từ PVC thay mặt PTL đưa ra những quyết định đưa tới bờ vực phá sản bất hợp lý".

Không tìm được tiếng nói chung, đến cuối năm 2019, nhóm liên quan ông Thanh chính thức rời khỏi PTL. Công ty cũng thay máu hàng loạt lãnh đạo cấp cao trong đó ra quyết định miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Bùi Minh Chính từ 7/10 do nhà chức trách đã ra các Quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét.

Cổ phiếu PTL cũng ghi nhận các giao dịch thỏa thuận đột biến hơn 37 triệu đơn vị, tương đương 37% vốn doanh nghiệp. Bên mua vào gồm nhà đầu tư cá nhân Trần Thị Ngọc Cư mua hơn 19,6 triệu cổ phiếu để nắm giữ 19,6% vốn và cá nhân Đoàn Văn Đức mua vào gần 17,5 triệu cổ phiếu để nắm 17,5% vốn Petroland. Bên bán ra là thành viên HĐQT Đinh Việt Thanh bán toàn bộ gần 15,1 triệu cổ phiếu, thành viên HĐQT Nguyễn Văn Hạnh bán toàn bộ 587.000 cổ phiếu và cá nhân Nguyễn Thị Trường An bán hơn 5,8 triệu cổ phiếu.

Petroland (PTL): Tương lai tù mù khi xung đột chưa có hồi kết, cổ phiếu tăng trần 4 phiên trước thềm rút vốn của PV Oil - Ảnh 2.

Các thành viên mới được bầu cử trước đó bởi nhóm cổ đông PVC và PVOIL

Đến ĐHCĐ thường niên 2020, xung đột vẫn chưa có hồi kết khi mà các nội dung không được thông qua gồm báo cáo của HĐQT về thực hiện nhiệm vụ 2019 và kế hoạch năm 2020, phương án bổ sung ngành nghề, đề xuất chuyển chế độ làm việc đối với thành viên HĐQT…. với tỷ lệ tán thành 47%, không tán thành 42,6% và không ý kiến 10,35%.

Ông Nguyễn Quang Hưng, Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc Petroland phát biểu: Đối với một công ty cổ phần, nếu không được ĐHCĐ thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh sẽ khiến cho Công ty không có định hướng để hoạt động, không có mục tiêu phát triển và hoạt động của đơn vị trên nguyên tắc phải dừng. Do đó, đề nghị ĐHCĐ giao cho HĐQT rà soát xây dựng lại kế hoạch sản xuất kinh doanh 2020 và xin ý kiến cổ đông bằng văn bản.

Nội dung này đã được đại hội biểu quyết thông qua. Ghi nhận, năm 2019 do có biến động nhân sự trong bộ máy lãnh đạo, việc cơ quan chức năng thực hiện công tác điều tra làm rõ các vấn đề sai phạm gây thua lỗ, thiệt hại nghiêm trọng trong giai đoạn 2010 - 2018 làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tâm lý cán bộ công nhân viên.

Theo đó, trong năm trước, công ty tiếp tục xử lý vướng mắc tồn đọng, các tiềm ẩn rủi ro từ giai đoạn trước để lại. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chỉ tập trung khai thác các dự án đã thực hiện, không triển khai dự án mới.

Petroland (PTL): Tương lai tù mù khi xung đột chưa có hồi kết, cổ phiếu tăng trần 4 phiên trước thềm rút vốn của PV Oil - Ảnh 3.

Năm 2020, nhiệm vụ trọng tâm của Petroland là quyết toán toàn bộ dự án Chung cư Mỹ Phú; tăng cường công tác thoái vốn tại Khu đô thị mới Dầu khí Vũng Tàu, dự án Khu nhà ở Thương mại Tương Bình Hiệp - Bình Dương và Chung cư Mỹ Phú; kiện toàn cơ cấu tổ chức công ty;...

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu PTL hiện vẫn nằm trong diện kiểm soát trên HOSE do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2019 là con số âm.
Thực phẩm Sao Ta ghi nhận doanh số kỷ lục trong tháng 8/2020

CTCP Thực phẩm Sao Ta (HOSE - Mã: FMC) đã công bố kết quả kinh doanh tháng 8/2020.

VN-Index áp sát mốc 900 điểm

Mở cửa phiên giao dịch ngày 3/9, sắc xanh đã bao trùm lên nhiều nhóm cổ phiếu; chỉ số VN-Index nhanh chóng kiểm tra mốc ...

Vì sao PVN mất quyền quản trị tại PVI?

Trong nỗ lực thoái vốn nhà nước, Công ty cổ phần PVI (PVI)- doanh nghiệp có tổng tài sản lên tới hơn 22.000 tỷ đồng ...

Văn Thắng