Cổ phiếu penny nổi sóng đầu cơ: Nhà đầu tư cẩn thận mắc kẹt tại vùng giá đỉnh

Cập nhật: 07:01 | 29/03/2021 Theo dõi KTCK trên

Kết tuần giao dịch từ 22 - 26/3/2021, việc VN-Index giảm sâu một phần đến từ sự tiêu cực của các cổ phiếu vốn hóa lớn tại nhóm ngân hàng như BID, CTG, TCB... Tuy nhiên, trong giai đoạn thị trường điều chỉnh, nhóm cổ phiếu đầu cơ lại nổi lên và thu hút dòng tiền. Ghi nhận trên sàn HOSE, trong 10 mã tăng giá mạnh nhất có đến 8 cổ phiếu đầu cơ.

Tuần giao dịch từ 22 - 26/3/2021, thị trường chứng khoán Việt Nam đảo chiều giảm ngay sau khi VN-Index thất bại trước mốc 1.200 điểm. Phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index có thời điểm mất hơn 25 điểm.

Đóng cửa tuần, VN-Index ở 1.162,21 điểm - giảm 2,67% so với tuần trước đó; HNX-Index và UpCOM-Index lần lượt giảm 2,43% và 1,99%.

Điểm tiêu cực của thị trường vẫn là việc cả khối ngoại lẫn tự doanh của các công ty chứng khoán đều bán ròng. Cụ thể:

Khối ngoại bán ròng tuần thứ 5 liên tiếp nhưng giá trị giảm đáng kể xuống còn 1.060 tỷ đồng trong đó mua vào 174,5 triệu cổ phiếu - trị giá 6.209 tỷ đồng và bán ra 204,3 triệu cổ phiếu - trị giá 7.269 tỷ đồng.

Đối với dòng vốn tự doanh, theo thống kê của FiinPro, dòng vốn này trên sàn HOSE mua vào 37,3 triệu cổ phiếu - trị giá 1.609 tỷ đồng trong khi bán ra 47 triệu cổ phiếu - trị giá 1.829 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 9,7 triệu cổ phiếu - tương ứng giá trị bán ròng là 220 tỷ đồng, gấp gần 3 lần tuần trước.

Theo ghi nhận, đà giảm điểm của TTCK Việt Nam lớn hơn so với hai thị trường lớn khác trong khu vực là Nhật Bản và Trung Quốc. Chiều ngược lại, thị trường Hàn Quốc tăng điểm.

Việc thị trường giảm sâu tuần này do tác động tiêu cực từ các cổ phiếu vốn hóa lớn. Hầu hết cổ phiếu ngân hàng (BID, CTG, TCB...) đều điều chỉnh, gia tăng áp lực giảm lên chỉ số.

Giai đoạn thị trường điều chỉnh, nhóm cổ phiếu đầu cơ lại nổi lên và thu hút dòng tiền. Ghi nhận trên sàn HOSE, trong 10 mã tăng giá mạnh nhất có đến 8 cổ phiếu đầu cơ.

Cổ phiếu penny nổi sóng đầu cơ: Nhà đầu tư cẩn thận mắc kẹt tại vùng giá đỉnh

Cổ phiếu penny "nổi sóng" trong giai đoạn gần đây (Ảnh Hoàng Linh)

Nổi bật, mã FLC của Tập đoàn FLC tăng giá mạnh nhất với tỷ lệ 37,78% qua đó đóng cửa tuần ở 11.050 đồng/cổ phiếu.

Theo ghi nhận, mã này vừa có chuỗi tăng giá 6 phiên liên tiếp. Riêng tuần này, cổ phiếu FLC tăng kịch trần trong 4 phiên đầu tuần. Đi kèm tăng giá, thanh khoản cổ phiếu FLC tăng đột biến, khối lượng giao dịch trung bình tuần đạt hơn 48,3 triệu đơn vị. Với mức giá hiện tại, cổ phiếu FLC đang giao dịch trên vùng đỉnh 8 năm trở lại đây - kể từ đầu năm 2014.

Cùng với FLC, hai mã penny khác cũng nổi sóng và lọt Top10 mã tăng giá mạnh nhất là TSC, KMR.

Theo ghi nhận, mã KMR của CTCP Mirae tăng giá kịch trần 3 trong ba phiên cuối tuần và đóng cửa ở 3.680 đồng/cổ phiếu.

Tương tự như FLC, cổ phiếu TSC của CTCP Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ là mã đầu cơ quen thuộc với giới đầu tư. Trong tuần này, cổ phiếu của TSC tăng giá 2/5 phiên qua đó đóng cửa tuần tăng 10,97% tại mức 6.270 đồng/cổ phiếu. Giai đoạn gần đây, cổ phiếu TSC giao dịch với thanh khoản đột biến với khối lượng giao bình quân tuần qua đạt gần 3,5 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, dòng tiền tìm đến nhóm cổ phiếu đầu cơ rõ nét hơn. Cả 10/10 mã tăng giá mạnh nhất trong tuần này đều nằm nhóm penny.

Theo quan sát, mã ITQ của Tập đoàn Thiên Quang dẫn đầu với tỷ lệ tăng giá 51,22% và đóng cửa tuần ở mức 6.200 đồng. Mã này đã tăng kịch trần trong 4 phiên của tuần này.

Những mã penny lọt Top tăng giá mạnh nhất tuần này còn có VC9, FID, KVC, DST, TTH. Hai cổ phiếu "họ FLC" là KLF và ART tăng giá 19,35% và 19,05% trong tuần.

Không nằm ngoài xu hướng, nhiều mã thị giá nhỏ thu hút dòng tiền trên thị trường UPCoM như SDP, ICF, VNA. Mặc dù kinh doanh không mấy tích cực trong những năm gần đây, nhưng cổ phiếu VNA của CTCP Vận tải Biển Vinaship có chuỗi phiên tăng giá mạnh, hiện giao dịch trên đỉnh lịch sử kể từ khi giao dịch trên UPCoM.

Thận trọng khi nhiều cổ phiếu "trắng bên mua" tại vùng giá đỉnh

Dẫn nguồn vietnambiz.vn, việc tăng giá mạnh của các cổ phiếu đầu cơ giai đoạn gần đây đã thu hút sự chú ý của nhà đầu tư với kỳ vọng có thể thu lợi nhuận từ lướt sóng ngắn. Tuy nhiên, việc giao dịch các cổ phiếu này là có thể là mang lại rủi ro lớn. Đặc biệt, nhà đầu tư thường không thể cắt lỗ khi cổ phiếu xuất hiện dư bán giá sàn hay còn gọi là "trắng bên mua".

Theo quan sát, hầu hết các mã kể trên đều từng có lịch sử giao dịch với hàng chục phiên lao dốc, thậm chí có mã mất hơn 90% giá trị. Đơn cử, cổ phiếu KVC từng lao dốc từ mức trên 35.000 đồng/cp xuống dưới 1.000 đồng/cổ phiếu.

Hay mã FLC từng có giai đoạn lao đốc từ hơn 20.000 đồng/cổ phiếu xuống dưới 4.000 đồng (2011 - 2013). Cổ phiếu ART của Chứng khoán BOS cũng có nhịp lao dốc từ hơn 20.000 đồng/cp xuống vùng đáy 2.000 đồng/cổ phiếu.

Pyn Elite Fund: VN-Index chạm mốc 1.500 điểm cuối năm 2021

Ông Petri Deryng, người quản lý danh mục của quỹ Pyn Elite Fund (Phần Lan) vừa có đánh giá về thị trường chứng chứng Việt ...

Chứng khoán Mỹ phiên 26/3/2021: Phố Wall lập đỉnh sau dự báo tăng trưởng GDP tích cực

Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 26/3 biến động lình xình quanh tham chiếu rồi bất ngờ tăng mạnh trong những phút cuối phiên. Những ...

Cổ phiếu dầu khí ra sao khi giá dầu tăng mạnh?

Theo Chứng khoán VNDirect, đà tăng giá dầu có thể thúc đẩy các hoạt động Thăm dò và Khai thác Dầu khí tại Việt Nam, ...

Quân Vương T/H