Cổ phiếu ngành điện "tỏa sáng" trong bối cảnh EVN tăng giá bán lẻ

Cập nhật: 12:12 | 10/11/2023 Theo dõi KTCK trên

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có quyết định tăng giá điện bán lẻ bình quân chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Đây là lần thứ 2 trong năm 2023 EVN có động thái điều chỉnh giá điện. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu Điện đang phủ sắc xanh trong phiên sáng hôm nay (10/11).

Theo đó, từ ngày 9/11, EVN điều chỉnh giá điện tăng từ mức 1.920,3 đồng/kWh lên mức mới là 2.006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt cũng được điều chỉnh tăng ngay sau đó. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,5% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành. Đây là lần thứ 2 liên tiếp trong năm 2023, giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng. Lần điều chỉnh giá điện gần nhất vào ngày 4/05 với mức tăng 3%.

Theo lý giải từ EVN, việc điều chỉnh giá điện lần này đã được Tập đoàn tính toán kỹ lưỡng nhằm hạn chế thấp nhất tác động xấu đến nền kinh tế và đời sống xã hội.

Phát biểu về cơ sở điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, ông Nguyễn Đình Phước - Kế toán trưởng EVN cho biết việc điều chỉnh giá điện lần này dựa trên cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn. Cụ thể, Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, yêu cầu: “áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng” và “xóa bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá năng lượng minh bạch do thị trường quyết định.”

Bên cạnh đó, việc điều chỉnh giá bán lẻ của EVN cũng được thực hiện theo Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Diễn biến cổ phiếu ngành điện

Phiên sáng 10/11, VN-Index quay đầu giảm khoảng 8 điểm xuống mốc 1.105,86 điểm sau chuỗi tăng gần 100 điểm trong tuần qua. Mặc dù thị trường "rực đỏ" nhưng nhóm cổ phiếu điện đi ngược xu hướng, đồng loạt phủ sắc xanh.

Cổ phiếu ngành điện
Cổ phiếu ngành Điện "tỏa sáng" trong phiên 10/11/2023.

VNE: Cổ phiếu VNE đang phát đà tăng mạnh, tím trần 6,94% lên vùng 6.630 đồng/ cp. Khối lượng giao dịch đạt mức ấn tượng 1,4 triệu đơn vị, tương ứng bằng 77% so với cùng phiên đóng cửa 9/11. Như vậy, cổ phiếu VNE dẫn đầu mức tăng trưởng giá trị trong nhóm điện sáng ngày hôm nay, giá trị giao dịch phiên sáng đạt gần 10 tỷ đồng.

POW: Cổ phiếu POW đã có một phiên mở cửa phiên sáng thuận lợi, tăng 2,16% lên vùng 11.800 đồng. Đáng chú ý, mới kết thúc phiên sáng, tổng khối lượng giao dịch đã đạt hơn 7 triệu đơn vị, bằng 70% tổng khối lượng giao dịch cùng phiên. POW được dự đoán sẽ tiến sát tới vùng 12.000 đồng/ cp, tạo tâm lý tích cực và củng cố tâm lý cho các nhà đầu tư trong phiên chiều nay.

REE: Cơ điện lạnh REE đã có phiên thứ 3 liên tiếp tăng trưởng, thị giá đang trong vùng khả quan 58.100 đồng, tương ứng mức tăng 1,93%. Xét trên góc độ kỹ thuật, cổ phiếu REE sẽ sớm tăng lên vùng tích lũy trong thời gian tới và được dự đoán sẽ trở lại vùng đỉnh 2023 vào nửa đầu năm sau.

NT2: Cổ phiếu NT2 tăng lên vùng 25.100 đồng, tương đương mức tăng 2,87%. Trong nhiều phiên gần đây, mặc dù NT2 luôn có mức tăng trưởng không đáng kể, trung bình dưới 1,5% trong một phiên nhưng tăng ổn định và đồng đều. Trong 5 phiên gần nhất, ngày 10/11 đang là phiên tăng tốt nhất của cổ phiếu này.

PC1: Cổ phiếu PC1 ghi nhận mức tăng 3,46% lên vùng 29.900 đồng/ cp trong phiên sáng 10/11. Diễn biến tuần, PC1 liên tục có những phiên điều chỉnh giảm nhẹ, không đáng kể trong khi đó các phiên tăng của PC1 đang có giá trị tăng tốt, trung bình 3 phiên tăng gần nhất đạt 4,03%.

GEG: Cổ phiếu GEG đang trở lại đà hồi phục lên vùng 13.450 đồng/ cp, tương đương tăng 2,28%. So với ngày lập đỉnh 31/5/2023, thị giá GEG đã mất hơn 18% giá trị.Thanh khoản giao dịch phiên sáng đạt hơn 500 nghìn đơn vị.

TMP: Trên đà tăng trưởng chung của cổ phiếu ngành điện, cổ phiếu TMP đang tiến tới vùng 62.000 đồng/ cp, với mức tăng trưởng 2,74% so với phiên đóng cửa ngày hôm qua. Xét trên góc độ kỹ thuật, TMP đang ở vùng đỉnh của năm 2023 và được dự đoán tiếp tục tăng nhẹ trong ngắn hạn lên chu kỳ tăng giá.

Trước quyết định tăng giá bán lẻ điện, Mirae Asset cho rằng các công ty ngành điện thực tế đã thỏa thuận dài hạn khi ký hợp đồng mua bán điện với EVN nên việc tăng giá bán điện bình quân trong ngắn hạn chưa thể tác động đến doanh thu doanh nghiệp sản xuất.

Đối những doanh nghiệp phân phối điện, việc tăng giá điện có thể tác động tích cực, vì hợp đồng đã ký dài hạn với giá rẻ, nay bán giá cao, giúp lợi nhuận doanh nghiệp nhiều khả quan hơn trong cuối năm. Do đó, tác động tích cực lên nhóm doanh nghiệp ngành điện sẽ có nhưng chưa thực sự rõ nét.

BAF vượt cản với thanh khoản kỷ lục, PDR và VIX thu hút tiền lớn

Đi ngược với xu hướng của thị trường chung, bộ 3 cổ phiếu BAF - VIX - PDR đồng loạt trần cứng với thanh khoản ...

DowJones giảm mạnh sau phát biểu về lãi suất của Chủ tịch FED

Trong ngày hôm qua, Chủ tịch FED đã đưa ra phát biểu quan trọng về lãi suất. Sau phát biểu của ông Powell, DowJones lập ...

Habeco (BHN) chi trả cổ tức 12%, Bộ Công Thương nhận hàng trăm tỷ đồng

Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco, HOSE: BHN) chốt ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức ...

Mộng Diệp

Tin liên quan