Cổ phiếu ngành điện: Luẩn quẩn cuối nguồn ảnh hưởng từ dịch COVID-19

Cập nhật: 12:20 | 20/08/2020 Theo dõi KTCK trên

Là nhóm cổ phiếu mang tính phòng thủ song bức tranh hoạt động của các doanh nghiệp ngành điện trong thời gian qua không lấy gì tích cực.

Một doanh nghiệp ngành điện muốn niêm yết cổ phiếu trên HOSE

Tạm kết phiên giao dịch sáng ngày 20/8, cùng với nhóm cổ phiếu năng lượng, cổ phiếu họ "điện" cũng giao dịch kém sắc với hầu hết các mã đều đứng giá.

Dẫn nguồn tinnhanhchungkhoan.vn, kết quý II, trong 20 doanh nghiệp thủy điện niêm yết, có 12 đơn vị chứng kiến lợi nhuận đi xuống; 6 đơn vị báo lỗ và chỉ có 2 công ty gia tăng lợi nhuận so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên nhân cơ bản của bức tranh tối màu được quy về ảnh hưởng tai hại của đại dịch COVID-19 khiến sản lượng điện thương phẩm và giá bán đều xuống dốc, doanh thu của nhiều doanh nghiệp trong ngành giảm mạnh.

Chẳng hạn, chỉ riêng việc thực hiện miễn/giảm giá điện đến hết tháng 6/2020 để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch theo quy định của Nhà nước đã lên tới 92,29 tỷ đồng. Một số trường hợp đáng chú ý có thể kể tới như Điện lực Khánh Hòa (KHP) thua lỗ gần 219 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, KHP ghi nhận doanh thu thuần giảm 11% (đạt 2,236 tỷ đồng) và giá vốn giảm nhẹ 5% (đạt 2.373 tỷ đồng). Kinh doanh dưới giá vốn nên KHP phải chịu khoản lỗ gộp gần 137 tỷ đồng.

Trong khi đó, CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) chứng kiến quý thua lỗ thứ 2 liên tiếp. Theo đó, quý II, VSH có doanh thu gần 55 tỷ đồng, giảm 50% so với cùng kỳ năm trước và lỗ hơn 2 tỷ đồng (cùng kỳ lãi ròng 36 tỷ đồng). Lũy kế nửa đầu năm, Công ty lỗ hơn 3 tỷ đồng.

Theo VSH, tình hình hạn hán kéo dài từ cuối năm 2019 tới giữa năm 2020 khiến lưu lượng nước về các hồ tương đối thấp. Vì vậy, sản lượng điện và doanh thu sản xuất lần lượt giảm 27% và 55% so với cùng kỳ năm 2019.

Với CTCP Đầu tư Năng lượng Trường Thịnh (TTE), diễn biến thời tiết bất lợi và đại dịch Covid-19 đều khiến Công ty khốn đốn. Hai nhà máy Đăk Ne và Đăk Blal của TTE chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc tích trữ nước của Nhà máy Thủy điện Thượng Kon Tum.

Trong khi đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh, một số đơn hàng linh kiện máy móc từ Trung Quốc về Việt Nam không được thông quan. Điều này khiến một số tổ máy phải luân phiên hoạt động, không thể chạy hết công suất. Tính riêng quý II/2020, TTE đã ghi nhận lỗ hơn 17 tỷ đồng.

Trái với nhóm thủy điện, 5 doanh nghiệp nhiệt điện trên sàn chứng khoán gồm NBP, NT2, POW, BTP và PPC có kết quả kinh doanh khả quan hơn nhiều so với nhóm thủy điện.

Tuy nhiên, so với những năm vừa qua, hoạt động của các doanh nghiệp nhiệt điện chưa thực sự khởi sắc, lợi nhuận tăng trưởng chủ yếu nhờ tiết giảm chi phí, trong khi doanh thu sụt giảm.

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW) đóng góp tới hơn một nửa tổng lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp nhiệt điện với 735 tỷ đồng trong quý II/2020. Tuy nhiên, một phần lớn nhờ khoản thu tài chính gia tăng 127% trong kỳ, giúp lợi nhuận tăng khi doanh thu giảm 22%.

Cùng chung cảnh doanh thu đi xuống, Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) vẫn báo lãi quý II tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 249 tỷ đồng, chủ yếu nhờ khoản thu tài chính và khoản lãi khác tăng.

Một vấn đề “đau đầu” với doanh nghiệp nhiệt điện là câu chuyện thiếu khí. Theo NT2, trong quý IV/2020, mỏ Sao Vàng Đại Việt và Phong Lan Dại sẽ cung cấp cho hệ thống khoảng 4 triệu m3/ngày, phần nào đảm bảo không để tình trạng thiếu hụt như năm 2019 tái diễn.

Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán MB, điện là ngành chịu ảnh hưởng chậm nhất trong chuỗi giá trị sản xuất và dịch vụ giữa tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay.

Trong năm 2020, tình hình sản xuất thủy điện có khả năng sụt giảm đáng kể ít nhất trong 6 tháng đầu năm và kỳ vọng sẽ cải thiện trong các tháng cuối năm.

Trong khi đó, theo Công ty Chứng khoán KB Việt Nam - KBSV, sự thiếu hụt điện năng sẽ giúp tăng sản lượng huy động của các nhà máy điện hiện tại.

“Tình trạng thiếu điện này sẽ giúp các nhà máy nhiệt điện hiện tại được huy động phát điện với hiệu suất cao hơn, hoạt động hiệu quả hơn”, KBSV cho biết.

Nợ vay đang giảm nhanh

Đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp sản xuất điện là cần số vốn đầu tư ban đầu rất lớn để đầu tư tài sản cố định trong đó, đa phần các doanh nghiệp đều sử dụng khoảng 70% vốn vay ngân hàng trong nước hoặc nước ngoài.

Với cấu trúc vốn như vậy, đa phần các nhà máy điện sẽ lỗ trong những năm đầu tiên bắt đầu đi vào vận hành do chi phí lãi vay lớn và kết quả kinh doanh dần dần được cải thiện khi số dư nợ gốc giảm xuống hàng năm.

Theo tính toán của KBSV, tổng số dư nợ gốc của một số doanh nghiệp phát điện niêm yết sẽ giảm rất nhanh xuống mức 24.250 tỷ đồng vào cuối năm 2020 so với mức 44.440 tỷ đồng vào cuối năm 2018.

VN-Index tiếp tục tăng: Cần xem xét yếu tố trụ cột

Bước vào thời điểm đầu phiên giao dịch ngày 20/8, dù nhiều mã cổ phiếu tầm trung ghi nhận sự tăng điểm trở lại song ...

Thua lỗ cổ phiếu AMV, Sara Việt Nam báo lãi bán niên giảm 58%

CTCP Sara Việt Nam (HNX – Mã chứng khoán: SRA) mới đây công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm sau soát xét.

Lợi nhuận doanh nghiệp "bốc hơi" thế nào sau soát xét quý II?

Chưa kịp vui mừng sau khi báo lãi quý II/2020, loạt doanh nghiệp vừa chứng kiến các khoản lãi kể trên "bốc hơi" trở lại ...

Minh Thuận