Cổ phiếu ngân hàng phân hóa tuần qua, nhóm tự doanh ‘thoát hàng’

Cập nhật: 11:38 | 17/07/2022 Theo dõi KTCK trên

Trong tuần giao dịch vừa qua (11/7 - 15/7), nhóm cổ phiếu ngân hàng diễn biến phân hóa với 14/27 mã tăng giá, 11 mã giảm và 3 mã đứng tham chiếu.

Theo đó, cổ phiếu SHB tăng mạnh nhất toàn ngành với mức tăng 7,7%. Riêng phiên 13/7, cổ phiếu này tăng kịch trần với thanh khoản đột biến, đạt hơn 36 triệu đơn vị, mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái và gấp nhiều lần mức trung bình vài tháng trở lại. Kết tuần, cổ phiếu SHB dừng ở mức 14.650 đồng/cp, thấp hơn 35% so với thời điểm đầu năm.

Xếp sau SHB lần lượt là OCB và LPB với mức tăng 5,8 và 5,7%. Cả 2 cổ phiếu này đều có diễn biễn giá tích cực trong phiên 13/7.

Hai đại diện của nhóm ngân hàng quốc doanh là CTG và BID cũng kết tuần trong sắc xanh với mức tăng lần lượt là 4,2% và 2,3%. Trong khi đó, VCB lại giảm 2,3%.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chiều ngược lại, cổ phiếu ngân hàng điều chỉnh mạnh nhất tuần qua là KLB với mức giảm 5,9%, kết tuần còn 24.100 đồng/cp. Với phiên 11/7 giảm mạnh, giá cổ phiếu TCB đã thấp hơn 3,9% so với tuần trước đó; qua đó, ảnh hưởng tiêu cực tới VN-Index trong tuần, chỉ đứng sau MWG.

Thanh khoản của nhóm cổ phiếu ngân hàng đi ngang trong tuần qua. Cụ thể, trong tuần có tổng cộng 482 triệu cổ phiếu ngân hàng được trao tay giữa các nhà đầu tư, thấp hơn 7 triệu cp so với tuần trước; song giá trị giao dịch lại chỉ còn 11.042 tỷ đồng, giảm 9%.

Trong đó, STB dù vẫn đứng vị trí dẫn đầu, song khối lượng giao dịch đã giảm gần 22% so với tuần trước đó xuống còn 82,8 triệu đơn vị. Mặt khác, tính chung trong 5 ngày giao dịch, thanh khoản của cổ phiếu SHB tăng vọt lên gần 79 triệu đơn vị, gần gấp đôi so với tuần trước đó và cao thứ hai toàn ngành.

Lần lượt xếp sau đó là các mã MBB, VPB, LPB, TCB và CTG với khối lượng giao dịch là 54,7 triệu, 46,9 triệu, 37 triệu, 28,9 triệu và 26,2 triệu đơn vị.

Trong tuần này, HDB không còn được khối ngoại gom mua. Dù vậy, hai mã STB và CTG tiếp tục được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khi mua ròng 77 tỷ và 35 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, VCB tiếp tục bị bán ròng 104 tỷ đồng. Tính trong 2 tuần gần đây, VCB đã bị khối ngoại bán ròng 240 tỷ đồng.

Ở một diễn biến khác, nhóm tự doanh có xu hướng thoát khỏi nhóm cổ phiếu "vua" khi bàn mạnh nhiều mã như TCB, VPB, ACB, MBB, .... Trong đó, TCB bị bán ròng hơn 64 tỷ đồng, VPB bị bán ròng 56 tỷ, ACB bán 50 tỷ đồng, ....

Nhận định chứng khoán tuần mới (18-22/7/2022)

(chứng khoán MB – MBS): Thị trường đang có sự phân hóa tích cực

Thị trường điều chỉnh nhẹ trong phiên cuối tuần nhưng vẫn ghi nhận 1 tuần tăng điểm trong bối cảnh chứng khoán thế giới đồng loạt giảm điểm sau khi Mỹ công bố dữ liệu lạm phát tháng 6 “sốc” hơn dự báo. Điều đó cho thấy chứng khoán trong nước đang coi trọng yếu tố cơ bản khi các doanh nghiệp đang báo kết quả kinh doanh quý 2 và mạch thông tin trong nước không gặp yếu tố bất lợi.

Thanh khoản tuần này đã tăng so với mức bình quân tuần trước và cũng đạt mức cao nhất 3 tuần vừa qua khi chỉ số VN-Index ngày càng củng cố vùng đáy. Dòng tiền luân chuyển giữa các nhóm cổ phiếu mang tính dẫn dắt là điểm nhấn ở tuần này, từ nhóm cổ phiếu ngân hàng sang cổ phiếu chứng khoán và dòng tiền chốt tuần này ở nhóm cổ phiếu thép. Như vậy, thị trường đang có sự phân hóa tích cực, nhà đầu tư đang quan tâm đến cơ hội ở các nhóm cổ phiếu hơn là tham chiếu theo chỉ số thị trường.

(CTCK BIDV – BSC): Thị trường kiểm tra ngưỡng 1.200 điểm

Sau 1 đà hồi phục ngắn, VN-Index hôm nay điều chỉnh nhẹ, gần như không thay đổi so với phiên trước đó. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với 12/17 ngành giảm điểm, trong đó ngành Bảo hiểm có mức giảm mạnh nhất; ở chiều ngược lại, ngành Tài nguyên cơ bản có phiên giao dịch tích cực. Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này bán ròng trên cả 2 sàn HSX và HNX. Trong những phiên tới, thị trường dự kiến có thể sẽ kiểm tra ngưỡng 1.200 điểm.

(CTCK Đông Á – DAS): Tham gia các vị thế ngắn hạn

Cổ phiếu ngành thép bật tăng mạnh, góp phần kìm mức giảm điểm của VN-Index. Thị trường vẫn đang trong quá trình tích lũy ở vùng giá thấp sau khi hình thành khu vực hỗ trợ quanh mốc VN-Index 1.155 điểm. Các luận điểm đầu tư trung hạn với tầm nhìn đến cuối năm 2022 là tích cực như dự phóng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết tiếp tục khả quan trên bối cảnh kinh tế vĩ mô ổn định, dự báo GDP tăng trưởng, nhà đầu tư có thể tham gia các vị thế ngắn hạn trên các nhóm cổ phiếu thị trường, đồng thời cũng có nhiều cơ hội mua giá hấp dẫn cho danh mục dài hạn.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Cổ phiếu ngân hàng, bất động sản gồng gánh VN-Index áp sát ngưỡng 1.180 điểm

Đầu kéo chính giúp VN-Index quay lại đà tăng trong tuần qua chính là GVR khi cổ phiếu này giúp kéo tăng hơn 2 điểm. ...

Góc chuyên gia: Kỳ vọng nhóm ngân hàng hồi phục cuối năm 2022

Nhiều nhà đầu tư lo ngại Thông tư 14 dừng thì nợ xấu sẽ tăng lên, ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng. Song, theo ...

Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục can thiệp để nâng lãi suất VND liên ngân hàng?

Theo báo cáo cập nhật ngành ngân hàng mới đây, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục can ...

Thu Thủy

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm