Cổ phiếu ngân hàng “đỏ lửa” phiên đầu tuần, STB tiêu cực nhất

Cập nhật: 00:13 | 24/05/2022 Theo dõi KTCK trên

Phiên giao dịch đầu tuần (23/5/2022) ghi nhận có tới 23 cổ phiếu ngân hàng giảm giá, 2 mã đứng giá tham chiếu và chỉ có 2 mã tăng nhẹ.

Chi phí dự phòng rủi ro của ngân hàng 3 tháng đầu năm ra sao?
Ngân hàng nào 'nói không' với cổ tức trong năm 2022?
1053-stbsacombank
Cổ phiếu STB của Sacombank rơi mạnh nhất toàn ngành phiên 23/5/2022

Cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh

Thị trường chứng khoán phiên đầu tuần diễn ra khá êm đềm trong suốt phiên sáng khi chỉ số chính lình xình quanh mốc tham chiếu. Tuy nhiên, lực bán mạnh về cuối phiên khiến thị trường giảm sâu, có thời điểm VN-Index giảm 30 điểm.

Dòng tiền bắt đáy ngay sau đó nhập cuộc giúp VN-Index lấy lại gần 10 điểm và kết thúc chỉ còn giảm 21,9 điểm (1,77%) xuống 1.218,81 điểm, HNX-Index giảm 2,07% xuống 300,66 điểm, UPCoM-Index giảm 0,48 điểm (0,51%) xuống 93,63 điểm.

Sắc đỏ bao phủ trên diện rộng, ghi nhận sàn HOSE có tới 358 mã giảm giá, trong khi chỉ có 91 mã tăng giá và 48 mã đứng giá tham chiếu. Sàn HNX có 151 mã giảm giá, áp đảo với 47 mã tăng giá. Tương tự trên thị trường UPCoM, số mã tăng giá và giảm giá là 174 và 105 cổ phiếu.

Phiên này, cổ phiếu ngân hàng chính gay ra ảnh hưởng tiêu cực nhất tới thị trường. Toàn ngành chỉ có duy nhất hai cổ phiếu KLB và PGB giao dịch trên thị trường UPCoM giữ được sắc xanh, còn lại đều nới rộng đà giảm.

Cổ phiếu STB là cổ phiếu rơi mạnh nhất toàn ngành khi giảm 5,8% xuống còn 20.350 đồng/cp và có lúc đã xuất hiện giá sàn trong phiên ATC. Cổ đông STB phải nản lòng khi mã này lại quay đầu giảm mạnh khi mới hồi phục trong 3 phiên liền trước. Khối lượng giao dịch của mã này cũng đứng thứ hai toàn thị trường, đạt gần 31 triệu đơn vị.

Nhiều bluechip cùng ngành cũng giảm mạnh về cuối phiên như TPB (4,5%), VPB (4,2%), VIB (4,1%), CTG (3,5%), BID (3,3%), MBB (2,6%), TCB (2,4%), ACB (2,1%)...

Trong khi đó, biên độ dao động của các cổ phiếu trên sàn HNX và thị trường UPCoM khá thấp, giảm mạnh nhất là cổ phiếu ABB chỉ với 1,7%.

Về thanh khoản, giá trị giao dịch toàn ngành ngân chỉ đạt khoảng 2.500 tỷ đồng trong phiên hôm nay qua hai kênh khớp lệnh và thoả thuận.

Dòng tiền khối ngoại duy trì lực mua và bán khá cân bằng với quy mô bán ròng chỉ nhỉnh hơn 8 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài xả mạnh hai mã CTG (21 tỷ đồng), TPB (12 tỷ đồng) nhưng cũng gom gần 21 tỷ đồng cổ phiếu HDB.

0523-cy-phiyu-ngan-hang
Biến động giá cổ phiếu ngân hàng phiên vừa qua

Chứng khoán ngày 24/5/2022 có thể nới rộng đà giảm

(CTCK Tân Việt - TVSI): Thị trường vẫn đang trong giai đoạn rủi ro

Áp lực bán mạnh quay trở lại với nhóm ngành chứng khoán, bất động sản và ngân hàng khiến nhiều cổ phiếu giảm giá sâu. Thanh khoản ở mức thấp như TVSI đề cập trong các bản tin trước cho thấy dòng tiền ngại rủi ro và điều này thúc đẩy bên cầm cổ phiếu chấp nhận bán ra.

Diễn biến trên các chỉ số và trong nội tại thị trường cho thấy áp lực quay trở lại kiểm định vùng đáy của VN-Index xoay quanh mức 1.160 điểm đang khá cao.

Nhận định chứng khoán, TVSI cho rằng thị trường vẫn đang trong giai đoạn rủi ro và chiến lược hợp lý giai đoạn này vẫn là duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp ( tối đa 50% tài sản ) cho tới khi dòng tiền được cải thiện rõ rệt hơn.

(CTCK KB Việt Nam – KBSV): Rủi ro mở rộng nhịp điều chỉnh

VN-Index trải qua một nhịp giảm điểm với biên độ mở rộng trong phiên trước khi hồi phục một phần về cuối phiên. Với việc đánh mất vùng hỗ trợ gần quanh 1.230 điểm, tương ứng với MA5, trạng thái của thị trường đang trở nên kém tích cực hơn.

Áp lực bán gia tăng trong các nhịp sụt giảm để ngỏ rủi ro mở rộng nhịp điều chỉnh trong những phiên tới và chỉ số có thể quay xuống kiểm định lại vùng hỗ trợ sâu quanh 1.190 (+-5) điểm. Đây là điểm đỡ then chốt cần được giữ vững nhằm tránh rủi ro phá đáy ngắn hạn.

Nhà đầu tư được khuyến nghị hạ tỷ trọng các vị thế trading trong các nhịp hồi sớm và chỉ gia tăng tỷ trọng trở lại nếu về vùng hỗ trợ đã đề cập đối với các cổ phiếu mục tiêu.

Phương Thảo