Cổ phiếu KKC của Tập đoàn Thành Thái bị đưa vào diện cảnh báo

Cập nhật: 11:00 | 28/03/2023 Theo dõi KTCK trên

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu KKC có thanh khoản không cao, khối lượng giao dịch chỉ vài trăm cổ phiếu mỗi phiên. Kết phiên 27/03, giá cổ phiếu ở mức 4.500 đồng/cp.

Theo thông báo từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), cổ phiếu của Công ty CP Tập đoàn Thành Thái (HNX: KKC) bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 29/03/2023. Cụ thể, HNX đưa cổ phiếu KKC vào diện cảnh báo vì lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại BCTC kiểm toán năm 2022 của Công ty là số âm.

Cổ phiếu KKC của Tập đoàn Thành Thái bị đưa vào diện cảnh báo
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định có hiệu lực, KKC phải công bố thông tin kèm lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo. KKC cũng phải giải trình, báo cáo tình hình khắc phục và công bố thông tin định kỳ hàng quý.

Theo BCTC kiểm toán năm 2022, KKC kết năm với doanh thu 226 tỷ đồng, giảm 35% so với năm trước; lỗ hơn 32 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 5.7 tỷ đồng.

Công ty giải thích nguyên nhân thua lỗ do lạm phát tăng nhanh và làn sóng thắt chặt chính sách tiền tệ toàn cầu kéo theo mức tiêu thụ thép và giá thép giảm mạnh từ quý 3/2022, khiến doanh thu giảm so cùng kỳ. Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế toàn cầu lên thị trường chứng khoán đã khiến Công ty ghi nhận khoản lỗ hoạt động tài chính, ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận sau thuế.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu KKC có thanh khoản không cao, khối lượng giao dịch chỉ vài trăm cổ phiếu mỗi phiên. Kết phiên 27/03, giá cổ phiếu ở mức 4.500 đồng/cp.

Cổ phiếu KKC của Tập đoàn Thành Thái bị đưa vào diện cảnh báo
Cổ phiếu KKC gần như đi ngang từ đầu năm 2023 đến nay (Nguồn: TradingView)

Một cổ phiếu khác cũng vừa bị HNX đưa vào diện cảnh báo là DPC Công ty CP Nhựa Đà Nẵng do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại báo cáo tài chính 2022 đã kiểm toán của doanh nghiệp này là số âm.

Cùng với quyết định này, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cũng ra thông báo bổ sung lý do đưa DPC vào danh sách chứng khoán không được giao dịch ký quỹ. Bên cạnh lý do cổ phiếu bị cảnh báo, lợi nhuận sau thuế là số âm, còn một lý do khác khiến cổ phiếu DPC không được giao dịch ký quỹ là tại báo cáo tài chính 2022 đã soát xét có ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán.

Năm 2022, doanh thu của DPC chỉ đạt 21,8 tỷ đồng, chưa bằng 50% so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế ở mức âm 15,6 tỷ đồng, trong khi năm 2021 lợi nhuận đạt hơn 5,2 tỷ đồng.

Giải trình về tình trạng ‘phú quý giật lùi’ này, DPC cho rằng doanh thu năm 2022 chưa khôi phục lại hoạt động sản xuất kể từ khi di dời cơ sở sản xuất kinh doanh từ đường Trần Cao Vân lên khu công nghiệp Liên Chiểu (Đà Nẵng). Đến tháng 8/2022 hoạt động sản xuất mới được khôi phục. Ngoài ra, trong năm 2022, công ty đã ghi nhận tiền thuê đất phải nộp bổ sung cho các năm 2019, 2020, 2021 với số tiền 14,6 tỷ đồng.

Chứng khoán Mỹ đóng cửa trong sắc xanh, cổ phiếu ngân hàng dẫn đầu đà tăng

Chứng khoán Mỹ phiên 27/3 nối dài đà hồi phục, nhà đầu tư mua cổ phiếu ngân hàng khi cố gắng gạt bỏ cuộc khủng ...

Nhà đầu tư cá nhân nhẹ tay mua ròng hơn 150 tỷ đồng phiên 27/3, VNM được gom mạnh

Phiên giao dịch ngày 28/3, nhà đầu tư cá nhân mua ròng 153,3 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 70 tỷ ...

Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) báo lãi 197,2 tỷ đồng năm 2022 sau kiểm toán

Năm 2022, Chứng khoán SHS ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 197,2 tỷ đồng, sau khi trừ các khoản thuế phí, lãi sau thuế ...

Anh Khôi