Cổ phiếu FTM tăng mạnh bất chấp thua lỗ kéo dài 11 quý liên tiếp

Cập nhật: 11:23 | 08/11/2021 Theo dõi KTCK trên

Trên thị trường, cổ phiếu FTM ghi nhận tăng giá gấp đôi chỉ trong vòng 2 tháng qua, bất chấp quý 3 doanh nghiệp lỗ tiếp 37 tỷ đồng, kéo dài chuỗi thua lỗ liên tiếp lên con số 11 quý.

2108-ftm-3
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của FTM)

Báo cáo tài chính quý 3/2021 của CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (Fortex – Mã: FMT) ghi nhận lỗ ròng hơn 37 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 49 tỷ đồng).

Theo FTM, trước đó, trong giai đoạn quý 3/2020 Công ty phải dừng sản xuất hoàn toàn nhà máy 2 và nhà máy 5 do dịch bệnh COVID-19 bùng phát, đã bắt đầu ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh, khiến doanh thu sụt giảm dẫn tới chi phí cố định không đủ bù đắp. Quý 3/2021 dịch bệnh có giảm bớt hơn so với cùng kỳ, cho nên việc duy trì nhà máy 1 được ổn định, Công ty đã huy động nguồn lực để khôi phục hơn 50% sản lượng nhà máy 2 và 50% sản lượng nhà máy 4.

Tuy nhiên, lỗ triền miên 11 quý liên tiếp đã nâng tổng lỗ lũy kế của FTM cán mốc gần 328 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ 500 tỷ đồng.

Tính đến hết quý 3, doanh nghiệp có khoản nợ vay ngắn hạn 633 tỷ đồng và vay dài hạn 189 tỷ đồng. Tổng nợ vay gấp 4,5 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp có 792 tỷ đồng khoản phải thu ngắn hạn, chiếm 51% tổng tài sản. Trong đó, phải thu khách hàng 404 tỷ đồng, trả trước người bán ngắn hạn 219 tỷ và phải thu ngắn hạn khác 170 tỷ đồng. Ngoài ra, Fortex còn có khoản phải thu cho vay dài hạn 170 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu vốn có nhiều tai tiếng như FTM của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân cũng có chuỗi tăng ấn tượng thời gian qua. Theo đó, cổ phiếu FTM gần gấp đôi trong vòng hơn 2 tháng, giá từ vùng 2.700 đồng/cp lên 5.400 đồng/cp.

1743-ftm-4
Diễn biến giá cổ phiếu FTM trong 1 năm qua.

Theo tìm hiểu, cổ phiếu FTM tăng mạnh bất chấp thua lỗ kéo dài 11 quý liên tiếp có thể là do ảnh hưởng quyết định áp thuế chống phá giá với xơ sợi.

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 2302/QĐ-BCT ngày 13/10/2021 về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia.

Cụ thể, mức thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất và xuất khẩu của Ấn Độ là 54,9%; Indonesia là 21,94%; Malaysia là 21,23%; Trung Quốc từ 3,36% - 17,45%.

Thời gian áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức là 5 năm kể từ ngày Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức có hiệu lực (trừ trường hợp được thay đổi, gia hạn theo Quyết định khác của Bộ trưởng Bộ Công Thương).

Trước đó, Bộ Công Thương đã tiến hành cuộc điều tra kéo dài hơn 1 năm cho thấy lượng hàng hóa bị điều tra nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia gia tăng đột biến. Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá là nguyên nhân chính gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

Hàng rào thuế được dựng lên với mức từ 3,36% - 54,9% với sợi từ các nước này đã "cứu sống" ngành sợi trong nước. Đây là động lực, được giới đầu tư tài chính đánh giá rằng là "liều thuốc" rất cần để cổ phiếu ngành sợi hồi sinh.

Những doanh nghiệp được hưởng lợi chính là các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành dệt may có quy trình khép kín từ sợi và những doanh nghiệp ngành sợi.

Chứng khoán phiên sáng 8/11: Sắc xanh bao phủ, VN-Index tăng hơn 7 điểm

Thị trường chứng khoán trong nước phiên sáng 8/11/2021, mở cửa trong tâm lý hưng phấn của nhà đầu tư. Chỉ số đang hướng ...

Khuyến nghị mua cổ phiếu FPT với giá mục tiêu 118.500 đồng/cp

Dựa trên phương pháp Tổng giá trị các thành phần (SOTP) với định giá P/E cho ba mảng kinh doanh chính, Chứng khoán VNDirect đưa ...

Tin tức doanh nghiệp nổi bật ngày 8/11/2021: MSN, GDT, PHR, HUT, HTI, HDG

Cập nhật kết quả kinh doanh quý 3/2021, tình hình hoạt động, thông tin phát hành cổ phiếu, thông tin trả cổ tức và tin ...

Hoàng Hà