Cổ phiếu dược “được mùa”

Cập nhật: 12:27 | 16/07/2024 Theo dõi KTCK trên

Sau phiên đầu tuần điều chỉnh nhẹ và thanh khoản thấp, VN-Index trở lại với nhịp tăng mạnh gần 10 điểm trong phiên sáng 16/7. Trong đó, tâm điểm của thị trường là nhóm cổ phiếu dược với hàng loạt cổ phiếu tím lịm.

Tâm điểm của thị trường phiên sáng 16/7 là cổ phiếu ngành dược. Hàng loạt cổ phiếu dược phẩm, y tế đã tăng trần ngay từ đầu phiên như DHG, IMP, AMV, DVN, DCL, VMD, DBD, DBT, PBC,… Các cổ phiếu khác cũng ghi nhận sắc xanh như GPC, DDN, DP3, TRA,DTG,…

Cổ phiếu dược “được mùa”

Trong đó, cổ phiếu IPM của Công ty CP Dược phẩm Imexpharm lên tục vượt đỉnh trong thời gian gần đây. Tạm kế phiên sáng, giá cổ phiếu IMP tăng trần lên mức 93.400 đồng/cp, đây là mức đỉnh mới của cổ phiếu này trong lịch sử niêm yết, vốn hóa tương ứng vốn hóa đạt 6.538 tỷ đồng. Nhìn rộng ra, tính trong vòng 1 tháng qua, thị giá IPM đã tăng gần 50% từ mức giá thấp nhất 62.800 ngày 17/6. Xa hơn tại mức đáy của năm ở mức 49.000 đồng tại ngày 28/11/2023, giá cổ phiếu IPM đã tăng hơn 73%.

Ngôi sao khác ngành dược như mã DHT của Công ty CP Dược phẩm Hà Tây, cổ phiếu này tím trần trong phiên hôm nay, tương ứng mức tăng 9,9% lên 73.100 đồng/cp, nếu đóng cửa tại mức giá này, đây là phiên tăng thứ 4 liên tiếp (trong đó có 2 phiên tăng trần), vốn hóa tương ứng đạt hơn 6.000 tỷ đồng. Từ giữa tháng 4 đến này, giá cổ phiếu DHT đã tăng 177% từ mức đóng cửa thấp nhất 26.700 ngày 17/4.

Điểm chung đáng chú ý của Imexpharm và Dược Hà Tây là kỳ vọng về những nhà máy mới, tăng công suất và doanh thu. Theo một báo cáo mới đây của SSI Research, Imexpharm sở hữu nhiều cụm cơ sở sản xuất hiện đại, có tiềm năng tăng trưởng mạnh thông qua các loại thuốc kê đơn chất lượng cao, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Công ty đặt kế hoạch doanh thu và LNTT năm 2024 lần lượt tăng 19% và 12% svck, thông qua việc mở rộng việc kinh doanh ra khu vực miền Bắc, tăng cường đưa thuốc vào kênh bệnh viện cũng như xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á khác,đồng thời, công ty cũng đang lên kế hoạch cho nhà máy sản xuất thứ 5 của mình.

Với Dược Hà Tây Dược Hà Tây đang triển khai dự án Nhà máy Dược phẩm Công nghệ cao Hataphar tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc với tổng mức đầu tư là 1.350 tỷ đồng. Nhà máy đạt chuẩn EU – GMP, sản xuất thuốc tân dược (thuốc tim mạch, tiêu hóa, tiểu đường) với công suất 2 tỷ sản phẩm/năm, dự kiến đi vào hoạt động một phần từ năm 2024. Agriseco đánh giá đây đự án này được kỳ vọng là "gà đẻ trứng vàng" mới cho công ty dược phẩm 60 năm tuổi có trụ sở tại Hà Đông (Hà Nội). Theo ban lãnh đạo, nhà máy khi vận hành toàn bộ có thể đem lại 1.000 tỷ đồng doanh thu mỗi năm cho Dược Hà Tây, tăng khoảng 50% so với trước đó. Với nhà máy mới đạt chuẩn EU – GMP, Dược Hà Tây có thể tập trung vào nhóm thuốc tân dược và đẩy mạnh doanh thu.

Tại cổ phiếu DHG của Công ty CP Dược Hậu Giang, thị giá mã này tăng 6,9% lên mức 120.500 đồng/cp, nếu đóng cửa tại mức giá này, cổ phiếu DHG ghi nhận 4 phiên tăng liên tiếp, vốn hóa doanh nghiệp đạt mức hơn 15.700 tỷ đồng. Tính từ đầu tháng 5 đến nay, thị giá DHG đã tăng 8,6% từ mức 105.400 đồng/cp ngày 6/5, thanh khoản trung bình đạt 30.000 đơn vị/ngày.

Trong một báo cáo ngành dược gần đây, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng điểm nhấn của ngành dược sẽ là sự phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng kép khoảng 8% trong dài hạn nhờ hai yếu tố chính.

Xu hướng nhân khẩu học tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dược phẩm trong dài hạn: Đối với người cao tuổi, các vấn đề về sức khỏe sẽ xuất hiện nhiều và nhu cầu sử dụng các sản phẩm thuốc sẽ cao hơn đối với người ở độ tuổi lao động. Đối với các quốc gia đã phát triển, chi tiêu dành cho dược phẩm ở Mỹ chiếm tỷ trọng 18% GDP và khoảng 10% GDP ở khu vực Châu Âu.

Cổ phiếu dược “được mùa”

Theo Tổng cục Thống kê, số người trên 60 tuổi khoảng 13 triệu người tương đương với 13,17% tổng dân số Việt Nam vào năm 2022. Con số này được dự báo sẽ tăng lên 29,22 triệu người, chiếm 25,35% tổng dân số Việt Nam vào năm 2050.

Người dân đang chi tiêu nhiều hơn dành cho dược phẩm nhờ thu nhập bình quân tăng lên: Fitch Solutions dự báo chi tiêu bình quân đầu người dành cho dược phẩm có xu hướng tăng lên từ mức 1,46 triệu đồng của năm 2021 lên 2,12 triệu đồng vào năm 2026, tương đương với mức tăng trưởng kép 7,8% trong vòng 5 năm tới, chiếm tỷ trọng trung bình 5% thu nhập bình quân đầu người mỗi năm.

Cổ phiếu dược “được mùa”

Trong môi trường chính sách thuận lợi, VDSC cho rằng kênh ETC (các loại thuốc bán theo đơn bác sĩ) sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của ngành dược trong năm 2024.

Mặc dù giá trị trúng thầu trong hai tháng đầu năm chỉ đạt 17.000 tỷ đồng (-14%) do mức nền cao của cùng kỳ, tuy nhiên sự sụt giảm chủ yếu đến từ thuốc biệt dược gốc với giá trị là 1.540 tỷ đồng (-83%), vốn là nhóm thuốc được nhập khẩu từ nước ngoài.

Dựa vào chính sách ưu tiên sử dụng thuốc generic thay vì biệt dược gốc nhằm giảm giá thành, giảm gánh nặng kinh tế cho quỹ BHYT, giá trị trúng thầu tại các nhóm từ 2 – 4 đạt 8.000 tỷ đồng (+50%) với tỷ trọng thuốc nội địa lên tới 87%. Đây được xem như chỉ báo sớm về xu hướng tăng trưởng của các công ty dược nội địa.

Mặt khác, kênh OTC (các loại thuốc bán không cần kê đơn) dự kiến sẽ tăng trưởng ổn định tương đương với mức tăng trưởng chung của ngành khoảng 7-8% nhờ hệ thống phân phối rộng lớn của các chuỗi cửa hàng thuốc bán lẻ và hơn 62.000 nhà thuốc truyền thống thói quen mua thuốc tại các cửa hàng bán lẻ thay vì đến bệnh viện của phần đông người dân.

Quay lại với diễn biến thị trường, phiên sáng 16/7 nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng ghi nhận đà tăng ấn tượng với nhiều mã xanh. Trong đó, MBB dẫn đầu thanh khoản với 17,5 triệu đơn vị, thị giá tăng 2,8% lên 23.700 đồng/cp. Đà tăng còn có SHB (+0,4%), VPB (+1,1%), BVB (+4%), TCB (+0,4%), HDB (+1,4%), CTG (+1,7%),…

Các cổ phiếu tăng tích cực khác không còn nhiều và xuất hiện riêng lẻ, với những cái tên đáng kể như SIP +4,1% lên 86.200 đồng, NAB +4% lên 14.400 đồng, SBT +3,2% lên 13.050 đồng…

Tạm kết phiên sáng, chỉ số VN-Index tăng 9,97 điểm (0,78%) lên mức 1.289,79 điểm với 282 mã tăng, 80 mã tham chiếu và 121 mã giảm. Giá trị giao dịch đạt 7.277 tỷ đồng, tương ứng 304,6 triệu cổ phiếu. Chỉ số HNX-Index tăng 0,8 điểm (+0,33%), lên 245,64 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh hơn 29,1 triệu đơn vị, giá trị 489 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,51 triệu đơn vị, giá trị 89,8 tỷ đồng.

"Anh trai vượt ngàn chông gai" khuấy đảo showbiz, cổ phiếu của Yeah1 cũng nổi sóng thị trường

Cổ phiếu YEG xuất hiện những tín hiệu tích cực trong thời gian gần đây sau khi show truyền hình "Anh trai vượt ngàn chông ...

VNDirect (VND) tiếp tục chào bán hơn 9,5 triệu cổ phiếu “ế”

Công ty CP Chứng khoán VNDirect (HOSE: VND) vừa công bố nghị quyết HĐQT thông qua việc phân phối hơn 9,5 triệu cổ phiếu còn ...

Những phiên giao dịch tỷ USD sẽ xuất hiện thường xuyên khi hệ thống KRX chính thức vận hành

BSC Research cho rằng, việc sớm đưa hệ thống giao dịch KRX vào vận hành sẽ giúp thị trường chứng khoán Việt Nam đạt được ...

Đức Anh