Cổ phiếu DPC nổi sóng ngày về UPCoM

Cập nhật: 10:50 | 29/05/2024 Theo dõi KTCK trên

2,2 triệu cổ phiếu DPC giao dịch trở lại trên UPCoM từ ngày 28/5 theo chấp thuận của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội...

Mở cửa phiên giao dịch sáng ngày 29/5, cổ phiếu cổ phiếu DPC của Công ty CP Nhựa Đà Nẵng sớm phủ sắc tím (+14,13%), đưa thị giá lên mức 10.500 đồng/cổ phiếu. Trước đó, phiên 28/5, cổ phiếu DPC thậm chí còn có cho mình mức tăng tới 38,81%. Về việc cổ phiếu DPC có mức tăng mạnh như vậy là do theo quy định, biên độ phiên giao dịch đầu tiên trên thị trường UPCoM sẽ là 40%.

Cổ phiếu DPC nổi sóng ngày về UPCoM
2,2 triệu cổ phiếu DPC giao dịch trở lại trên UPCoM từ ngày 28/5 theo chấp thuận của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

2,2 triệu cổ phiếu DPC giao dịch trở lại trên UPCoM từ ngày 28/5 theo chấp thuận của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 6.700 đồng/cp.

Trước đó, cổ phiếu DPC bị hủy niêm yết bắt buộc vì tổng lỗ lũy kế của doanh nghiệp tại ngày 31/12/2023 vượt quá vốn điều lệ thực góp, thuộc trường hợp hủy bỏ niêm yết bắt buộc theo quy định.

Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2023, lỗ luỹ kế của Nhựa Đà Nẵng tại ngày 31/12/2023 là 23,9 tỷ đồng, trong đó lỗ luỹ kế năm 2022 là hơn 16,5 tỷ đồng và lỗ luỹ kế năm 2023 là 7,3 tỷ đồng.

Đây là lần thứ 2 cổ phiếu của Nhựa Đà Nẵng bị hủy niêm yết, sau lần đầu tiên vào năm 2009 cũng do vi phạm quy định về lỗ lũy kế. Cổ phiếu này niêm yết lần đầu vào năm 2001 trên sàn HOSE, đến tháng 6/2009 chuyển qua sàn HNX.

Về kết quả hoạt động kinh doanh quý 1/2024, Nhựa Đà Nẵng tiếp tục báo lỗ sau thuế hơn 953 triệu đồng. Hết quý 1, tổng tài sản của công ty đạt 76,2 tỷ đồng, phần lớn là tài sản dài hạn chiếm 65,4 tỷ, còn lại 10,8 tỷ đồng là tài sản ngắn hạn. Đáng chú ý, tổng số nợ phải trả cao gấp đôi vốn chủ sở hữu, trong đó nợ phải trả là 50,7 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu đạt 25,4 tỷ đồng.

Cổ phiếu DPC nổi sóng ngày về UPCoM
Công ty CP Nhựa Đà Nẵng tiền thân là Nhà máy Nhựa Đà Nẵng thành lập năm 1976

Theo tìm hiểu, Công ty CP Nhựa Đà Nẵng tiền thân là Nhà máy Nhựa Đà Nẵng thành lập năm 1976. Năm 2000, Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần. DPC chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng nhựa gia dụng, nhựa công nghiệp, nhựa kỹ thuật, nhựa xây dựng, kinh doanh nguyên vật liệu, vật tư phục vụ ngành nhựa.

Cổ đông lớn của Công ty là Công ty CP Nhựa Bình Minh (HOSE: BMP) sở hữu 29,05% vốn điều lệ (BMP ghi nhận đầu tư vào công ty liên kết Nhựa Đà Nẵng); bà Nguyễn Thị Phương Lan sở hữu 20,57% vốn điều lệ; Công ty TNHH Đầu tư Sao tháng năm sở hữu 5,14% vốn điều lệ và còn lại 45,24% thuộc về nhóm cổ đông khác.

Trong số các khoản vay tài chính ngắn và dài hạn của DPC, Công ty có khoản vay Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh với tổng giá trị 20 tỷ đồng, thời hạn vay từ tháng 4/2022 tới tháng 4/2027 với lãi suất 0,45%/tháng.

Một chủ nợ khác của DPC là Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng với tổng số nợ 25,3 tỷ đồng, lãi suất vay từ 6,43% - 7,39%/năm.

Khối ngoại bán ròng gần 1.190 tỷ đồng trong phiên VN-Index “bay cao”

VN-Index tăng “phi mã” trong phiên chiều nhờ sự phục hồi nhanh của nhóm blue-chips. Khối ngoại cũng rút vốn mạnh nhóm blue-chips, riêng rổ ...

Nhận định chứng khoán phiên 29/5: Dòng tiền lan tỏa, nhà đầu tư đã có thể yên tâm?

Thị trường chứng khoán tiếp đà hồi phục mạnh, dòng tiền cũng lan tỏa sang hầu hết các nhóm ngành, liệu nhà đầu tư đã ...

"Cá mập" Pyn Elite dự báo "sốc" về thị trường chứng khoán Việt Nam

Các công ty chứng khoán đưa ra nhận định VN-Index sẽ dao động quanh mức 1.400 - 1.500 điểm trong năm 2024. Tuy nhiên, "Cá ...

Nguyên Nam