Cổ phiếu chưa niêm yết (OTC) là gì?

Cập nhật: 15:36 | 14/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Cổ phiếu OTC xuất phát từ cụm từ tiếng Anh Over the Counter Market. Nó được hiểu là thị trường mua bán chứng khoán không qua sàn giao dịch tập trung (HOSE, HNX, Upcom). OTC hoạt động trên nguyên tắc tự thỏa thuận về giá, số lượng giữa bên mua và bên bán. Các bên tương tác với nhau thông qua các nền tảng trung gian như website, diễn đàn,…

Ưu điểm của OTC

Thị trường OTC được đánh giá là mang lại lợi nhuận lớn. Đồng nghĩa với đó, nơi đây cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro rất cao.

Thị trường OTC hoạt động mọi lúc, mọi nơi, 24/7, xuyên suốt từ thứ hai đến chủ nhật. Nếu như các sàn giao dịch tập trung “nghỉ ngơi” vào cuối tuần thì đây lại là thời gian sôi nổi nhất của OTC.

OTC cho phép nhà đầu tư mua cổ phiếu của các công ty đã và chưa niêm yết trên sàn chứng khoán. Trong khi thị trường giao dịch tập trung chỉ cho phép mua cổ phiếu của các công ty đã niêm yết.

3127-otc
Hình minh họa

Các giao dịch được tiến hành nhanh chóng nhờ quy trình, thủ tục đơn giản và chính sách “tự thỏa thuận”.

Nhược điểm của OTC

Để các giao dịch có thể diễn ra, ta cần có sự hỗ trợ của bên trung gian thứ ba. Họ sẽ tạo ra sân chơi chung cho nhà đầu tư và tính phí trên mỗi giao dịch được thực hiện thành công. Thông thường, mức phí này sẽ cao hơn nhiều so với giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung.

OTC là nơi dành riêng cho những nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận rủi ro cực cao. Đặc biệt, họ phải có kinh nghiệm thực chiến. Với những người mới tập tành đầu tư thì không nên quá mạo hiểm tham gia vào OTC. Lý do là bởi ngoài kiến thức chuyên môn, bạn cũng cần có thêm khả năng phân tích, định giá để xác định giá trị thực tế của từng mã cổ phiếu chưa được niêm yết trên sàn chứng khoán. Đây là nơi có mức độ rủi ro rất lớn.

Có hai dạng cổ phiếu: Cổ phiếu có mã lưu ký, sẽ được quản lý bởi Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD); Cổ phiếu chưa có mã lưu ký, được quản lý bởi Phòng Quản lý cổ đông của chính công ty phát hành, hoặc Công ty chứng khoán giữ sổ cổ đông.

Cổ phiếu OTC được giao dịch phi tập trung, không qua các sàn như HOSE, HNX. Thị trường OTC hoạt động dựa trên sự thỏa thuận giá cả, số lượng của bên mua và bên bán, không có địa điểm giao dịch thực tế. Mọi giao dịch được thực hiện trên nền tảng điện tử trung gian do các công ty môi giới chứng khoán cùng nhau duy trì như website, diễn đàn. Các công ty môi giới này đồng thời đóng vai trò nhà tạo lập thị trường bằng cách báo giá, sau đó thực hiện mua và bán chứng khoán.

Giá giao dịch quy định thể hiện trên giấy tờ là 10.000 VNĐ, tuy nhiên, giá hiện thực chênh lệch rất nhiều so với mệnh giá. Giá của những cổ phiếu OTC không được công khai và cập nhật trên bảng điện tử như cổ phiếu đã niêm yết trên sàn mà thông qua hệ thống các đại lý, các nhà môi giới hay các trang tin chuyển nhượng. Nhà đầu tư có thể mua trực tiếp từ các đại lý sẵn sàng bán cổ phiếu hoặc trái phiếu mà họ sở hữu hoặc với một nhà môi giới.

Dựa trên nguyên tắc "thuận mua vừa bán", cả người mua và người bán trong thị trường OTC tự đưa ra mức giá kỳ vọng của mình. Do đó, thị trường này có thể mang lại lợi nhuận lớn hơn, nhưng đồng nghĩa là rủi ro đi kèm cũng sẽ cao.

Quá trình mua bán, trao đổi cổ phiếu OTC tương đối dễ dàng. Giống như hầu hết các cổ phiếu khác, nhà đầu tư có thể mua và bán cổ phiếu OTC thông qua các công ty môi giới trực tuyến. Để mua cổ phiếu của một cổ phiếu OTC, nhà đầu tư cần có đủ tiền trong tài khoản môi giới của mình để mua số lượng cổ phiếu mong muốn, chọn cổ phiếu theo mã ký hiệu chứng khoán của công ty và thực hiện giao dịch.

Hoạt động sàn OTC ở Việt Nam là hợp pháp, tuy nhiên những quy định cũng như hành lang pháp lý còn lỏng lẻo. Trong khi đó, các công ty chưa niêm yết không được kiểm toán độc lập, không công khai báo cáo tài chính. Điều này có thể gây khó khăn cho nhà đầu tư trong việc đánh giá, nhận định về tình hình doanh nghiệp mình muốn đầu tư.

So sánh sàn OTC và sàn chứng khoán tập trung

Sàn OTC

Sàn chứng khoán tập trung
Chịu sự chi phối và kiểm soát bởi Luật chứng khoán Việt Nam Chịu sự chi phối và kiểm soát bởi Luật chứng khoán Việt Nam

Giao dịch thông qua các nền tảng số

Giao dịch tại sàn giao dịch
Giá cổ phiếu mua/bán theo thỏa thuận, không công khai Giá niêm yết trên sàn, công khai và minh bạch

Mức giá tham khảo trên thị trường từng sàn

Tất cả các sàn sẽ có cùng một mức giá ở cùng một thời điểm
Độ rủi ro cao Độ rủi ro thấp

Quản lý bởi trung tâm lưu ký chứng khoán hoặc công ty phát hành cổ phiếu

Quản lý bởi sở giao dịch
Thanh toán linh hoạt và đa dạng T+2 (Tiền) hoặc T+3 (Chứng khoản) về tài khoản
Tìm hiểu lãi suất kép, công thức tính lãi suất kép

Lãi suất kép giúp "lãi chồng lãi, lãi mẹ đẻ lãi con", được giới đầu tư ví như "chìa khoá vàng" trong đầu tư tài ...

Cách giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi khi đầu tư vào chứng khoán

Với những nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán, sợ hãi luôn là tâm lý mà nhiều người gặp phải. Nếu không ...

6 tháng cuối năm, chờ "lộc" từ nhóm cổ phiếu chưa niêm yết

Ngoài các doanh nghiệp đã niêm yết, gần đây nhà đầu tư tổ chức, cá nhân có xu hướng đầu tư dài hạn hoặc lướt ...

Diệp Vấn (T/H)