Cổ phiếu bị hủy niêm yết và khi nào cổ phiếu bị hủy niêm yết?

Cập nhật: 14:47 | 24/11/2022 Theo dõi KTCK trên

Hủy niêm yết cổ phiếu là một mã cổ phiếu bị loại khỏi sàn giao dịch chứng khoán và không còn được niêm yết, giao dịch. Cổ phiếu khi bị hủy niêm yết sẽ có nhiều tác động đến nhà đầu tư.

Khái niệm cổ phiếu bị hủy niêm yết

Cổ phiếu bị hủy niêm yết là các mã cổ phiếu đã đăng ký niêm yết và được chấp thuận trên sàn giao dịch chứng khoán như HOSE hay HNX. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động tình hình kinh doanh thua lỗ khiến công ty không đạt được những tiêu chí niêm yết ban đầu.

Nói dễ hiểu cổ phiếu bị hủy niêm yết là cổ phiếu không còn được giao dịch trên sàn giao dịch trước đó, có thể là bị hủy bắt buộc, có thể là tự động đưa đơn hủy niêm yết tùy vào công ty. Một số công ty thì sẽ hủy niêm yết trên các Sở giao dịch chứng khoán nhưng sau đó niêm yết trên sàn Upcom để đảm bảo tính thanh khoản cổ phiếu.

Cổ phiếu bị hủy niêm yết và khi nào cổ phiếu bị hủy niêm yết?
Hình minh họa

Cổ phiếu khi bị hủy niêm yết đồng nghĩa với việc các quyền giao dịch chứng khoán sẽ không được thông qua các công ty chứng khoán và sàn giao dịch chứng khoán.

Khi nào cổ phiếu bị hủy niêm yết?

Theo quy định của pháp luật, có 2 trường hợp hủy niêm yết cổ phiếu:

Hủy niêm yết chứng khoán bắt buộc: Là những chứng khoán bắt buộc bị hủy bỏ do không đáp ứng đầy đủ các quy định, quy tắc cho việc niêm yết chứng khoán tại các sở/sàn giao dịch chứng khoán như: Hoạt động sản xuất kinh doanh chính bị ngừng hoạt động từ 1 năm trở lên; Công ty bị lỗ 3 năm liên tiếp và tổng số lỗ vượt quá số vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính gần nhất; Và một số quy định khác.. Như vậy, khi các công ty không đáp ứng được các tiêu chuẩn tối thiểu do một sàn giao dịch đặt ra thì sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc.

Ví dụ: Công ty A ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh từ 1 năm trở lên sẽ bị hủy niêm yết chứng khoán bắt buộc.

Hủy niêm yết chứng khoán tự nguyện: Là cách thức hủy niêm yết chứng khoán khi tổ chức niêm yết đưa ra đề nghị hủy bỏ niêm yết trên sàn chứng khoán. Điều kiện: Phải có trên 50% số phiếu biểu quyết của các cổ đông (không phải là cổ đông lớn) chấp thuận hủy bỏ niêm yết và không được đề nghị hủy bỏ niêm yết trong thời hạn 02 năm kể từ ngày đưa cổ phiếu vào niêm yết lần đầu tiên.

Ví dụ: Công ty B muốn rút khỏi thị trường chứng khoán nên đưa ra yêu cầu hủy niêm yết chứng khoán trên sàn chứng khoán. Nếu yêu cầu này có trên 50% số phiếu biểu quyết từ các cổ đông thì yêu cầu hủy niêm yết sẽ được chấp nhận.

Điều kiện hủy bỏ niêm yết chứng khoán

Căn cứ theo Điểm a, Khoản 2, Điều 60, Nghị định 58, chứng khoán hủy bỏ niêm yết khi tổ chức niêm yết đề nghị hủy bỏ niêm yết cần đáp ứng 2 điều kiện sau đây:

Tổ chức niêm yết chỉ được hủy bỏ niêm yết chứng khoán khi Quyết định của Đại hội đồng cổ đông có trên 50% số phiếu biểu quyết của các cổ đông không phải là cổ đông lớn chấp thuận hủy bỏ niêm yết;

Tổ chức niêm yết không được đề nghị hủy bỏ niêm yết trong thời hạn 02 năm kể từ ngày đưa cổ phiếu vào niêm yết

Hồ sơ hủy bỏ niêm yết

Căn cứ theo Điểm b, Khoản 2, Điều 60, Nghị định số 58, hồ sơ đề nghị hủy bỏ niêm yết chứng khoán tự nguyện sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

Giấy đề nghị hủy bỏ niêm yết;

Quyết định thông qua việc hủy bỏ niêm yết cổ phiếu của Đại hội đồng cổ đông, hủy bỏ niêm yết trái phiếu của Hội đồng quản trị hoặc trái phiếu chuyển đổi của Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần); hủy bỏ niêm yết trái phiếu của Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên) hoặc chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên); hủy bỏ niêm yết chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán của Đại hội nhà đầu tư hoặc hủy bỏ niêm yết cổ phiếu của Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán đại chúng.

Ngoài ra, mỗi sở giao dịch chứng khoán sẽ có quy định cụ thể về hồ sơ hủy bỏ niêm yết chứng khoán. Tổ chức yêu cầu hủy bỏ niêm yết chứng khoán trên sở giao dịch nào thì thực hiện việc cung cấp đầy đủ hồ sơ theo quy định của sở giao dịch đó. Cụ thể:

Đối với Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX): Khi yêu cầu hủy niêm bỏ niêm yết chứng khoán tự nguyện, tổ chức yêu cầu cần cung cấp hồ sơ gồm:

Giấy đề nghị hủy bỏ niêm yết (Theo mẫu NY-06a, Phụ lục III Quy chế niêm yết tại SGDCK)

Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hủy bỏ niêm yết cổ phiếu; quyết định của Hội đồng quản trị (trường hợp công ty cổ phần) hoặc Hội đồng thành viên (trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn) hoặc chủ sở hữu vốn (trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên) hoặc văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền (trường hợp doanh nghiệp Nhà nước) thông qua về việc hủy bỏ niêm yết trái phiếu;

Phương án giải quyết quyền lợi cho cổ đông/ trái chủ/người đầu tư

Báo cáo đã hoàn tất phương án giải quyết quyền lợi cho cổ đông

Đối với Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE): Khi đăng ký hủy niêm yết tự nguyện, tổ chức yêu cầu hủy niêm yết cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

Giấy đề nghị huỷ niêm yết (theo mẫu số NY-03A, NY-03B)

Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hủy bỏ niêm yết cổ phiếu; quyết định của Hội đồng

Quản trị (trường hợp công ty cổ phần) hoặc Hội đồng thành viên (trường hợp công ty TNHH) hoặc chủ sở hữu vốn (trường hợp công ty TNHH 1 thành viên) hoặc văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền (trường hợp doanh nghiệp Nhà nước) thông qua về việc hủy bỏ niêm yết trái phiếu; quyết định của Đại hội đồng nhà đầu tư thông qua việc huỷ niêm yết của chứng chỉ quỹ.

Phương án giải quyết quyền lợi cho cổ đông/ trái chủ/nhà đầu tư sau khi hủy niêm yết.

Báo cáo đã hoàn tất phương án giải quyết quyền lợi cho cổ đông/ trái chủ/ nhà đầu tư sau khi hủy niêm yết.

Đăng ký niêm yết sau hủy bỏ

Đối với việc đăng ký niêm yết sau hủy bỏ, Khoản 3, Điều 60, Nghị định số 58 đã quy định: “Tổ chức có chứng khoán bị hủy bỏ niêm yết chỉ được đăng ký niêm yết lại sau 12 tháng kể từ khi hủy bỏ niêm yết nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 53 hoặc Điều 54 Nghị định này. Hồ sơ, thủ tục niêm yết thực hiện theo quy định tại Điều 57, Điều 58 Nghị định này”.

Ý nghĩa của việc huỷ niêm yết chứng khoán

Việc huỷ niêm yết chứng khoán là điều mà nhà đầu tư không mong muốn, thể nhưng nhìn tổng quan về giao dịch chứng khoán trên sàn thì việc huỷ niêm yết chứng khoán có ý nghĩa rất quan trọng như:

Tạo một môi trường đầu tư minh bạch, đồng thời thanh lọc, loại bỏ những cổ phiếu kém chất lượng, gây lũng đoạn thị trường.

Tạo niềm tin với các nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán, nâng cao hơn hiệu quả đầu tư cho các nhà đầu tư.

Các nhà đầu tư sẽ tin tưởng và hoàn toàn có thể dựa trên các thông tin mà các doanh nghiệp cung cấp để đánh giá tiềm năng, cơ hội đầu tư hiệu quả và chính xác.

Giúp doanh nghiệp hoạt động minh bạch hơn, có trách nhiệm với các nhà đầu tư hơn.

Lỡ mua phải cổ phiếu bị hủy niêm yết, nhà đầu tư nên xử trí ra sao?

Thực chất, nếu công ty bị hủy niêm yết thì các cổ đông nhỏ sẽ bị thiệt hại lớn, do rất khó chuyển số cổ phiếu đang nắm giữ thành tiền mặt.

Để bảo vệ quyền lợi cho cổ đông, chính công ty đó phải dùng tiền đang có hoặc bán tài sản (máy móc, nhà xưởng, bất động sản…) để mua lại cổ phiếu đó. Trong trường hợp doanh nghiệp không mua, thì Ủy Ban Chứng Khoán nhà nước yêu cầu doanh nghiệp đó chuyển cổ phiếu sang giao dịch trên sàn UPCoM (sàn giao dịch không chính thức hay sàn thứ cấp) để nhà đầu tư có thể tiếp tục bán cổ phiếu tại đây.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần lưu ý, khi cổ phiếu phải chuyển sang sàn UPCoM, thanh khoản sẽ rất khó khăn, không như 2 sàn còn lại.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Tìm hiểu về chỉ số ROCE, ý nghĩa của chỉ số ROCE

Chỉ số ROCE là một công cụ quan trọng khi đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp.

Tìm hiểu về khái niệm đòn bẩy tài chính, công thức tính đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính là công cụ tuyệt vời giúp nhiều nhà đầu tư có thể tăng cao lợi nhuận kiếm được từ các khoản ...

Tìm hiểu mô hình cờ đuôi nheo trong chứng khoán

Mô hình cờ đuôi nheo là mô hình tiếp diễn xu hướng, khi thị trường chứng khoán trải qua một biến động lên hoặc xuống, ...

Đình Trọng t/h