Cổ phiếu bank tăng thốc, VN-Index bật lại mốc 1.276 điểm

Cập nhật: 15:49 | 12/04/2024 Theo dõi KTCK trên

Trong phiên giao dịch cuối tuần, thị trường chứng khoán ghi nhận tín hiệu tích cực với nhịp tăng mạnh của cổ phiếu ngân hàng.

Trong phiên giao dịch chiều ngày 12/4/2024, thị trường chứng khoán ghi nhận tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ với sự dẫn dắt của nhóm vốn hóa lớn. Theo đó, VN-Index đóng cửa tại mức 1.276,60 điểm, tương ứng mức tăng 1,46%.

Tại nhóm VN30, CTG, VJC, TCB là các cổ phiếu tăng mạnh nhất nhóm. Đáng chú ý, CTG tiếp tục bứt phá với mức tăng trên 6%. Chiều ngược lại, MWG giảm 0,6%, qua đó là mã cổ phiếu tiêu cực nhất nhóm.

Cổ phiếu bank tăng thốc, VN-Index bật lại mốc 1.276 điểm
Diễn biến thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch sáng nay.

Tại nhóm đầu tư công, so với phiên sáng, sắc xanh đã lấy lại vị thế. Kết phiên chiều, các mã cổ phiếu thuộc liên danh VIETUR gồm CC1, VCG, HAN,... bắt đầu hồi phục với thanh khoản tương đối. Cùng chiều, các cổ phiếu cùng ngành khác như HHV, KSB, FCN, LCG,... đồng loạt tăng điểm với biến động tương đối lớn.

Diễn biến cùng chiều, nhóm đầu tư công, nhóm cổ phiếu thép có phần giữ nhịp. Bộ 3 cổ phiếu HPG, HSG, NKG đứng giá tại mốc tham chiếu. Ngoài ra, các mã vốn hóa nhỏ hơn như SMC, TIS,... không thay đổi quá nhiều so với diễn biến của phiên sáng. Đáng chú ý, POM tiếp tục là cổ phiếu giảm mạnh nhất nhóm khi nằm sàn với khối lượng kỷ lục.

Tại nhóm chứng khoán, dòng tiền có tín hiệu tăng dần so với phiên sáng, dẫn tới diễn biến phân hóa rõ ràng. So với phiên sáng, số lượng mã xanh đã lấy lại vị thế. Các cổ phiếu VND, SSI, FTS, BSI, HCM,... đồng loạt tăng điểm với biên độ từ 2% - 5%.

Trong diễn biến khác, nhóm ngân hàng ghi nhận sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Cùng chiều với CTG các mã cùng ngành như VCB, STB, SHB..đồng loạt tăng điểm với thanh khoản lớn. Ngoài ra, LPB tiếp tục nối dài đà tăng khi đóng cửa trong sắc tím.

Tại nhóm dầu khí, diễn biến của của giá dầu trong ngày hôm qua đã tác động một phần tới biến động của cổ phiếu năng lượng. Chốt phiên chiều, PVD, PVS, BSR, PVC phân hóa trong sắc xanh, đỏ đan xen với thanh khoản tương đối.

Ngoài ra, lực bán bất ngờ suy giảm đáng kể tại nhóm BĐS trong phiên chiều nay. Kết phiên giao dịch chiều 12/4, các cổ phiếu như DIG, CEO, HDC, DXG,... phân hóa trong sắc xanh giao động từ 1% - 3%. QCG tiếp tục là cổ phiếu mạnh nhất nhóm khi duy trì sắc tím từ phiên sáng.

Trên sàn HNX, nhịp tăng của nhóm HNX30 gây ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch chiều 12/4, số lượng mã xanh đã chiếm ưu thế, chỉ số HNX-Index tiến về vùng 241 điểm. Thanh khoản trên sàn HNX tiếp tục được duy trì mức cao, tương đương 79 triệu đơn vị, trị giá khoảng hơn 1.600 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nhóm HNX30 diễn biến tương đối cùng chiều với sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Đáng chú ý, LAS tiếp tục là mã mạnh nhất nhóm khi đóng cửa trong sắc xanh. Ngược lại, TAR giảm sàn với thanh khoản tăng cao. Đà giảm của cổ phiếu TAR diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu đối diện nguy cơ hủy niêm yết.

Trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index ghi nhận biến động không quá lớn. Cổ phiếu BSR không biến động quá nhiều khi đóng cửa tại mốc 19.700 đồng/CP với khối lượng giao dịch thị đạt xấp xỉ 5,1 triệu đơn vị. Tiếp theo đó, C4G khớp trên 1,3 triệu đơn vị và đóng cửa tại vùng giá 10.900 đồng.

Tổng quan, trong phiên giao dịch thứ cuối tuần, cổ phiếu ngân hàng đồng loạt tăng mạnh, qua đó đưa VN-Index bật mạnh trở lại gần mốc 1.280 điểm. Đà tăng của nhóm cổ phiếu ngân hàng diễn ra trong bối cảnh các nhà băng đồng loạt muốn tăng vốn.

Hiện tại, Vietcombank đang lên kế hoạch phát hành 6,5% vốn điều lệ cho cổ đông chiến lược, với giá trị được dự báo đạt 1 tỷ USD, tương đương mức định giá 100.000 đồng/cổ phiếu. Ngoài ra, ngân hàng này cũng dự kiến trình đại hội cổ đông 2024 phương án tăng vốn điều lệ lên hơn 77.500 tỷ đồng thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu, với tỷ lệ 38,8%.

Trước đó, BIDV lùi kế hoạch tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành riêng lẻ hoặc ra công chúng với tỷ lệ 9% từ năm 2023 sang năm 2024.

Ngoài ra, MBB cũng đã hoàn tất việc phát hành 73 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho Viettel và SCIC. Số lượng cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 5 năm.

Cùng chiều, LPBank vừa công bố tài liệu đại hội cổ đông 2024, trong đó dự kiến tăng vốn điều lệ thêm 8.000 tỷ đồng (tỷ lệ tăng hơn 31%). Tương tự, MSB sẽ xin ý kiến cổ đông thông qua phương án tăng vốn điều lệ từ 20.000 tỷ đồng lên 26.000 tỷ đồng. Techcombank dự kiến tăng vốn điều lệ từ 35.225 tỷ đồng lên 70.450 tỷ đồng.

Cuồi cùng, tại đại hội cổ đông 2024 tổ chức cuối tuần qua, ACB đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ thêm 5.800 tỷ đồng, lên 44.666 tỷ đồng. VIB thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 29.791 tỷ đồng, tăng 17,44%. Nam A Bank cũng thống nhất việc tăng vốn điều lệ từ 10.580 tỷ đồng lên 13.725 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu.

Agriseco dự báo những nhóm ngành có kết quả kinh doanh "sáng" trong quý 1

Agriseco Research cho rằng những số liệu kinh tế vĩ mô tích cực tiếp tục tạo cơ sở trong việc kỳ vọng vào kết quả ...

VIX đặt mục tiêu lãi khủng trong năm 2024, kế hoạch tăng vốn được hé lộ tại ĐHĐCĐ

Tại ĐHCĐ, Công ty Cổ phần Chứng khoán VIX đặt mục tiêu doanh thu vượt 14.500 tỷ đồng trong năm 2024.

Thanh khoản cải thiện, cổ phiếu Bank đưa VN-Index trở lại mốc 1.264 điểm

Trong phiên giao dịch sáng nay, thị trường chứng khoán tiếp tục phục hồi với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Thành An