Cổ phiếu APH vào diện cảnh báo và giải trình của An Phát Holdings

Cập nhật: 09:48 | 13/04/2024 Theo dõi KTCK trên

Cùng "cảnh ngộ" với APH còn có cổ phiếu SMC của Công ty CP Đầu tư Thương mại SMC; cổ phiếu SVD của Công ty CP Đầu tư và Thương mại Vũ Đăng; cổ phiếu TDC của Công ty CP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương khi bị đưa vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.

Ngày 10/4 vừa qua, cổ phiếu APH của Công ty CP Tập đoàn An Phát Holdings chính thức bị đưa vào diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên BCTC hợp nhất năm 2023 đã kiểm toán là số âm. Quyết định trên được Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) đưa ra ngày 03/04.

Cổ phiếu APH vào diện cảnh báo và giải trình của An Phát Holdings

Vào đầu năm 2023, lãi sau thuế chưa phân phối của APH đạt 73,4 tỷ đồng nhưng đến cuối năm, con số này âm 171 tỷ đồng.

Giải trình từ An Phát Holdings, điều này do tháng 11/2023, hai công ty con là Công ty CP Nhựa An Phát Xanh (HOSE: AAA) và Công ty CP Khu công nghiệp kỹ thuật cao An Phát (APC) đã nhận chuyển nhượng 18,3 triệu cổ phần của Công ty CP Khu công nghiệp kỹ thuật cao An Phát 1 (APC1), tương đương tỷ lệ 49%, với tổng giá phí 603 tỷ đồng.

Tỷ lệ lợi ích của APH tại APC1 tăng từ 23,8% lên 47,51% sau giao dịch. Khoản chênh lệch 218,6 tỷ đồng giữa giá phí chuyển nhượng và phần sở hữu tăng thêm trong tài sản thuần của APC1 được ghi nhận làm giảm chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên BCTC hợp nhất. Điều này dẫn đến lợi nhuận sau thuế chưa phối phối đến ngày 31/12/2023 bị âm như đã đề cập.

Tuy nhiên, APH cho rằng năm 2023, Công ty thu lãi sau thuế 219 tỷ đồng, tăng đến 282% so với 2022, phần lớn nhờ giảm 30% chi phí bán hàng (chi phí dịch vụ mua ngoài giảm khoảng 246 tỷ đồng) nên có thể thấy các hoạt động kinh doanh đã đạt hiệu quả và tăng trưởng mạnh mẽ so với trước đó.

Cổ phiếu APH vào diện cảnh báo và giải trình của An Phát Holdings
Chi tiết vốn chủ sở hữu của APH đến cuối năm 2023 (Nguồn: APH)

APH cho biết trong thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục tập trung vào các mảng sản xuất kinh doanh cốt lõi là mảng sản xuất và kinh doanh bất động sản khu công nghiệp, kết hợp thực hiện các biện pháp tối ưu hóa chí phí cũng như bám sát, nghiên cứu thị trường để tìm kiếm cơ hội và cải thiện hiệu quả mảng thương mại hạt nhựa.

Ngoài ra, APH sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và triển khai đa dạng hóa danh mục sản phẩm, đặc biệt các sản phẩm và nguyên liệu nhựa sinh học, thân thiện với môi trường, khuyến khích và triển khai quyết liệt các sáng kiến cải tiến sản xuất trong nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm và có tính thực tiễn cao.

Doanh nghiệp nhựa đánh giá với tình hình kinh doanh hiện nay và định hướng của Công ty trong thời gian tới, đặc biệt sau khi tỷ lệ lợi ích tại APC1 tăng lên thì lợi nhuận đóng góp từ mảng bất động sản khu công nghiệp trên BCTC sẽ càng cao do APC1 được ghi nhận doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động cho thuê, chuyển nhượng bất động sản khu công nghiệp. APH tin tưởng sẽ từng bước giảm dần các khoản lỗ lũy kế nêu trên.

Cụ thể hơn, APH kỳ vọng doanh thu thuần và lãi sau thuế năm nay lần lượt đạt 14.000 tỷ đồng và 360 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng lợi nhuận 64% so với thực hiện năm 2023, qua đó dự kiến bù đắp được khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối bị âm vào năm 2025.

Cùng "cảnh ngộ" với APH còn có cổ phiếu SMC của Công ty CP Đầu tư Thương mại SMC; cổ phiếu SVD của Công ty CP Đầu tư và Thương mại Vũ Đăng; cổ phiếu TDC của Công ty CP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương khi bị đưa vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.

Nguyên nhân loạt cổ phiếu này bị đưa vào diện cảnh báo là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại báo cáo tài chính hợp nhất kiểm tóan năm 2023 của tổ chức niêm yết là số âm.

Riêng 2 mã SVD và SMC đồng thời sẽ vào diện kiểm soát kể từ ngày 10/4/2024 do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán trong 2 năm gần nhất (2022, 2023) của 2 doanh nghiệp là số âm.

Ngoài ra, cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ và cổ phiếu PSH của Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu cũng vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.

Nguyên nhân do tổ chức kiểm toán có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2023 của tổ chức niêm yết, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh cáo.

Ngoài ra, các mã BCE của Công ty cổ phần Xây dựng và Giao thông Bình Dương và PTL của Công ty cổ phần Victory Capital sẽ giữ nguyên diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến ngày 31/12/2023 âm căn cứ báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023.

Thanh khoản cải thiện, cổ phiếu Bank đưa VN-Index trở lại mốc 1.264 điểm

Trong phiên giao dịch sáng nay, thị trường chứng khoán tiếp tục phục hồi với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Cổ phiếu bank tăng thốc, VN-Index bật lại mốc 1.276 điểm

Trong phiên giao dịch cuối tuần, thị trường chứng khoán ghi nhận tín hiệu tích cực với nhịp tăng mạnh của cổ phiếu ngân hàng.

Dòng tiền cá mập trở lại đường đua, nhóm ngân hàng rực sáng

Kết phiên 12/04, VN-Index trả điểm mạnh nhờ dòng Bank, dòng tiền cá mập phát tín hiệu trở lại thị trường.

Linh Đan