Cô gái xứ Nghệ và câu chuyện về một cộng đồng Kinh tế tuần hoàn

Cập nhật: 15:00 | 23/02/2021 Theo dõi KTCK trên

Nguyễn Thị Thư Trang (SN 1998) tại Nghệ An, hiện là chủ sản xuất dầu lạc Cô Sáu với câu chuyện về một cộng đồng Circle economy (Kinh tế tuần hoàn) cho các sản phẩm nông nghiệp ở quê nhà.

Người đầu tiên khởi nghiệp với mô hình kinh doanh căn hộ, tòa nhà tại Nha Trang

Người con xứ Thanh tự học mỹ thuật qua youtube và khởi nghiệp bằng niềm đam mê

Tạo ra những sản phẩm lành, sạch, xanh

Thư Trang bắt đầu khởi nghiệp từ 3 năm trước. Với ý tưởng xuất phát khi cô tham gia Diễn đàn Thanh niên và phát triển bền vững (VYS). Đó không phải lần đầu Thư Trang học các khái niệm liên quan đến bền vững, hệ sinh thái, thuận tự nhiên, nhưng đó là lần Trang được gặp người thật việc thật là các anh chị đã về vườn, tạo ra những sản phẩm lành, sạch, xanh đồng thời tạo công ăn việc làm cho bà con lao động ở địa phương.

5801-z2338619764190-6c4999d0465cd20c0e7376d7b076ece2

Những sản phẩm mà các anh chị mang đến, không chỉ là “lành” với người dùng, người sản xuất, mà còn “lành” với cả hệ sinh thái – điều này khiến Trang rất ấn tượng. Lĩnh vực kinh doanh về dầu ép thực vật và tinh bột nghệ nguyên chất thực tế là kế thừa từ thời ông bà ngày xưa.

Nhưng trước đây kỹ thuật ép dầu hay làm tinh bột nghệ còn rất thô sơ, phải dùng sức lao động nhiều, chưa kể sản phẩm làm ra có năng suất thấp, phần dầu hay phần tinh nghệ lưu lại trong bã nhiều, gây ra lãng phí lớn. Sau này đến thời cha mẹ của Trang, có thể đầu tư máy móc công nghệ tốt hơn, sản phẩm được sản xuất đảm bảo vệ sinh, cũng như đạt năng suất cao hơn. Sản phẩm tiêu thụ tốt và ổn định, đồng nghĩa với việc bà con nông dân ở quê nhà không phải lo lắng nhiều về đầu ra nông sản cũng như bấp bênh giá cả như trước đây nữa.

5806-z2338619766698-4d26f5aa5f16142da662d3c1f6f5d197

Ban đầu, cha mẹ Thư Trang không đồng ý cho cô khởi nghiệp, vì cha mẹ cô hay họ hàng đều nghĩ làm nông (sản xuất) -–nói chung là lao động chân tay là rất cực. “Cha mẹ cho tiền ăn học đại học, xong rồi về quê 'làm mấy cái đồ quê’ này vừa lãng phí công sức học hành, vừa tự làm khổ thân. Chưa kể, tạo ra sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh, cũng như đảm bảo xử lý tối đa phế phẩm sản xuất là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian để hình thành được quy trình”, Thư Trang chia sẻ.

Cô giải thích cũng không lại, nên vẫn quyết định làm. Vừa bắt đầu làm, xây dựng thương hiệu, chuẩn chỉnh quy trình sản xuất, vừa xây dựng mối quan hệ và mở rộng đối tượng khách hàng, chăm sóc khách hàng. Dần dà, khi thấy được kết quả qua số lượng đơn hàng, giá bán cao hơn ổn định, đồng nghĩa với việc bà con không bị ép giá, hay lo lắng về việc rớt giá. “Tôi bán được hàng thì bà con cũng vui, vì nhập nhiều nguyên liệu bà con làm ra hơn. Sau thời gian khó khăn ban đầu thì bắt đầu hình thành thị trường, mọi người bắt đầu sử dụng dầu ép nguyên chất nhiều hơn thay vì mua dầu ăn tinh chế”, Thư Trang cho biết.

5820-z2338620139838-f23ebfaacec4b91ce85fa1ba47aef0f4

Thư Trang luôn tìm cách để khách hàng tin tưởng sản phẩm của mình trong thời đại thông tin nhiễu nhương. Cùng với đó là quay về khuyến khích bà con làm vườn sạch, không dùng thuốc hóa học hay bảo quản. Giá cả cũng là vấn đề khiến cô nàng đau đầu: làm sao để giữ mức giá đủ cho bà con mưu sinh, đủ cho bản thân mưu sinh, nhưng cũng đủ mềm để những người tầng lớp bình dân có thể sử dụng.

Câu chuyện về một cộng đồng có sự tương hỗ lẫn nhau

Cuộc sống của cô sau khi khởi nghiệp vất vả hơn, nhưng lại rất vui. “Vất vả vì chặng đường của mình đi còn dài, và còn nhiều việc phải làm. Nhưng vui vì việc tôi làm có ý nghĩa với cá nhân và cộng đồng. Không chỉ là vui khi làm sản xuất kinh doanh bền vững, mà còn là hạnh phúc khi nhìn thấy nụ cười của bà con nông dân mỗi mùa thu hoạch”, Thư Trang vui vẻ nói.

5811-z2338619769267-a0e1d8fd6ec22ee6918fec84c17040bf

Ngoài kinh doanh, Thư Trang đang cùng bạn vận hành công ty Social Solutions, đây không chỉ là trang web kết nối các đội nhóm làm về cộng đồng, các dự án kinh doanh bền vững mà còn tạo điều kiện hỗ trợ các đội nhóm, dự án khởi nghiệp gây quỹ từ cộng đồng, phục vụ các hoạt động phát triển hiện tại và tương lai. Trong thời gian tới, cô muốn phát triển hơn nữa về hình thức này.

Với Thư Trang kinh doanh không chỉ đơn thuần là bán hàng lấy tiền, kinh doanh là câu chuyện về một cộng đồng có sự tương hỗ lẫn nhau, cùng nhau phát triển, gắn bó một cách bền vững. “Kinh doanh không phải là chặng đường có thể đi một mình, muốn đi nhanh, bạn có thể dùng mẹo, chạy quảng cáo, làm ăn gian dối. Nhưng muốn đi xa, bạn phải có tâm, có tầm, có người đồng hành”, Thư Trang nhận định.

Hướng đi trong tương lai của Thư Trang là mong muốn xây dựng một Circle economy (Kinh tế tuần hoàn) cho các sản phẩm nông nghiệp ở quê nhà, hiện tại cô đã bắt đầu với dầu thực vật và tinh bột nghệ, bột sắn dây. Vòng tròn bắt đầu từ khâu sản xuất nguyên liệu, đến khâu chế biến, đến thành phẩm, vận chuyển, xử lý phế phẩm sản xuất và kết thúc cũng về vườn. “Trong quá trình đó, tôi đều cố gắng để sản phẩm tạo ra chất lượng cao, lành, sạch, để các khâu tạo ít tác động xấu nhất đến môi trường sống, không tồn dư phế phẩm sản xuất, đồng thời tạo kế sinh nhai cho bà con, cũng như đảm bảo ổn định đầu ra nông sản địa phương. Vòng tròn có thể nhỏ, nhưng bền!”, Thư Trang cho biết thêm.

5815-z2338620137276-beca8d2ec19e44652ad757ce4694e2c4

“Đừng nghĩ quá nhiều khi bắt đầu, hãy bắt đầu rồi hẵng suy nghĩ sâu, vừa làm vừa nghĩ vừa phân tích rồi lại làm. Nhiều bạn dù nền tảng tốt và ý tưởng hay nhưng mãi vẫn dẫm chân tại chỗ là vì suy nghĩ quá nhiều, dẫn đến việc bản thân trì hoãn không chịu bắt đầu.

Giống như bản thân lúc đói và nghĩ phải xuống bếp nấu món gì ngon để ăn. Trong lúc nghĩ sẽ lên mạng tìm cách làm món nọ món kia ngon lành, nhưng chưa vào bếp thì không thể biết trong bếp có những gì mà nấu, cũng không biết trong bếp còn gas để nấu ăn không.

Khởi nghiệp cũng vậy, khi có ý tưởng cho sản phẩm A, thì bắt tay vào thực hiện sản phẩm. Trong quá trình đó liên tục phân tích và cải thiện, tạo dựng mối quan hệ và liên tục học hỏi. Đã có bước chân đầu tiên, thì sẽ có đà làm bước thứ 2, thứ 3. Còn nếu bước đầu tiên đã không bước được, thì chắc chắn ý tưởng sẽ chẳng đi đến đâu cả.

Khởi nghiệp khác lập nghiệp ở chỗ, là đi một con đường hoàn toàn mới, thậm chí là có rất ít hoặc chưa có ai đi. Chặng đường này có rất nhiều định kiến: ‘vớ vẩn’, ‘mất thời gian’, ‘không được đâu’, ‘không có giá trị gì đâu’, ‘phí công vô ích’,... Nhưng nếu bản thân cảm thấy có niềm tin, thì cứ vậy mà làm. Thành quả sẽ chứng minh giá trị, nên không phải cãi lý, hay nói nhiều”, Thư Trang nhận định.

Khởi nghiệp không dành cho những người mơ mộng và chứng tỏ bản thân

“Tôi là người đã khởi nghiệp bằng những sự mơ mộng viển vông. Qua những năm tháng trải đời tôi mới biết mình phải bắt ...

Định hướng nghề nghiệp và kết nối việc làm hiệu quả cho học sinh, sinh viên

Chị Vũ Thị Xuân - Giám đốc Công ty CP works.vn tạo dựng và mang đến một hành trình giá trị cho học ...

Nguyễn Trang