Cô gái “mây” lan tỏa cách sống xanh đến với mọi gia đình

Cập nhật: 11:30 | 09/11/2020 Theo dõi KTCK trên

Chị Đào Thị Ngọc (SN 1991) tại Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk, chủ cửa hàng Mây Craft với cách lan tỏa sống xanh đến mọi gia đình khiến cô ngày càng trở nên gắn bó với công việc mình đang làm.

FUWA - Sản phẩm làm sạch cho môi trường và xoa dịu bàn tay

Một cái nhìn rất mới về văn hoá ẩm thực

Bước ngoặt cuộc đời nhờ kinh doanh online của chàng trai Bắc Kạn

Thay đổi góc nhìn khác để đất nước xanh hơn

Chị Ngọc bắt tay vào kinh doanh các sản phẩm thiên nhiên từ đầu năm 2020. Để nói về cơ duyên kinh doanh loại hình này, chị Ngọc chia sẻ rằng có một lý do khiến cô phải thay đổi ngay tức khắc.

Năm 2018, Ngọc khởi nghiệp ở lĩnh vực quán cà phê nhỏ ở Buôn Mê Thuột – Thủ phủ cà phê. Đang buôn bán đắt hàng, nhưng dần dần Ngọc nhận ra có điều gì đó không ổn, cô chợt nghĩ đến hàng ngày lượng ống hút nhựa và ly nhựa thải ra ở quán cà phê của mình rất nhiều.

1824-img-4142

Một nỗi niềm lo lắng chợt ùa về trong Ngọc, cùng những câu hỏi hiện hữu trong đầu. Liệu rằng: “Một cái ống hút cần 100 - 500 năm mới có thể phân huỷ; Một cái ly nhựa cần 450 – 1000 năm mới có thể phân hủy được…”. Như vậy không chỉ riêng quán cà phê của Ngọc đã sản sinh ra loại rác thải khó phân hủy mà tại Buôn Mê Thuột có rất nhiều loại mô hình quán cà phê như thế này. Trên cả nước hay trên thế giới sẽ ra sao?

Hiện nay trên thế giới cứ mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được bán ra, mỗi năm 5.000 tỷ túi nilon được tiêu thụ. Ở Việt Nam, thống kê bình quân, mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1 kg túi nilon/tháng. Riêng Hà Nội và TP.HCM trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon. Điều đáng lo ngại là phải mất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, các chất thải từ nhựa và ni lông mới phân hủy hết, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đe dọa các hệ sinh thái và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Chính từ những suy nghĩ và con số trên đã khiến cho Ngọc quyết định thay đổi để giảm bớt sự chết dần chết mòn của trái đất.

Cái tên cô gái “mây” ra đời

Để thực hiện triển khai luôn kế hoạch mà mình đã đặt ra, Ngọc thay ngay ống hút nhựa tại quán cà phê bằng ống hút tre và inox. Tiếp tục thực hiện các hình thức giảm giá cho khách hàng mua về bằng chai hoặc ly tự mang đến để khuyến khích khách hàng thay đổi.

1817-img-2428

Từ bỏ thói quen cũ, Ngọc xách làn đi chợ, bỏ sẵn trong làn là các hộp nhựa dùng nhiều lần để đựng đồ ăn sống như thịt, cá, tôm. Câu cửa miệng của Ngọc khi đi chợ luôn là: “Em không lấy bì ạ!”.

Không chỉ thay đổi tại quán cà phê, thay đổi trong sinh hoạt mà Ngọc còn lên một ý tưởng lan tỏa cách sống xanh này đến với mọi người nhiều hơn bằng việc kinh doanh khác.

Để nhiều người biết đến với cuộc sống xanh hơn, Ngọc tìm các sản phẩm từ cói, tre, bèo, mây… có thể thay thế được đồ nhựa và ni lông trong cuộc sống hàng ngày. Sau đó, Ngọc lại lặn lội tìm các làng nghề truyền thống, hợp tác xã đan lát để cùng hợp tác. Và từ đó cái tên cô gái “mây” ra đời.

“Tôi cũng không nghĩ là mình lại bén duyên với lĩnh vực này nhanh đến thế. Vì từ lúc tôi nghĩ đến lúc làm, thời gian rất ngắn. Chắc có lẽ vì tôi sốt ruột cho trái đất quá!”, Ngọc cười chia sẻ.

Miệt mài thuyết phục và không bỏ cuộc

Với cách làm của Ngọc, cô hoàn toàn được anh xã ủng hộ vì cả hai cùng chung một nỗi lo, một niềm khắc khoải vì ô nhiễm ngày một tăng. Nhưng không phải lúc nào cũng thuận lợi, khó khăn nhất đến với Ngọc là khi cô tuyên truyền, giới thiệu và thuyết phục mọi người thay đổi thói quen sử dụng bì ni lông thì hầu hết gặp phải thái độ dè bỉu, khinh khỉnh, không quan tâm...

1808-img-3603

Đôi khi cô còn gặp những tình huống, khách hàng nói thẳng vào mặt mình rằng: “Đừng lo chuyện bao đồng, tôi không dùng thì người khác dùng. Bán đồ mây tre xong đi tẩy chay túi ni lông mà đòi vì cộng đồng!”. Sau tất cả những điều đó cũng không khiến cô gái mạnh mẽ như Ngọc bỏ cuộc. Cô vẫn miệt mài thuyết phục mọi người. “Hôm nay không được thì hôm sau được. Nhất định là tôi không bỏ cuộc”, Ngọc nhận định.

Không chỉ gặp những khách hàng như vậy, Ngọc còn có những khách hàng mua đồ mang sang Mỹ để làm quà. Người khách quen ở Hà Nội thì thường mua nhiều để tặng cho bạn bè. Ngọc chiết khấu cho khách quen vì mua nhiều, chị nói với Ngọc rằng: “Tiền chiết khấu ấy, cô sẽ gửi vào quỹ để trồng rừng”. Chỉ từ lời nói đó đã khiến trong lòng Ngọc rất vui, với việc làm của mình Ngọc đang dần dần thay đổi thói quen tiêu dùng của rất nhiều người giúp ích cho đất nước thêm xanh – sạch – đẹp và bảo vệ môi trường.

Phát triển bền vững và có bước đi chắc chắn

“Tôi cảm thấy cực kì thoải mái khi được làm công việc này. Chính những điều tôi đang làm là gián tiếp góp phần tạo công ăn việc làm cho các cô chú ở hợp tác xã, hầu hết các cô chú đều có hoàn cảnh khó khăn. Tiếp theo là cũng góp phần thay đổi thói quen sử dụng bì nilong và đồ nhựa tiện lợi của mọi người. Nghĩa là góp công bảo vệ môi trường, tôi rất vui”, Ngọc vui vẻ nói.

1813-img-4149

Ngoài cơ sở ở Buôn Mê Thuột, Ngọc có dự định mở thêm chi nhánh ở Sài Gòn, Đà Nẵng, Cần Thơ. Hiện tại, 3 thành phố đó có nguồn nguyên liệu dồi dào nên việc sản xuất sẽ tiết kiệm chi phí hơn. Hơn nữa, theo Ngọc là 3 thành phố đông dân, nếu mọi người cùng thay đổi suy nghĩ và thói quen thì sẽ giảm đáng kể lượng rác thải nhựa. Tiếp đó, Ngọc đang lên kế hoạch chi tiết cho một xưởng sản xuất túi giấy.

Một cô gái dám nghĩ, dám làm, phá bỏ định kiến để thay đổi và khiến mọi người thay đổi, Ngọc luôn quan niệm: “Chỉ cần bạn không bỏ cuộc, thành công sẽ đến, cho dù hơi muộn một chút cũng không sao”.

Chàng trai trẻ làm “siêu xe” Batmobile với chi phí 500 triệu đồng

Nguyễn Đắc Chung (SN 1998) tại Hà Nội, hiện là CEO của Marco Studio, đang là cái tên được nhiều người ái mộ nhất hiện ...

Bảng gỗ Kabi giúp trẻ tự lập hơn

Anh Lê Ngọc Anh (SN 1989) tại Hà Nội, hiện là CEO Công ty CP công nghệ và thương mại quốc tế Anh Tú sáng ...

Người giữ gìn bản sắc dân tộc bằng món cơm niêu truyền thống

Nguyễn Thị Ngọc Huyền (SN 1997) tại Quảng Bình, hiện là Quản lý nhà hàng Cơm niêu truyền thống với quan niệm “Cuộc sống không ...

Nguyễn Trang

Tin liên quan