Cổ đông lớn Vang Thăng Long (VTL) "sang tay" toàn bộ gần 2 triệu cổ phiếu nắm giữ

Cập nhật: 14:50 | 26/09/2022 Theo dõi KTCK trên

Trên thị trường, cổ phiếu VTL có thanh khoản thấp, nhiều phiên trắng thanh khoản. Thị giá tại phiên chiều ngày 26/09 đạt mức 15.400 đồng/cp.

Mới đây, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội - Công ty CP (UPCoM: HTM) thông báo đã bán thành công 1,94 triệu cổ phiếu của Công ty CP Vang Thăng Long (HNX: VTL). Giao dịch được thực hiện vào ngày 19/09 theo hình thức thỏa thuận, tương ứng toàn bộ cổ phần đang nắm giữ tại đây.

Cổ đông lớn Vang Thăng Long (VTL)

Về mối liên hệ, ông Nguyễn Thái Dũng là Ủy viên HĐQT của VTL, kiêm Chủ tịch HĐQT tại HTM; bà Trần Huệ Linh là Trưởng BKS tại VTL, kiêm Ủy viên HĐQT tại HTM; ông Vũ Thanh Sơn là Chủ tịch HĐQT VTL, kiêm Tổng Giám đốc HTM.

Lượng cổ phiếu HTM bán thành công tương ứng toàn bộ số cổ phần đang nắm giữ tại VTL (tỷ lệ sở hữu 38,42%). Trước đó, từ ngày 09/08 - 07/09, HTM cũng đăng ký thoái toàn bộ vốn tại VTL để cơ cấu lại danh mục đầu tư nhưng không thành công, do diễn biến giá không được như kỳ vọng.

Trong ngày 19/09, thị trường ghi nhận giao dịch thỏa thuận với mức giá khoảng 21.300 đồng/cp. Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sản xuất An Thịnh mua vào theo hình thức thỏa thuận cổ phiếu VTL với mục đích làm tăng tỷ lệ sở hữu, nâng tỷ lệ sở hữu từ 14,13% (gần 715 ngàn cổ phiếu) lên 52,55% (tương ứng 2,7 triệu cổ phiếu) và trở thành cổ đông nắm quyền kiểm soát tại VTL.

Nhiều khả năng, đây là giao dịch sang tay cổ phiếu giữa 2 doanh nghiệp. Ước tính, giá trị thương vụ khoảng hơn 41 tỷ đồng. Trên thị trường, cổ phiếu VTL có thanh khoản thấp, nhiều phiên trắng thanh khoản. Thị giá tại phiên chiều ngày 26/09 đạt mức 15.400 đồng/cp.

Cổ đông lớn Vang Thăng Long (VTL)
Diễn biến giá cổ phiếu VTL thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

Được biết, Vang Thăng Long đã công bố báo cáo tài chính quý II/2022 với ghi nhận doanh thu đạt gần 20 tỷ đồng - giảm so với cùng kỳ 2021 và quý I năm nay; doanh nghiệp báo lỗ sau thuế 2,37 tỷ đồng qua đó nâng tổng lỗ lũy kế đến 30/6/2022 lên mức 30,9 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tiếp tục giảm về dưới 20 tỷ đồng.

Nếu tính từ quý I/2019 đến này, doanh nghiệp buôn rượu này đã lỗ 11/13 quý trong đó có đóng góp không nhỏ từ chi phí lãi vay.

Kết quý II/2022, Vang Thăng Long đang nợ tổng cộng 118 tỷ đồng trong đó 117,8 tỷ đồng là vay ngắn hạn (bao gồm 77,7 tỷ đồng vay tài chính). Mức nợ này hiện đã gấp 6 lần vốn chủ sở hữu đồng thời gấp gần 1,2 lần tổng tài sản ngắn hạn.

Bán niên 2022, công ty này đạt doanh thu 46,8 tỷ đồng - giảm 12% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế âm gần 3,8 tỷ đồng - tăng 26% so với bán niên 2021

CTCP Vang Thăng Long (VTL) tiền thân là Xí nghiệp Nước Giải khát Thăng Long được thành lập năm 1989 trực thuộc Công ty Rượu bia Hà Nội. VTL chuyển thành công ty cổ phần vào năm 2001. Năm 2005, cổ phiếu của Công ty được niêm yết và giao dịch tại sàn HNX. Lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là sản xuất rượu vang, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, vận tải hàng hóa bằng đường bộ, chế biến và bảo quản rau quả... Hiện VTL có khoảng 20 nhà phân phối lớn và 60 đại lý trên toàn quốc. Trong những năm tới, VTL sẽ mở rộng hệ thống tiêu thụ trong nước, phát triển hệ thống đại lý quốc tế, duy trì và phát triển thương hiệu Vang Thăng Long có uy tín cao tại thị trường Việt Nam, trong khu vực và Châu Á. Bên cạnh đó, Công ty cũng mở rộng đầu tư xây dựng, kinh doanh văn phòng, nhà ở.
Thị trường chứng khoán ngày 26/9/2022: Tín hiệu kỹ thuật phiên chiều

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam dẫn nguồn Vietstock đưa ra những phân tích tín hiệu kỹ thuật phiên chiều ngày ...

BSC: Đường Quảng Ngãi (QNS) hưởng lợi từ quyết định của Bộ Công Thương

Theo CTCK BSC, biên lợi nhận ngành đường sẽ được cải thiện nhờ Quyết định 1514/QĐ-BCT về áp dụng các biện pháp chống lẩn tránh ...

Vì sao gỗ Trường Thanh (TTF) bị xử phạt 150 triệu đồng?

Công ty CP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (HOSE: TTF) bị xử phạt vì công bố sai lệch số liệu trên báo cáo ...

Thanh Tùng