Cổ đông Eximbank phản ánh 5 năm không nhận được cổ tức

PHÚC NAM 15/07/2020 17:57

Gửi thông tin tới Kinh tế Chứng khoán Việt Nam, ông Phạm Công Hùng- nguyên là Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao, hiện là cổ đông của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cho biết, trong suốt 5 năm gần đây, ông không hề nhận được đồng cổ tức nào từ phía ngân hàng này.

Eximbank hiện khuyết chức danh Tổng giám đốc, hiện ông Nguyễn Cảnh Vinh, vẫn giữ chức Quyền Tổng giám đốc của ngân hàng này.

Theo đó, ông Hùng sở hữu 7.911 cổ phần, liên tục từ ngày 20/12/2007 cho đến nay. “Vì tin tưởng vào uy tín của ngân hàng nên tôi đã thu gom tài sản trong gia đình của mình để mua một lượng cổ phần quan trọng giúp gia đình chúng tôi trang trải cuộc sống và nuôi các con ăn học, trưởng thành.

Điều đáng tiếc là trong 05 năm trở lại đây, gia đình tôi không nhận được một đồng cổ tức nào từ Eximbank nữa. Khi tìm hiểu thì tôi biết, công tác quản trị Eximbankbị khủng hoảng nghiêm trọng”, ông Hùng thông tin.

Theo vị cổ đông này, hiện một số thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) Eximbank không có nhiệt huyết vì sự phát triển chung của Eximbank nên đã kéo theo sự chia rẽ, tranh giành lợi ích giữa các cổ đông/nhóm cổ đông lớn. Nghiêm trọng hơn, từ năm 2019 đến nay, nhiều kỳ họp Đại hội cổ đông (ĐHĐCĐ) của Eximbank không triển khai thực hiện được theo dự kiến, mẫu thuẫn trong HĐQT và các cổ đông/nhóm cổ đông gay gắt đến mức không thể điều hòa được.

Lo ngại tình trạng này kéo dài thì sẽ dẫn đến nguy cơ Eximbank bị tan rã ông Hùng đã có đơn kiến nghị khẩn cấp này gửi đến báo chí và một số cơ quan cấp cao khác. Trong đó ông đưa ra nhóm 4 kiến nghị khẩn cấp cần thực hiện, bao gồm:

Thứ nhất, ông Hùng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền có biện pháp khẩn cấp và hữu hiệu giúp Eximbank kiểm soát hoạt động quản trị, sớm khắc phục tình trạng khủng hoảng vởi những việc làm sai trái của cổ đông chiến lược SMBC, các cổ đông liên quan đến Ngân hàng Nam Á tauh Eximbank như đã nêu trên.

Thứ hai, đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét việc phê duyệt nhân sự dự kiến của HĐQT và BKS trong nhiệm kỳ VII (2020-2025), để làm căn cứ cho các cổ đông bầu được người xứng đáng đại diện cho họ quản trị và điều hành Eximbank trong phiên họp ĐHĐCĐ thường niên Eximbank năm 2020 lần 2 sắp diễn ra và sớm xem xét chấp thuận nhân sự dự kiến Tổng Giám đốc – Người đại diện pháp luật của Eximbank để chính thức bổ nhiệm chức danh quan trọng này.

Thứ ba, đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo thực hiện các biện pháp cần thiết để hạn chế các rủi ro pháp lý và hệ quả có thể xảy ra từ những cổ phần EIB đang được năm giữ bởi một số cổ đông của Ngân hàng đang bị điều tra, xác minh về các hành vi trái pháp luật theo thư tố cáo ông Nguyễn Chấn, nhất là việc nghị quyết các cuộc họp ĐHĐCĐ. Sẽ được ban hành từ những phiếu biểu quyết, phiếu bầu của những cổ đông Eximbank đang bị các buộc là không chân chính và có những hành vi bất hợp pháp này.

Thứ tư, đề nghị Ngân hàng Nhà nước thực hiện các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm mâu thuẫn, xung đột giữa các nhóm cổ đông Eximbank, bao gồm việc chỉ đạo Ngân hàng sớm tổ chức cuộc họp với các cổ đông/nhóm đông chiến lược  và quan trọng trước khi ĐHĐCĐ Thương niên 2020 lần 2 được tiến hành theo quy định của pháp luật, để lắng nghe và giải quyết những nguyện vọng chính đáng của họ, nhằm thu hẹp phạm vi tranh chấp giữa các cổ đông, hướng vào mục tiêu xây dựng và phát triển Eximbank lành mạnh và hiệu quả, góp phần ổn định hệ thống ngân hàng của đất nước, thúc đẩy kinh tế nước nhà phát triển.

Theo phản ánh của báo chí, trong một thời gian dài, Eximbank bị khuyết chức danh Tổng giám đốc, ở thời điểm hiện tại, ông Nguyễn Cảnh Vinh, vẫn giữ chức Quyền Tổng giám đốc của Eximbank. HĐQT Eximbank cũng đã từng có Nghị quyết bổ nhiệm ông Nguyễn Cảnh Vinh làm Tổng giám đốc. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước đã không phê chuẩn do Nghị quyết bầu và hồ sơ trình lên không hợp lệ.

Sau đó, Eximbank tiếp tục bổ sung hồ sơ để hoàn tất các thủ tục cho ông Nguyễn Cảnh Vinh lên làm Tổng giám đốc nhưng NHNN chưa có câu trả lời về kết quả.

Thời gian qua tại ngân hàng này xảy ra nhiều vụ việc lùm xùm, như vụ đại gia Chu Thị Bình bị “bốc hơi” 245 tỷ đồng hay nhiều vụ mất tiền trong tài khoản, kiện cáo liên tiếp xảy ra trong thời gian qua.

Vào ngày 30/6/2020, phiên họp ĐHĐCĐ thường niên và ĐHĐCĐ bất thường của  Eximbank năm 2020 được triệu tập. Tuy nhiên phiên này bất thành do tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của cổ đông dự họp đại diện thấp hơn 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo danh sách cổ đông tham dự họp chốt ngày 10/3 theo quy định. Tính đến 9 giờ 37 phút ngày 30/6/2020, số đại biểu là cổ đông có mặt tham dự chiếm 17,54% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Trong khi đó, Phiên họp ĐHĐCĐ bất thường cũng không đủ điều kiện tiến hành do tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của cổ đông dự họp đại diện thấp hơn 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo danh sách cổ đông tham dự họp chốt ngày 12/12/2019 theo quy định. Tính đến 14 giờ 29 phút ngày 30/6/2020, số đại biểu là cổ đông tham dự có mặt chiếm 51,92% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Eximbank vô cùng “lận đận” trong việc tổ chức ĐHĐCĐ khi đây đã là lần thứ 6 liên tiếp. Trước đó, năm 2019 nhà băng này đã 3 lần hoãn đại hội  vào tháng 4,5,6 vì nhiều lý do khác nhau. Còn trong năm 2020, ngân hàng dự kiến tổ chức đại hội sớm vào ngày 5/3 nhưng hoãn vì lý do dịch Covid-19. Và lần thứ 5, thứ 6 là ngày 30/6 cũng bất thành.

      Nổi bật
          Mới nhất
          Cổ đông Eximbank phản ánh 5 năm không nhận được cổ tức
          • Mặc định

          POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO