CII "mượn tay" công ty con chào mua công khai cổ phiếu Năm Bảy Bảy (NBB)

Cập nhật: 10:05 | 29/03/2023 Theo dõi KTCK trên

Xây dựng hạ tầng CII chào mua 500.000 cổ phiếu NBB để nâng sở hữu từ 7,33% lên 7,82% vốn điều lệ và nếu tính cả bên liên quan, nhóm cổ đông liên quan Xây dựng hạ tầng CII dự kiến nâng sở hữu từ 44,93% lên 45,43% vốn điều lệ tại Năm Bảy Bảy.

Năm Bảy Bảy (NBB) chào bán cổ phiếu cho cổ đông với giá cao hơn thị trường

Sau khi bán ra và ghi lãi đột biến trong năm 2022, nhóm cổ đông CII muốn mua lại và nâng sở hữu tại Công ty CP Đầu tư Năm Bảy Bảy (HOSE: NBB) lên 45,43% vốn điều lệ. Cụ thể, ngày 27/3, Năm Bảy Bảy nhận được hồ sơ đăng ký chào mua công khai cổ phiếu của CTCP Xây dựng hạ tầng CII.

CII

Trong đó, Xây dựng hạ tầng CII chào mua 500.000 cổ phiếu NBB để nâng sở hữu từ 7,33% lên 7,82% vốn điều lệ và nếu tính cả bên liên quan, nhóm cổ đông liên quan Xây dựng hạ tầng CII dự kiến nâng sở hữu từ 44,93% lên 45,43% vốn điều lệ tại Năm Bảy Bảy.

Giá chào mua công khai là 14.950 đồng/cổ phiếu, cao hơn giá thị trường 17,7% (tính theo giá đóng cửa ngày 28/3 là 12.700 đồng/cổ phiếu).

Công ty cổ phần Xây dựng Hạ tầng CII là công ty con của Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (mã CII – sàn HoSE). Tính tới 31/12/2022, CII sở hữu 89,3% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Xây dựng Hạ tầng CII.

Thêm nữa, tính tới 31/12/2022, Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM cũng đang sở hữu 37,52% vốn điều lệ tại Năm Bảy Bảy và ghi nhận là công ty liên kết (đầu năm 2022, CII sở hữu 65,32% vốn tại Năm Bảy Bảy và ghi nhận đầu tư vào Công ty con).

Bản chất giao dịch này là Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM thông qua công ty con là Công ty cổ phần Xây dựng Hạ tầng CII để nâng sở hữu trở lại Năm Bảy Bảy sau khi vừa bán giảm sở hữu trong năm 2022 để chuyển từ Công ty con sang công ty liên kết và ghi nhận lãi đột biến từ bán vốn khi thay đổi cách hạch toán đơn vị thành viên.

Trong một diễn biến liên quan, ngày 10/3 vừa qua, Năm Bảy Bảy đã thông qua kế hoạch chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 50%, tương ứng cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu được quyền mua thêm 1 cổ phiếu mới với giá 15.000 đồng/cổ phiếu.

Ước tính, Công ty sẽ phát hành thêm 50.079.897 cổ phiếu để huy động 751,2 tỷ đồng. Trong số tiền huy động, Công ty dự kiến dùng 422,4 tỷ đồng đầu tư bổ sung nguồn vốn dự án Khu dân cư Sơn Tịnh – Quảng Ngãi và 328,8 tỷ đồng bổ sung vốn đầu tư dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp Khu dân cư De Lagi – Bình Thuận.

Theo tìm hiểu, dự án Khu dân cư Sơn Tịnh – Quảng Ngãi với quy mô 102,7 ha, tổng vốn đầu tư 1.752,5 tỷ đồng, đã giải ngân 1.330,1 tỷ đồng và còn lại 422,4 tỷ đồng chưa giải ngân. Trong đó, năm 2023, Công ty dự kiến huy động vốn để giải ngân toàn bộ 422,4 tỷ đồng còn lại; dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp Khu dân cư De Lagi – Bình Thuận quy mô 124,53 ha, tổng vốn đầu tư 2.725,7 tỷ đồng, đã giải ngân 1.264,4 tỷ đồng và còn lại 1.461,3 tỷ đồng. Trong đó, riêng năm 2023, Công ty dự kiến giải ngân 328,78 tỷ đồng.

Năm Bảy Bảy chỉ hoàn thành 17% kế hoạch năm

Quý IV/2022, Năm Bảy Bảy ghi nhận doanh thu đạt 176 tỷ đồng, cao gấp hơn 24 lần so với cùng kỳ. Tuy nhiên giá vốn hàng bán chiếm tới gần 58%, trong doanh thu thuần trong khi cùng kỳ ghi âm giá vốn nên lãi gộp còn 74 tỷ đồng, tăng 41% so với quý IV/2021.

Trong kỳ doanh thu tài chính đạt 43 tỷ đồng tăng nhẹ so với cùng kỳ, tuy nhiên chi phí tài chính lên tới 66,7 tỷ đồng, hoạt động khác lỗ 14,5 tỷ đồng nên kết quả LNST đạt 15,6 tỷ đồng – khả quan hơn con số lỗ 22 tỷ đồng của quý IV/2021.

Lũy kế cả năm, Năm Bảy Bảy ghi nhận doanh thu đạt 466 tỷ đồng, giảm 17,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 17,7 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 313 tỷ đồng LNST của năm 2021.

Trong năm 2022, Công ty dự kiến tổng doanh thu 800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 102 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm 2022, Công ty mới hoàn thành được 58% kế hoạch doanh thu và vỏn vẹn 17% kế hoạch lợi nhuận.

Bên cạnh lợi nhuận lao dốc, dòng tiền kinh doanh cũng âm. Trong năm 2022, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 953,6 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 103 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 1.007 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 1.942 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ.

Như vậy, trong năm 2022, Công ty đã tăng vay nợ để bù đắp dòng tiền kinh doanh thâm hụt và phục vụ mở rộng đầu tư.

Tiền nội tiếp tục giao dịch trái chiều phiên 29/3, cổ phiếu VIB là tâm điểm

Phiên giao dịch ngày 29/3, cùng chiều với khối tự doanh, nhà đầu tư tổ chức trong nước bán ròng 185,7 tỷ đồng trong khi ...

Lãi suất có thể sớm giảm trở lại, chuyên gia chứng khoán gợi ý nhóm cổ phiếu tiềm năng

Chuyên gia chứng khoán cho rằng, tất cả những gì xấu nhất đã được phản ánh vào giá cổ phiếu nên khả năng giảm sâu ...

Công bố thông tin sai lệch, Hanoimilk (HNM) bị UBCKNN phạt 200 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán ...

Linh Đan (t/h)

Tin liên quan