CII “đau đầu” với lượng trái phiếu khổng lồ

Cập nhật: 09:32 | 17/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (HOSE – Mã chứng khoán: CII) tận dụng khá triệt để kênh huy động qua phát hành trái phiếu. Chỉ tính từ đầu năm 2019 đến nay, CII đã thực hiện khá nhiều đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp, dấy lên nỗi lo “lạm phát” trái phiếu khiến doanh nghiệp mất khả năng quản trị nợ vay.

cii dau dau voi luong trai phieu khong lo

Tân Tạo (ITA) lên kế hoạch chuyển hướng đầu tư ra nước ngoài

cii dau dau voi luong trai phieu khong lo

VSmart lên kế hoạch vươn ra các thị trường khu vực

Riêng trong tháng 6/2019, công ty này đã thực hiện 2 đợt phát hành trái phiếu. Đợt thứ nhất, Công ty phát hành trái phiếu 1 năm có quy mô 30 tỷ đồng, lãi suất cố định 10%/năm thanh toán vào ngày đáo hạn. Đợt thứ hai, Công ty phát hành trái phiếu 3 năm, quy mô lên tới 300 tỷ đồng, lãi suất thả nổi, với lãi trong 2 kỳ tính lãi đầu tiên là 11%/năm (mỗi kỳ 6 tháng). Lãi suất cho mỗi kỳ tính lãi tiếp theo là lãi suất tham chiếu cộng 3,5%, trong đó, lãi suất tham chiếu là lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của Ngân hàng TPBank.

Tuy nhiên, “điểm nhấn” đáng chú ý nhất của CII trong cuộc chơi với trái phiếu phải kể đến lần phát hành 1.150 tỷ đồng trái phiếu hồi tháng 3/2019, kỳ hạn 10 năm, lãi suất 7,2%/năm. Đây là đợt phát hành trái phiếu khá chuyên nghiệp được CII thực hiện thông qua tư vấn của Công ty Chứng khoán Techcombank và được GuarantCo bảo lãnh thanh toán.

Trước đó chưa lâu, hồi tháng 2/2019, CII cũng đã phát hành 370 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm, lãi suất cố định 9%, trả lãi mỗi năm 1 lần.

cii dau dau voi luong trai phieu khong lo
Tại thời điểm ngày 31/3/2019, nợ phải trả của CII là 16.000 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cuối năm 2018 và đã gấp hơn 2 lần vốn chủ sở hữu. (Ảnh minh họa)

Việc liên tục thực hiện các đợt phát hành trái phiếu đã góp phần đáng kể sự gia tăng vay nợ của doanh nghiệp. Tại thời điểm ngày 31/3/2019, nợ phải trả của CII là 16.000 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cuối năm 2018 và đã gấp hơn 2 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, vay nợ tài chính dài hạn cuối tháng 3/2019 chiếm quá nửa tổng nợ, đạt 8.300 tỷ đồng và tăng 31,7% so với cuối 2018.

Việc gia tăng vay nợ đương nhiên đã trở thành chủ đề được nhiều nhà đầu tư quan tâm, với nhiều mối liên quan khả năng quản trị tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt khả năng trả nợ trong tương lai.

Theo giải thích của CII, đến nay, ngoài các khoản vay theo dự án và được trả nợ từ nguồn thu của chính dự án, tổng dư nợ vay ngân hàng và trái phiếu của Công ty khoảng 3.450 tỷ đồng (không bao gồm trái phiếu chuyển đổi). Trong đó, khoản nợ đáng chú ý nhất là 1.150 tỷ đồng trái phiếu Guarantco bảo lãnh (được đáo hạn vào năm 2029), nên việc cân đối nguồn trả cho khoản trái phiếu này chưa phải là vấn đề cấp bách, khoản nợ đến hạn thanh toán từ 2020 - 2021 là gần 500 tỷ đồng, nợ đến hạn trong nửa cuối 2019 là 1.700 tỷ đồng.

Về việc thu xếp dòng tiền trả nợ, CII cho biết, từ nay đến cuối 2019, Công ty có thể thu về ít nhất được 2.800 tỷ đồng từ việc thoái vốn tại một số dự án bất động sảncủa các đơn vị thành viên. Qua đó, CII sẽ đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong năm 2019 và vẫn sẽ còn thặng dư khoảng 1.100 tỷ đồng. Nguồn thặng dư này sẽ được sử dụng để trả cổ tức cho các cổ đông.

Trên thị trường chứng khoán, trong ba tháng gần đây, cổ phiếu PC1 giao dịch kém khởi sắc, giao động mạnh trong vùng 22.800 – 25.000 đồng/cổ phiếu. Tại phiên giao dịch sáng nay 17/6, cổ phiếu đang giao dịch ở mức giá 22.900 đồng/cổ phiếu. Khối lượng khớp lệnh tính đến 9h18’ sáng chỉ đạt 10 đơn vị.

Hoàng Hà