Chuyện soát xét BCTC quý II/2021 (bài 1): Nhiều doanh nghiệp bốc hơi lợi nhuận

Cập nhật: 15:39 | 18/08/2021 Theo dõi KTCK trên

Xây dựng Bưu điện (PTC), Pymepharco (PME), CTCP Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc (BNA), Đầu tư Thương mại SMC (SMC) vừa công bố báo cáo tài chính sau soát xét với nhiều thay đổi về kết quả kinh doanh quý II và bán niên 2021.

3520-ly
Hình minh họa (nguồn internet)

Nhiều sai số trong báo cáo tài chính tự lập của Xây dựng Bưu điện (PTC) hậu kiểm toán

Kiểm toán vừa đưa ra ý kiến ngoại trừ về khoản nợ phải trả của CTCP Đầu tư và Xây dựng Bưu điện (HOSE: PTC) sau khi soát xét báo cáo tài chính bán niên của doanh nghiệp này. Sau soát xét, lãi sau thuế nửa đầu năm 2021 của PTC giảm 6% so với báo cáo tự lập.

Theo ghi nhận, khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn tính đến 30/6/2021 ghi nhận hơn 3 tỷ đồng - giảm 17% so với trước kiểm toán do điều chỉnh hoàn nhập dự phòng. Bên cạnh đó, thuế và khoản phải nộp Nhà nước cũng giảm 4% còn hơn 8 tỷ đồng.

1708-sai-l
Nhiều sai lệch được chỉ ra tại báo cáo tài chính tự lập của PTC

Ngược lại, phải thu ngắn hạn khác và phải trả ngắn hạn khác tăng nhẹ do điều chỉnh khoản ký quỹ và phải trả chuyển từ dài hạn sang ngắn hạn.

So với cùng kỳ, PTC ghi nhận lãi ròng nửa đầu năm giảm 29% xuống còn gần 16 tỷ đồng do kỳ trước công ty nhận cổ tức và thanh lý toàn bộ khoản đầu tư vào công ty liên kết HJS (lợi nhuận 31 tỷ đồng).

Lãi ròng PME giảm sau soát xét

Lợi nhuận ròng bán niên năm 2021 của CTCP Pymepharco (HOSE: PME) sau soát xét giảm gần 3 tỷ đồng so với báo cáo tự lập của Công ty, xuống còn gần 165 tỷ đồng.So với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận ròng của PME tăng 18% nhờ có thêm thương hiệu sản phẩm đưa doanh thu thuần của công ty tăng 29% lên mức hơn 1.076 tỷ đồng.

Chuyện soát xét BCTC quý II/2021 (bài 1): Nhiều doanh nghiệp bốc hơi lợi nhuận

Tại ngày 30/6/2021, tiền và các khoản tương đương tiền của PME gấp 2,8 lần đầu năm, đạt gần 86 tỷ đồng. Tổng tài sản gần 2.728 tỷ đồng phần lớn nằm ở khoản phải thu ngắn hạn (817 tỷ đồng) và hàng tồn kho (679 tỷ đồng).

Công ty có dư nợ vay tài chính ngắn hạn hơn 205 tỷ đồng - tăng mạnh 63% so với đầu năm và phải trả ngắn hạn khác gấp 4,9 lầ đầu năm lên gần 185 tỷ đồng.

BNA: Lãi ròng bán niên tăng 25% sau soát xét

Kết thúc nửa đầu năm 2021, lãi ròng sau soát xét của CTCP Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc (HNX: BNA) tăng 25% so với con số trong báo cáo tự lập, đạt gần 29 tỷ đồng. Nguyên nhân đến từ lợi nhuận công ty mẹ tăng nhờ điều chỉnh giảm chi phí tiền lương do công ty ghi nhận chi phí tiền lương vượt quá so với quy chế lương hiện hành. Đồng thời điều chỉnh giảm giá vốn hàng bán do số lượng xuất kho tính giá vốn cao hơn so với số lượng trên hóa đơn ghi nhận doanh thu.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp chuyên sản xuất bánh ghi nhận thêm 2,5 tỷ đồng lợi nhuận từ công ty con Thành Nam nhờ kiểm toán điều chỉnh giảm giá vốn hàng bán do số lượng hàng bán xuất kho tính giá vốn cao hơn so với với số lượng trên hóa đơn ghi nhận doanh thu. Thêm nữa, lợi nhuận tăng 1.39 tỷ đồng từ việc điều chỉnh lại các nghiệp vụ loại trừ giao dịch nội bộ do thay đổi lợi nhuận ở công ty mẹ và Công ty con.

Chuyện soát xét BCTC quý II/2021 (bài 1): Nhiều doanh nghiệp bốc hơi lợi nhuận

So với cùng kỳ, doanh thu tăng vọt lên gần 527 tỷ đồng - tăng 327% so với cùng kỳ và lãi ròng hợp nhất cũng tăng 326% đạt gần 31 tỷ đồng. Theo giải trình của BNA, ngày 1/4/2021, CTCP Liên doanh sản xuất Bảo Ngọc Thái Lan (nay đã đổi tên thành CTCP Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc miền Nam vào 29/04/2021 - Công ty con do BNA sở hữu 96.72% vốn) 6 tháng đầu năm 2020 mang về doanh thu hơn 21 tỷ đồng trong khi 6 tháng đầu năm 2021 mang về hơn 143 tỷ đồng cho BNA.

Lợi nhuận ròng SMC "bốc hơi" gần 8,5 tỷ đồng sau soát xét

Sau soát xét, lợi nhuận ròng bán niên 2021 của CTCP Đầu tư Thương mại SMC (HOSE: SMC) đạt gần 702 tỷ đồng - giảm 8,5 tỷ đồng so với báo cáo tự lập. Nguyên nhân được chỉ ra là do giảm hơn 13 tỷ đồng doanh thu tài chính và tăng thêm hơn 18 tỷ đồng chi phí quản lý doanh nghiệp.

SMC không công bố đầy đủ thuyết minh nên chưa rõ doanh thu tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp thay đổi từ nguồn nào.

So với cùng kỳ năm 2020, lợi nhuận ròng SMC gấp 12,7 lần nhờ giá cả mặt hàng kinh doanh tăng giúp doanh thu thuần tăng 55% lên hơn 11.022 tỷ đồng.

Tổng tài sản của SMC tại ngày 30/6/2021 tăng 40% so với đầu năm chủ yếu do hàng tồn kho gấp 2,2 lần đầu năm lên hơn 4.048 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng mạnh 33% lên hơn 2.300 tỷ đồng.

Trái lại, tiền và các khoản tương đương tiền giảm 66% so với đầu năm còn hơn 400 tỷ đồng.

Nợ phải trả chủ yếu nằm ở nợ ngắn hạn bao gồm phải trả người bán hơn 3.272 tỷ đồng - tăng 62% và nợ vay tài chính hơn 2.781 tỷ đồng - tăng 7% so với đầu năm.

Thị trường chứng khoán (18/8): VN-Index tăng hơn 2 điểm, thị trường rung lắc quanh tham chiếu

Kết phiên giao dịch sáng 18/8/2021, VN-Index tăng hơn 2 điểm. Trong suốt phiên, thị trường chứng khoán liên tục đổi màu trong biên độ ...

Kinh doanh bết bát, Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MCG) tiếp tục nhận án cưỡng chế nợ hơn 22 tỷ đồng

Với thực trạng kinh doanh bết bát, dòng tiền yếu nhiều năm qua, mới đây, Cục Thuế TP. Hà Nội vừa ra quyết định cưỡng ...

Nhà đầu tư cá nhân tăng mua ròng lên hơn 2.000 tỷ đồng trong phiên 17/8

Thống kê giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trong phiên 17/8/2021 cho thấy, nhóm này đã gom ròng 2.047,5 tỷ đồng trên toàn ...

Văn Thắng