Chuyên gia VISC: Nhà đầu tư cần tỉnh táo bởi định giá nhiều cổ phiếu đã về mức hợp lý, thậm chí đắt so với thị giá

Cập nhật: 15:51 | 02/06/2023 Theo dõi KTCK trên

Trong thời gian gần đây, nhiều cổ phiếu vốn hóa nhỏ đã liên tiếp tăng mạnh, trong đó có những mã x2, x3 tài khoản. Theo quan điểm của ông Đỗ Tiến Duy - Chuyên gia chứng khoán VISC, nhà đầu tư cần có sự tỉnh táo ở giai đoạn này khi nhiều cổ phiếu đã tăng giá cao, định giá đã về mức hợp lý, thậm chí có những cổ phiếu đắt so với thị giá...

Dù đi vào vùng trống thông tin cùng với hiệu ứng Sell in May, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn duy trì xu hướng tăng tích cực trong thời gian vừa qua. Cùng với đà tăng của các chỉ số, nhiều cổ phiếu vốn hóa nhỏ cũng bật tăng mạnh mẽ. Để tìm hiểu thêm về những thông tin đã hỗ trợ thị trường, cái nhìn chuyên sâu về những cổ phiếu “tăng nóng” cũng như lời khuyên dành cho nhà đầu tư trong thời gian tới, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam có cuộc phỏng vấn ông Đỗ Tiến Duy, Chuyên gia Phân tích thuộc Phòng Đầu tư và Phân tích Công ty CP Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt Nam (VISC) về những vấn đề nêu trên.

ông Đỗ Tiến Duy, Chuyên gia Phân tích thuộc phòng Đầu tư và Phân tích Công ty CP Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt Nam (VISC
Ông Đỗ Tiến Duy, Chuyên gia Phân tích thuộc Phòng Đầu tư và Phân tích Công ty CP Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt Nam

PV: Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn gần đây duy trì đà tăng khá tốt bất chấp thị trường đi vào vùng trũng thông tin sau mùa Đại hội cổ đông, bước sang tháng 5 với hiệu ứng Sell in May, ông đánh giá thế nào về việc này?

Ông Đỗ Tiến Duy: Thời gian qua thị trường tăng điểm tốt đồng thời thanh khoản cũng có sự cải thiện cho thấy dòng tiền đang trở lại thị trường chứng khoán thông qua các con số sau:

• Trong tháng 5, VN-Index tăng 26,05 điểm tương ứng tăng 2,48% lên mức 1.075,17 điểm, thanh khoản trung bình mỗi phiên đạt 12.275 tỷ đồng, tăng 9,7% so với tháng trước.

• Ở chiều mua nhà đầu tư cá nhân mua ròng với giá trị 7.598 tỷ đồng trên HOSE và mua ròng thông qua phương thức khớp lệnh là 5.768 tỷ đồng. Top các cổ phiếu được mua ròng gồm ACB, VNM, CTG, NVL, DPM. Trong khi đó họ bán ròng gồm SSI, VHM, VIC, VRE, HPG, POW.

Tự doanh mua ròng nhẹ 527 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh nhóm này mua ròng 241 tỷ đồng. Tự doanh mua ròng khớp lệnh nhiều nhất FUEVFVND, CTG, FPT, SSI, VNM và bán ròng khớp lệnh mạnh nhất PET, TCB, HDG, VPB, MWG.

• Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 3.078 tỷ đồng trong tháng 5/2023, tính riêng giao dịch khớp lệnh nhóm này bán ròng 3.768 tỷ đồng.

Tổ chức trong nước bán ròng 5.047 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh họ bán ròng 2.240 tỷ đồng. Nhóm này mua ròng khớp lệnh nhiều nhất SSI, VIC, MBB, CTG, VHM và bán ròng khớp lệnh mạnh nhất ACB, NVL, KDH, GAS, MWG.

Tôi đánh giá, đi qua mùa Đại hội đồng cổ đông, bước sang tháng 5 với hiệu ứng Sell in May, thị trường vẫn tăng điểm nhờ các thông tin tích cực từ Quy hoạch điện 8 được thông qua cùng với lãi suất điều hành được điều chỉnh giảm dẫn tới dòng vốn được khơi thông sẽ thúc đẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp.

PV: Với diễn biến tích cực từ thị trường chung, nhiều cổ phiếu vốn hóa nhỏ cũng liên tiếp tăng mạnh, trong đó có những cổ phiếu liên tục tăng trần x2, x3 tài khoản trong thời gian ngắn, ông đánh giá liệu việc này có tiếp tục diễn ra trong thời gian tới?

Ông Đỗ Tiến Duy: Tôi đánh giá từ cuối năm ngoái rất nhiều cổ phiếu đã giảm sâu và về vùng giá rẻ đồng thời các cổ phiếu đã có 1 giai đoạn tích lũy tương đối dài nên việc nhiều cổ phiếu tăng giá trong thời gian qua là điều hoàn toàn dễ hiểu, bên cạnh đó cũng có một số nhóm cổ phiếu chạy theo các câu chuyện như đầu tư công, Quy hoạch điện 8 hay NHNN giảm lãi suất điều hành,… Nhà đầu tư cần có sự tỉnh táo ở giai đoạn này khi nhiều cổ phiếu đã tăng giá cao, định giá đã về mức hợp lý, thậm chí có những cổ phiếu đắt so với thị giá vì vậy nhà đầu tư tránh mua đuổi giá cao.

Về việc các cổ phiếu tăng nóng này có còn tiếp tục tăng hay không, tôi cho rằng đối với các cổ phiếu vẫn chưa phản ánh hết câu chuyện của ngành, định giá vẫn rẻ thì các cổ phiếu đó vẫn có khả năng tăng giá và ngược lại nếu đã hết câu chuyện, định giá không còn rẻ thì nhà đầu tư sẽ không tham gia vào nữa bởi giá những cổ phiếu đó không những không tăng mà còn giảm giá.

Nguồn: fiingroup.vn
Nguồn: fiingroup.vn

PV: Theo ông VN-INdex đang ở trong xu thế nào? Nhà đầu tư có thể quan tâm đến những cổ phiếu nào ở thời điểm hiện tại?

Ông Đỗ Tiến Duy: Chỉ số VN-Index đang ở trong 1 xu hướng tăng giá trung hạn, còn trong ngắn hạn thị trường nhiều khả năng sẽ xuất hiện nhịp điều chỉnh nhẹ lấy đà cho nhịp tăng giá sau đó.

Một số nhóm ngành nhà đầu tư có thể quan tâm trong giai đoạn này:

• Nhóm cổ phiếu chứng khoán nhờ được hưởng lợi từ việc NHNN giảm lãi suất điều hành: HCM, SHS.

• Nhóm cổ phiếu điện được hưởng lợi từ Quy hoạch điện 8: NT2, POW, HDG,…

• Nhóm cổ phiếu BĐS Khu công nghiệp được hưởng lợi từ dòng vốn FDI: SZC, LHG, KBC.

PV: Cảm ơn ông đã có những chia sẻ nhiều bổ ích!

Công ty CP Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt Nam (VISC) tiền thân là Công ty CP Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam được thành lập ngày 15/10/2007 theo giấy phép thành lập và hoạt động số 88/UBCK-GP do UBCK Nhà Nước cấp ngày 11/01/2008 với các cổ đông sáng lập có nền tảng tài chỉnh vững mạnh. Lĩnh vực kinh doanh: Môi giới chứng khoán; Tự doanh chứng khoán; Tư vấn đầu tư chứng khoán; Lưu ký chứng khoán; Bảo lãnh phát hành chứng khoán…

Ngày 01/12/2009, VICS chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) với mã chứng khoán VIG.

Chuyên gia VISC: Nhà đầu tư cần tỉnh táo bởi định giá nhiều cổ phiếu đã về mức hợp lý, thậm chí đắt so với thị giá
Vừa qua, Công ty CP Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã chính thức đổi tên thành Công ty CP Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt Nam (viết tắt là VISC, MCK: VIG)

Ngày 04/5/2023, Công ty CP Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã nhận được Giấy phép điều chỉnh của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận về việc thay đổi tên Công ty với tên mới là Công ty CP Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt Nam (viết tắt là VISC, MCK: VIG). Đồng thời, Công ty cũng thay đổi địa chỉ website mới: visc.com.vn (địa chỉ website cũ: vics.com.vn).

Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 1 và Tầng 8, khối B tòa nhà Sông Đà, đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

Trải qua 15 năm hình thành và phát triển, đến nay Công ty CP Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt Nam đã được Tập đoàn Đầu tư Thăng Long đầu tư chiến lược, tái cấu trúc thành công và ra mắt thương hiệu mới VISC, với định hướng trở thành một định chế tài chính trung gian hàng đầu tại Việt Nam, tham gia vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ chứng khoán, dịch vụ tài chính và ngân hàng đầu tư.

Những tác động đến nền kinh tế Việt Nam nếu nới trần nợ công của Mỹ không được thông qua

Dư luận trong thời gian gần đây giấy lên vấn đề liên quan đến trần nợ công của Mỹ. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng ...

Góc nhìn chuyên gia: Nguyên nhân khiến nhà đầu tư nước ngoài bán ròng liên tiếp

Trong vòng 1 tuần trở lại đây, nhà đầu tư nước ngoài liên tiếp bán ròng trên toàn thị trường, tổng giá trị lên tới ...

Chuyên gia lên tiếng về việc lạm phát quay đầu tăng do giá điện

Trong ngày hôm qua, 29/05/2023, Tổng Cục thống kê đã công bố Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 ...

PV