Chuyên gia lên tiếng việc Bộ GTVT đề xuất đặt tên “trạm thu tiền” thay cho “trạm thu phí”

Cập nhật: 14:10 | 12/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Sau khi đổi tên trạm thu phí thành trạm thu giá và vấp phản ứng gay gắt, phải trở về tên cũ, Bộ GTVT lại vừa đề xuất đổi tên thành "trạm thu tiền". Một số chuyên gia cho rằng, tên gọi "trạm thu phí" đường bộ đã quen thuộc với người dân, không nên đổi thành "trạm thu tiền".  

chuyen gia len tieng viec bo gtvt de xuat dat ten tram thu tien thay cho tram thu phi Chuyên gia khẳng định, Grab là loại hình kinh doanh vận tải có tổ chức
chuyen gia len tieng viec bo gtvt de xuat dat ten tram thu tien thay cho tram thu phi Bộ GTVT lập 'danh sách đen' nhà thầu chây ì, chậm trễ
chuyen gia len tieng viec bo gtvt de xuat dat ten tram thu tien thay cho tram thu phi Bộ trưởng GTVT chốt thời hạn GPMB cho cao tốc Bắc-Nam

Trong khi đó, Bộ GTVT cũng đã lên tiếng không hề đề xuất đổi tên các trạm thu giá thành "trạm thu tiền" mà chỉ đưa ra khái niệm cũng như giải thích nội hàm của các trạm thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ theo đúng quy định của luật giá.

Bộ GTVT lên tiếng

Mới đây, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho rằng thông tin đang xôn xao dư luận về việc Bộ GTVT đề xuất đổi tên trạm thu phí thành "trạm thu tiền" là chưa chính xác. Theo đó, Bộ GTVT không hề đề xuất đổi tên các trạm thu giá thành "trạm thu tiền" mà chỉ đưa ra khái niệm cũng như giải thích nội hàm của các trạm thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ theo đúng quy định của luật giá. Thứ trưởng nhận định đây mới là thông tư đang ở giai đoạn xây dựng lấy ý kiến đóng góp và thông tư không hề đưa ra đề xuất yêu cầu các trạm thu phí (thu giá) tại các dự án đường bộ phải đổi tên.

chuyen gia len tieng viec bo gtvt de xuat dat ten tram thu tien thay cho tram thu phi
Trạm thu giá đã từng được Bộ GTVT sử dụng trong năm 2018.

"Đây là vấn đề giải thích nội hàm chứ không phải là thay đổi tên gọi và việc giải thích nội hàm này là cần thiết cũng như phù hợp với quy định của luật giá. Những cái tên như "trạm thu phí", "trạm thu giá" hay "trạm kiểm soát vé" chỉ là cái tên xác định vị trí địa điểm thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ của các dự án giao thông nên tên gọi sẽ không thay đổi còn bản chất của các trạm này vẫn là nơi để thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ và việc định nghĩa các trạm này phải phù hợp với luật giá. Do đó không phải vì thông tư ra đời mà các trạm này sẽ thay đổi tên gọi" Thứ trưởng cho biết.

Trước đó, dư luận xôn xao với thông tin Bộ Giao thông Vận tải đề xuất đổi tên trạm thu phí thành "trạm thu tiền" thông qua việc lấy ý kiến dự thảo thông tư về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ, thay thế cho thông tư 49 về hoạt động của trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ. Theo Dự thảo, trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ là nơi thực hiện việc thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ của phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Trạm thu tiền được xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo phải tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và thiết kế phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với trường hợp áp dụng tiêu chuẩn của nước ngoài, công nghệ thu phải được chuẩn hoá, đồng bộ dữ liệu và phù hợp với công nghệ chung của các trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ đang áp dụng và được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận. Trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ phải áp dụng hệ thống công nghệ thu một dừng, thu điện tử tự động không dừng sử dụng công nghệ hiện đại theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và quy định của Bộ Giao thông Vận tải.

Vị trí trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ phải đảm bảo các tiêu chí: Được công khai khi công bố dự án và được xác định trước khi phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định của nhà nước. Việc này phải đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan (nhà nước, nhà đầu tư, người sử dụng); phải thuận lợi cho việc thu tiền, đảm bảo khả năng hoàn vốn của dự án đối với dự án đối tác công tư. Đối với các trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ thu theo hình thức thu hở, vị trí trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ phải được công khai cho chính quyền cấp quận (huyện) và nhân dân địa phương trong thời gian 30 ngày trước thời điểm quyết định duyệt dự án xây dựng trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ.

Đối với quốc lộ, trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ phải nằm trong phạm vi dự án và được lấy ý kiến của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, UBND cấp tỉnh, Hiệp hội vận tải ô tô tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ (nếu có). Đối với đường địa phương đấu nối vào quốc lộ, trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ phải nằm trong phạm vi dự án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của địa phương quyết định, sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Giao thông Vận tải. Toàn bộ dữ liệu thu phí tại trạm thu phí phải được kết nối với hệ thống quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

chuyen gia len tieng viec bo gtvt de xuat dat ten tram thu tien thay cho tram thu phi
Trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đường Hòa Lạc - Hòa Bình.

Nhiều đề xuất nên giữ tên cũ

Chia sẻ về vấn đề này luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết: Theo giải thích của Bộ GTVT, việc đổi tên "trạm thu phí" thành "trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ" là để phù hợp với quy định của Luật Giá năm 2012. Tuy nhiên, qua kiểm tra, đối chiếu quy định của Luật Phí và lệ phí (có hiệu lực từ ngày 1/1/2017) và Luật Giá năm 2012, chẳng thấy có cụm từ nào quy định "thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ" như giải thích của Bộ GTVT.

Điều 24 Luật Phí và lệ phí quy định chuyển tiếp của Luật Phí và lệ phí, đối với các loại phí và lệ phí thuộc danh mục Phụ lục 2 ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí được thực hiện theo Luật Giá từ ngày 1/1/2017. Trong Danh mục phí và lệ phí theo Phụ lục 1 và Phụ lục 2 ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí đều có quy định về "phí sử dụng đường bộ". Cụ thể: Tại tại mục 1.1, phần V Phụ lục 1 quy định "phí sử dụng đường bộ". Thẩm quyền quy định mức phí đối với các tuyến đường thuộc trung ương quản lý thuộc Bộ Tài chính, còn HĐND cấp tỉnh quyết định đối với đường thuộc địa phương quản lí. Đối với các loại phí và lệ phí được thực hiện theo điều khoản chuyển tiếp, từ ngày 1/1/2017, tên gọi "Phí sử dụng đường bộ" trong Phục lục 2 Danh mục phí và lệ phí, được đổi tên thành "Giá dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh".

Cùng tên gọi và cả về bản chất là "phí sử dụng đường bộ", nhưng ở Phụ lục 1 vẫn giữ nguyên tên gọi cho đến nay, nhưng ở Phụ lục 2 thì lại được đổi thên thành "Giá dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh" kể từ ngày 1/1/2017. Về bản chất, cùng là một khoản chi phí phải bỏ ra để sử dụng đường bộ, nhưng cái thì bị điều chỉnh bởi Luật Phí và lệ phí, cái lại điều chỉnh bằng Luật Giá. Phải chăng đi trên đường bộ "không kinh doanh" thì phải "nộp phí" còn đi trên "đường bộ để kinh doanh" thì phải "trả giá"? Trong khi đó, cho đến nay thế nào là "dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh", có bao gồm những dự án sửa chữa quốc lộ hay không, cũng chưa được định nghĩa rõ ràng trong luật.

Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, mục đích của đề xuất trên là quy định việc người dân trả tiền dịch vụ đường bộ đối với dự án BOT do doanh nghiệp đầu tư, khác với trả phí cho dự án hạ tầng do nhà nước đầu tư. Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo cần hiểu từ phí là chi phí, là phần mà các doanh nghiệp hạ tầng thu lại sau khi đầu tư, nên việc đặt tên trạm thu phí là hợp lý.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô cho rằng, các dự án BOT vẫn có sự chi phối của nhà nước về mức phí, thời gian thu phí, chứ không phải do doanh nghiệp hoàn toàn quyết định. "Các bệnh viện tư vẫn gọi chi phí mà người dân phải trả là viện phí hay trường học do tư nhân đầu tư vẫn thu học phí, nên việc đặt tên trạm thu phí là không sai. Tên gọi này đã quen thuộc với người dân, không phải vấn đề cấp thiết để Bộ Giao thông Vận tải phải sửa đổi", ông Quyền nêu quan điểm.

chuyen gia len tieng viec bo gtvt de xuat dat ten tram thu tien thay cho tram thu phi
Dự thảo thông tư mới được Bộ GTVT đăng tải trên website để mời góp ý. (Ảnh chụp màn hình)

Cùng quan điểm này, luật sư Trương Thanh Đức, Công ty luật Basico, cho rằng “không có luật nào cấm không được dùng chữ phí” và dẫn chứng mới đây, luật Sửa đổi giáo dục đại học 2018 vẫn dùng khái niệm học phí. Nghị định 29/2019 cũng đưa ra khái niệm về “phí dịch vụ ngân hàng”. “Những người soạn thảo của Bộ GTVT quá cứng nhắc trong việc hiểu luật và áp dụng luật”, ông Đức nhấn mạnh.

Ông Phạm Văn Khôi, Tổng giám đốc Công ty cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ nhận xét, "tên gọi trạm thu phí hay hơn vì cảm giác êm tai và quen thuộc hơn trạm thu tiền". Theo ông, về bản chất, người dân trả phí hay trả tiền đều là việc hoàn vốn của dự án hạ tầng khi qua trạm BOT. Ông Vũ Minh Hoàng, Phó chủ tịch HĐQT Công ty Đèo Cả, cũng đề nghị giữ nguyên tên gọi cũ là trạm thu phí và trong thông tư cần giải thích rõ "trạm thu phí BOT là thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ". Ngoài nội dung nêu trên, dự thảo thông tư về "hoạt động của trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ" còn đưa ra quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp, như: Công khai thông tin; phạt do lỗi của nhà đầu tư và dừng thu phí do việc bảo trì dự án chưa đảm bảo...

Theo ông Nguyễn Văn Quyền, việc dự thảo thông tư yêu cầu các doanh nghiệp lưu trữ thông tin, dữ liệu phương tiện qua trạm trong 5 năm là quá dài sẽ gây khó khăn cho nhà đầu tư. "Hàng năm cơ quan nhà nước đã thanh kiểm tra dự án nên những dữ liệu này chỉ cần lưu trữ trong 2 năm là đủ", ông nói. Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô cũng cho rằng, các thông tin trên bảng điện tử tại trạm nên ngắn gọn, khái quát nhất, nếu chi tiết quá thì tài xế đi qua không có đủ thời gian xem. Thông tin cần thiết bao gồm tên dự án, tổng chi phí, số tiền đã thu, thời gian thu còn lại của dự án.

Đại diện một doanh nghiệp BOT nói, dự thảo thông tư quy định lưu trữ thông tin camera tại trạm thu phí 5 năm là quá lâu, tối đa chỉ 2-3 năm; hình ảnh camera tại cabin phải lưu trong một năm cũng là dài, thay vào đó chỉ trong một tháng vì đây chỉ ghi lại hành vi của nhân viên, thông thường khi nhân viên có sai phạm sẽ được xử lý ngay sau đó. Với bảng điện tử tại trạm thu phí, đại diện đơn vị này đề xuất chỉ thông báo lưu lượng, số tiền thu được hàng ngày, hàng tháng. Tổng mức đầu tư hay thời gian thu phí không cần thiết phải thông báo, vì nhiều dự án chưa được thanh quyết toán, hoặc thời gian thu phí, số tiền hoàn vốn sẽ được điều chỉnh sau 2-3 năm khi lưu lượng có sự thay đổi. "Chúng tôi ủng hộ việc công khai tại các trạm thu phí để người dân yên tâm, song có những hạng mục đầu tư không cần thiết sẽ gây lãng phí", đại diện doanh nghiệp nói.

"Tên gọi không quan trọng bằng việc các trạm BOT thu đúng"

Anh Nguyễn Văn Chung (Nam Định, một tài xế taxi cho biết): "Tôi thường xuyên đi các chuyến xe dài về tỉnh và qua các trạm thu phí. Từ lâu, anh em lái xe đều gọi là trạm BOT, ít dùng trạm thu phí hoặc thu giá. Tôi cho rằng tên gọi không quan trọng bằng việc các trạm BOT thu đúng. Thu giá, thu phí hay gì đó thì vấn đề là chúng tôi sử dụng đường mới và phải trả tiền". Anh Nguyễn Văn Tùng, một tài xế xe tải ở Hưng Yên, chuyên tuyến QL5 cũng đồng tình với ý kiến trên. "Tôi không rõ việc thu phí, thu giá hay thu tiền có phù hợp với luật hay không và thực sự cũng không quan tâm. Thay vì loay hoay với việc đặt tên, tôi nghĩ Bộ GTVT nên sớm giải quyết các bất cập về BOT để tài xế đỡ khổ", anh Tùng nói.

Nguyễn Thanh

Tin cũ hơn
Xem thêm