Agriseco Research:

Chứng khoán vẫn là kênh đầu tư phù hợp trong bối cảnh lạm phát dưới 10%

Cập nhật: 10:28 | 20/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Chứng khoán Agribank (Agriseco) vừa đưa ra báo cáo phân tích với tên gọi “Đầu tư cổ phiếu khi lạm phát tăng cao”. Theo Agriseco, lạm phát dưới 10% chứng khoán vẫn là kênh đầu tư phù hợp. Thống kê của Agriseco Research từ diễn biến trong quá khứ, lạm phát tăng chưa chắc đã làm giảm giá chứng khoán mà lạm phát tăng mức độ vừa phải lại là điều tốt cho nền kinh tế.

2254-4
Chứng khoán vẫn là kênh đầu tư phù hợp trong bối cảnh lạm phát dưới 10%. Hình minh họa

Lạm phát đang là tâm điểm của kinh tế thế giới và giới đầu tư toàn cầu do lo ngại những ảnh hưởng lớn đến chính sách điều hành của mỗi quốc gia, về suy thoái kinh tế và dòng vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán. Các số liệu gần đây cho thấy chỉ số CPI tại Mỹ và các quốc gia EU đang ở mức cao nhất trong 30 năm.

Tại Việt Nam, lạm phát đang có những dấu hiệu gia tăng. Với nền kinh tế mở và chịu tác động từ những yếu tố "chi phí đẩy" và "cầu kéo" thì áp lực lạm phát giai đoạn tới có thể ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát của Chính phủ.

Trong khi việc dự báo lạm phát sẽ tốn nhiều nguồn lực và đang có nhiều quan điểm trái chiều từ các nhà kinh tế hàng đầu, việc chuẩn bị trước kịch bản xây dựng danh mục khi lạm phát tăng cao, giúp nhà đầu tư chủ động ứng phó với các diễn biến bất thường của nền kinh tế, Agriseco Research đưa ra cái nhìn tổng quan trên bình diện quốc tế và Việt Nam.

Tác động của lạm phát tới thị trường chứng khoán

Nhiều nghiên cứu quốc tế đã đánh giá ảnh hưởng của lạm phát đến chỉ số chứng khoán: Các nghiên cứu thường đưa ra các kết quả trái ngược nhau. Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhận thấy rằng, lạm phát tăng cao sẽ khiến tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp trên sàn giảm đi. Lạm phát vừa phải lại là dấu hiệu tốt cho cổ phiếu vì nó có xu hướng gắn liền với tăng trưởng kinh tế, lợi nhuận tăng và giá cổ phiếu cũng mang lại tỷ suất cao. Theo nghiên cứu của Schroders và Investopedia, chỉ ra các chỉ số chứng khoán của Mỹ như MSCI Mỹ và S&P500 mang lại tỷ suất sinh lời cao nhất khi lạm phát từ 2% đến 3%.

1805-a1
Nguồn: Schroders, Agriseco Researc

Theo thống kê của Agriseco Research, lạm phát và thị trường chứng khoán có mối quan hệ tương quan với nhau. Lạm phát sẽ tác động đến thị trường chứng khoán theo các mức độ khác nhau. Nhìn lại diễn biến lịch sử, lạm phát tăng chưa chắc đã làm giảm giá chứng khoán mà lạm phát tăng mức độ vừa phải lại là điều tốt cho nền kinh tế.

Thống kê chỉ số S&P500 trong 50 năm trở lại đây, chỉ số S&P500 tăng trưởng với tỷ suất cao khi lạm phát ở mức 2-3%. Ngược lại, lạm phát tăng sốc từ 3% trở lên, chỉ số S&P500 ghi nhận mức giảm mạnh trung bình 10%/năm. Điển hình là giai đoạn khủng hoảng dầu mỏ 1973-1974 khiến lạm phát vượt ngưỡng 10%, chỉ số S&P500 đã sụp đổ với mức giảm lần lượt 17,3% và 29,7% trong 2 năm 1973 và 1974.

Chỉ số S&P500 và lạm phát tại Mỹ

1921-a2
Nguồn: Agriseco Research

Mức lạm phát Việt Nam dưới 10% chưa đáng lo ngại

Theo thống kê trong 22 năm kể từ năm 2000, trong môi trường lạm phát dưới 5%, chỉ số VN-Index ghi nhận mức sinh lời 1,8%/tháng. Lạm phát từ 5 - 10% sẽ mang lại tỷ suất sinh lời cao nhất. Cụ thể, kinh tế Việt Nam đã trải qua 81 tháng có mức CPI từ 5-10%, trong các tháng này VN–Index tăng trưởng trung bình 2,71%/tháng – cao nhất so với các mức độ lạm phát khác.

Bên cạnh đó, Agriseco Research cho rằng, thị trường chứng khoán vẫn có thể tăng trưởng trong điều kiện lạm phát tăng cao: Mức lạm phát bình quân 5 tháng đầu năm vẫn ở mức thấp so với giai đoạn 2017 – 2020, CPI tháng 5/2022 tăng 2,86% yoy. Hiện có nhiều lo ngại về giá xăng dầu và nhu cầu hồi phục sau đại dịch sẽ gia tăng áp lực lạm phát trong nửa cuối năm.

Mặc dù vậy, Agriseco Research đánh giá lạm phát có thể tăng vượt mục tiêu 4% của Chính phủ trong thời gian tới, tuy nhiên nếu lạm phát tăng ở ngưỡng cho phép dưới 10% thì chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hợp lý, nhất là trong bối cảnh GDP vẫn tiếp tục tăng trưởng. Quan sát dự báo tăng trưởng GDP và lạm phát Việt Nam giai đoạn 2022 – 2023 của các tổ chức lớn như ADB, IMF, WorldBank; hầu hết nhận định đều cho rằng GDP Việt Nam tăng trưởng trong khoảng 6 – 7%, lạm phát quanh ngưỡng 3 - 5%, điều này là động lực quan trọng để thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong 2 năm tới.

Tuy nhiên, Agriseco Research nhấn mạnh rủi ro cao với thị trường chứng khoán nếu lạm phát vượt quá 10%. Bởi khi lạm phát tăng tốc vọt lên trên vùng hai chữ số, chứng khoán thường lao dốc rất mạnh và thiệt hại lớn cho nhà đầu tư. Thống kê cho thấy VN-Index đã trải qua 37 tháng có mức lạm phát cao hơn 10%. Tỷ suất thị trường giai đoạn này sụt giảm tới 2,83%/tháng. Đặc biệt hơn có những tháng giảm rất mạnh trên 20%/tháng như các tháng trong giai đoạn 2008-2009.

Tương quan biến động CPI và VN-Index qua các năm (đơn vị: % YoY)

2101-a3

Sẽ rất nguy hiểm nếu lạm phát vượt quá 10%. Khi lạm phát tăng tốc vọt lên trên vùng 2 chữ số, chứng khoán thường lao dốc rất mạnh và thiệt hại lớn cho nhà đầu tư. Thống kê cho thấy VN-Index đã trải qua 37 tháng có mức lạm phát cao hơn 10%. Tỷ suất thị trường giai đoạn này sụt giảm tới 2,83%/tháng. Đặc biệt hơn có những tháng giảm rất mạnh trên 20%/tháng như các tháng trong giai đoạn 2008-2009. Do hệ lụy của nới lỏng tiền tệ, tài khóa quá mức, lạm phát đã tăng vượt 10% từ cuối 2007 và tăng liên tục, tạo đỉnh giữa 2008 với mức gần 30%. VN-Index đã sụt tới 70% trong giai đoạn này. Một ví dụ khác diễn ra vào năm 2011 khi lạm phát duy trì trong ngưỡng 12 - 23% suốt cả năm (chủ yếu do kích thích tài khóa không hiệu quả), chứng khoán đã sụt giảm gần như cả năm với mức sụt giảm lên tới 30% tính riêng trong năm 2011.

Cổ phiếu vẫn là kênh đầu tư phù hợp đầu tư trong chu kỳ lạm phát

Trong suốt chiều dài lịch sử, cổ phiếu vẫn được đánh giá là kênh đầu tư hàng đầu để phòng tránh lạm phát. Theo cuộc khảo sát của JP Morgan, cổ phiếu là nhóm chống lạm phát hiệu quả thứ hai, sau nhóm hàng hóa. Nhiều tổ chức nghiên cứu lớn khác cũng có các kết quả tương tự. Bloomberg thống kê vàng không phải là kênh đầu tư hấp dẫn trong môi trường lạm phát khi tỷ suất sinh lời của kênh tài sản này thấp hơn nhiều so với chỉ số S&P500 và giá cả hàng hóa cơ bản như dầu, kim loại, mặt hàng nông sản.

Thống kê của Agriseco Research, lạm phát dưới 10% chứng khoán vẫn là kênh đầu tư phù hợp. Lạm phát xảy ra trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đang trong đà tăng trưởng thường vẫn là tín hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán. Các kênh đầu tư như Bitcoin và các tiền điện tử mang tính chất đầu cơ và chưa có khung pháp lý hoàn thiện; trong khi mặt bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng vẫn đang ở mức thấp.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Tính thanh khoản, các yếu tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản cổ phiếu

Tính thanh khoản của chứng khoán là khả năng chuyển đổi từ tiền mặt thành chứng khoán và ngược lại từ chứng khoán thành tiền ...

Tổ chức nội không ngừng mua ròng, cá nhẫn vẫn xả mạnh GAS cùng HPG

Phiên giao dịch cuối tuần qua, tổ chức nội có phiên mua ròng thứ 6 liên tiếp. Ở chiều ngược lại, cá nhân trong nước ...

Tự doanh đảo chiều mua ròng gần 30 tỷ đồng phiên cuối tuần 17/6

Trong phiên giao dịch cuối tuần, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán đảo chiều mua ròng 27,5 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh ...

Việt Hoàng