Chứng khoán Tiên Phong: VN-Index có thể quay lại đỉnh 1420 điểm

Cập nhật: 11:00 | 14/09/2022 Theo dõi KTCK trên

TPS đưa ra kịch bản tích cực VN-Index hướng đến mục tiêu mới khoảng 1.400 điểm, mức đỉnh cũ hồi tháng 7/2021.

Theo Báo cáo chiến lược của Công ty Cổ phần Chứng khoán Tiên Phong (TPS, mã chứng khoán: ORS), kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2022 hồi phục mạnh mẽ sau đại địch, ngành công nghiệp tiếp tục dẫn dắt thị trường.

VN-Index tháng 8/2022 tiếp tục tăng điểm hồi phục để tiến tới kháng cự 1.300-1.330 điểm. Tuy nhiên, tại đây lực bán đã xuất hiện trở lại khiến xu hướng tăng trong ngắn hạn của thị trường bị chững lại. Bên cạnh đó, thanh khoản liên tục suy giảm trong những phiên chỉ số ra sức công phá kháng cự trên cho thấy tâm lý phân vân của nhà đầu tư.

Theo đó Chứng khoán Tiên Phong đưa ra 3 kịch bản cho thị trường trong tháng 9/2022:

Kịch bản tích cực nếu VN-Index có thể chinh phục hoàn toàn được vùng kháng cự 1.300-1.330 điểm, niềm tin về triển vọng của thị trường sẽ được củng cố và từ đó thu hút dòng tiền sôi động trở lại và từ đó hướng đến mục tiêu mới là vùng 1.331-1.420 điểm (đỉnh tháng 07/2021).

Còn trong kịch bản trung lập khi VN-Index sẽ tiếp tục biến động sideway trong kênh giá 1.240-1.330 điểm với thanh khoản suy giảm dần.

Ở kịch bản tiêu cực, khi hỗ trợ 1.240 điểm bị phá vỡ, VN-Index nhiều khả năng sẽ giảm mạnh và rơi về hỗ trợ gần nhất là đáy tháng 07/2022 (tương đương vùng 1.140-1.239 điểm).

'Nội soi' các thương vụ trái phiếu đình đám của Chứng khoán Tiên Phong (ORS)
Chỉ số VN-Index (nguồn: TPS)

Nhận định về vĩ mô, TPS cho rằng khi nền kinh tế của Việt Nam tiếp tục phục hồi trong bối cảnh nhu cầu cải thiện, các đơn hàng mới tăng lên, ngành công nghiệp sẽ tăng trưởng mãnh liệt ở tháng cuối cùng của Quý III.

Khi lạm phát được dự báo tạm thời giảm xuống, tổng mức bán lẻ sẽ cải thiện mạnh mẽ, thị trường hàng hoá được bình ổn và thu nhập người lao động tăng sẽ kích thích tiêu dùng.

Ngoài ra, khi giải ngân FDI tăng cùng lạm phát giảm sẽ thúc đẩy giải ngân đầu tư công. TPS kỳ vọng giải ngân vốn đầu tư công sẽ tăng tốc ở những tháng còn lại để đảm bảo được kế hoạch giải ngân của cả năm 2022.

'Nội soi' các thương vụ trái phiếu đình đám của Chứng khoán Tiên Phong (ORS)
Source: GSO 2022

Tuy nhiên áp lực lạm phát còn khá cao do rủi ro giá xăng tăng trở lại bởi cuộc xung đột Nga - Ukraine chưa kết thúc và nhu cầu năng lượng tăng cao khi nền kinh tế Trung Quốc phục hồi. Đồng thời, giá lương thực thực phẩm tăng cao khi nền kinh tế Việt Nam phục hồi và tỷ giá được kỳ vọng sẽ tăng lên trong thời gian tới cũng là yếu tố tác động đến lạm phát, ORS nhận định.

Lãi suất liên ngân hàng tháng 9 có thể tăng lên do nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp ở tháng cuối quý thường tăng cao cùng sự kiện NHNN nới hạn mức tăng trưởng tín dụng cũng thúc đẩy lãi suất huy động tăng lên.

Theo đánh giá của TPS, FED vẫn giữ quan điểm tăng lãi suất trong kỳ họp tháng 09 tới, trong khi đó, nguồn cung ngoại tệ của Việt Nam không còn dồi dào như trước đây sẽ là yếu tố gây áp lực lên tỷ giá trong thời gian tới. Tuy nhiên, Chứng khoán TPS khẳng định mức tăng lên sẽ không nhiều do tỷ giá hiện tại cũng đã khá cao so với thời điểm cuối năm 2021.

VDSC: Không còn nhiều động lực thúc đẩy giá cổ phiếu HPG đến cuối năm 2022

Theo phân tích của CTCK Rồng Việt (VDSC), giá bán thép của Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã tăng trong những tuần ...

Chặn cửa mua gian, bán lận trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Không chỉ nâng cao chuẩn nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, các quy định mới cũng bịt lỗ hổng bán chui trái phiếu cho ...

Góc chuyên gia: Fed tăng lãi suất ảnh hưởng thế nào đến thị trường chứng khoán?

Chương trình Bí mật đồng tiền ngày 21/9 diễn ra xoay quanh chủ đề Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất. Các ...

Hồng Nhung/Người đưa tin