Chứng khoán Mỹ ngày 13/3: Dow Jones giảm 5 phiên liên tiếp, nhóm ngân hàng bị bán tháo mạnh

Cập nhật: 07:52 | 14/03/2023 Theo dõi KTCK trên

Chứng khoán Mỹ ngày 13/3 tiếp tục đi xuống khi kết hoạch can thiệp khẩn cấp hỗ trợ tất cả những người gửi tiền ở Silicon Valley Bank, cùng với các biện pháp bất thường khác là không đủ ngăn chặn đà giảm của nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Kết thúc phiên giao dịch 13/3, chỉ số Dow Jones giảm 90,5 điểm, tương đương 0,28%, xuống còn 31.819 điểm. Đây là phiên giảm thứ 5 liên tiếp của chỉ số này, đã có lúc Dow Jones sụt hơn 284 điểm vào đầu phiên.

S&P 500 đóng cửa giảm 0,15% còn gần 3.856 điểm. Trong phiên, chỉ số thị trường này có lúc mất 1,37%. Ngược chiều, chỉ số Nasdaq Composite tăng 0,45% và kết phiên ở gần 11.189 điểm.

Chứng khoán Mỹ ngày 13/3: Dow Jones giảm 5 phiên liên tiếp, nhóm ngân hàng bị bán tháo mạnh

Chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên Phố Wall, ghi nhận mức cao chưa từng thấy kể từ cuối năm 2022 và tiến gần vùng được xem là rủi ro cao, tăng gần 2 điểm lên 26,52. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ giảm vào ngày thứ Hai, qua đó mang đến một số hỗ trợ cho chứng khoán.

Một thông cáo chung từ Cục Dự trữ Liên bang (Fed), Bộ Tài chính Mỹ và Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) cho biết, tất cả người gửi tiền tại ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) sẽ có thể tiếp cận toàn bộ tiền của họ từ ngày 13/3, kể cả số tiền trên hạn mức bảo hiểm thông thường là 250.000 USD.

Fed cũng cho biết sẽ tạo ra một chương trình tài trợ mới có kỳ hạn cho ngân hàng nhằm đảm bảo nguồn tiền gửi tại các ngân hàng. Chương trình này sẽ cung cấp các khoản vay với kỳ hạn lên tới 1 năm cho các ngân hàng, hiệp hội tiết kiệm, hiệp hội tín dụng và các tổ chức khác.

Mặc dù vậy, nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn tiếp tục chịu áp lực từ tuần trước đến đầu tuần này. Cổ phiếu ngành tài chính là nhóm giảm sâu nhất chỉ số S&P 500 trong phiên 13/3. Cổ phiếu các nhà băng lớn như JPMorgan Chase và Citigroup mất lần lượt 1,8% và 7,5%, Bank of America sụt 5,8%.

Cổ phiếu các ngân hàng khu vực thậm chí còn giảm nhiều hơn, dẫn đầu là đà lao dốc hơn 61% của cổ phiếu First Republic. PacWest Bancorp và Western Alliance Bancorp sụt tương ứng 21% và 47%.

Nhà đầu tư tránh xa cổ phiếu ngân hàng nhưng dồn tiền vào các lĩnh vực khác như Apple của ngành công nghệ hay Johnson & Johnson và Eli Lilly trong ngành dược phẩm.

Nhà đầu tư tin rằng trong phiên họp ngày 21 – 22/3 tới đây, Fed sẽ nâng lãi suất thêm 0,25 điểm % thay vì mức 0,5 điểm % mà một số chuyên gia từng dự báo, vì hệ thống ngân hàng đang căng thẳng, khó có thể chịu nổi nếu chính sách tiền tệ quá thắt chặt.

Các nhà đầu tư cũng dự báo rằng, sau khi lãi suất đã lập đỉnh, ngân hàng trung ương Mỹ có thể sẽ cắt giảm 0,75 điểm % trong vào cuối năm, đưa lãi suất xuống mức mục tiêu 4 – 4,25%. Dự báo hiện tại cho thấy lãi suất cuối cùng ở mức 4,75% vào tháng 5/2023.

Tự doanh mua ròng khá khiêm tốn phiên 13/3, cổ phiếu chứng khoán SSI được gom mạnh

Phiên giao dịch ngày 13/3, khối tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 49 tỷ đồng tổng cổ phiếu trên thị trường và 75 ...

Thị trường chứng khoán ngày 14/3/2023: Thông tin trước giờ mở cửa

Phiên giao dịch ngày 13/3, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.052,80 điểm, giảm nhẹ 0,20 điểm (-0,02%; Cổ phiếu VOS được ra khỏi diện cảnh ...

Cổ đông nước ngoài tại Chứng khoán FPT muốn gom thêm 1 triệu cổ phiếu FTS

Cổ phiếu FTS sau khi tạo đáy vùng 12.x đồng hồi giữa tháng 11/2022 đã có nhịp hồi đáng kể và hiện biến động quanh ...

Khánh Vân (t/h)