Chứng khoán Mỹ bùng nổ, S&P 500 vượt mốc 5.900 điểm
Chứng khoán Mỹ bứt phá mạnh mẽ, S&P 500 vượt mốc 5900 điểm trong khi nhóm cổ phiếu công nghệ và tiêu dùng dẫn dắt đà tăng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/5 theo giờ Mỹ (rạng sáng 28/5 giờ Việt Nam), thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng mạnh. Chỉ số S&P 500 tăng 118,72 (2,05%) đạt mức 5.921,54 điểm, Dow Jones tăng vọt 740,58 điểm (1,78%) chạm mức 42.343,65 điểm. Trong khi đó, Nasdaq composite tăng 461,96 điểm (2,47%) chốt phiên ở mức 19.199,16 điểm.
Toàn bộ 11 nhóm ngành thuộc S&P 500 đều tăng điểm trong phiên, với mức tăng mạnh nhất đến từ lĩnh vực công nghệ và tiêu dùng không thiết yếu. Cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn và nhóm hàng không ghi nhận hiệu suất vượt trội.

Cổ phiếu Tesla (TSLA) tăng 6,9% đạt 362,89 điểm sau khi CEO Elon Musk cam kết sẽ tập trung toàn lực vào hoạt động của hãng xe điện. Những lo ngại về việc Musk dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động chính trị từng tạo áp lực lên giá cổ phiếu. Cam kết “làm việc 24/7” được đưa ra trong bối cảnh doanh số của Tesla tại châu Âu sụt giảm so với cùng kỳ.
Nvidia, nhà sản xuất chip AI lớn nhất thế giới, tăng gần 3% lên 135,50 USD, trước thềm báo cáo tài chính dự kiến công bố sau phiên ngày thứ Tư. Broadcom có diễn biến tương tự. Apple tăng 2,5% lên 200,21 USD, chấm dứt chuỗi 8 phiên giảm liên tiếp. Microsoft, Amazon, Alphabet và Meta đều ghi nhận mức tăng đáng kể.
Nvidia, nhà sản xuất chip AI lớn nhất thế giới, tăng gần 3% lên 135,50 điểm trước thềm báo cáo tài chính dự kiến công bố sau phiên ngày thứ Tư. Cổ phiếu Apple (AAPL) tăng 2,5% đạt mức 200,21 điểm, chấm dứt chuỗi 8 phiên giảm liên tiếp, trong khi Microsoft (MSFT), Amazon (AMZN), Alphabet (GOOG) và Meta Platforms (META) cũng đều tăng mạnh.
Nhóm cổ phiếu chip nằm trong số những mã tăng mạnh nhất phiên thứ Ba. Marvell Technology (MRVL), Arm Holdings (ARM) và ON Semiconductor (ON) đều tăng hơn 5%, còn Advanced Micro Devices (AMD) tăng gần 4%. Quỹ ETF iShares Semiconductor (SOXX) cũng tăng hơn 3%.
Trong nhóm hàng tiêu dùng không thiết yếu, cổ phiếu Carnival (CCL) và Royal Caribbean (RCL) đều bật tăng hơn 6%, trong khi hãng hàng không Southwest (LUV) và United (UAL) mỗi hãng tăng khoảng 5%. Cổ phiếu Estee Lauder (EL) cũng tăng thêm khoảng 5%.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu của Fair Isaac – công ty chấm điểm tín dụng tiêu dùng – lao dốc 11,3% xuống 1.503,62 điểm, trở thành mã giảm mạnh nhất trong S&P 500. Đà giảm kéo dài sau khi lãnh đạo cơ quan tài chính liên bang bày tỏ lo ngại về mức định giá hiện tại của công ty.
Cổ phiếu AutoZone giảm 3,4% xuống 3.695,66 điểm sau báo cáo tài chính quý III. Mặc dù doanh số vượt kỳ vọng, biên lợi nhuận gộp suy giảm đáng kể. CEO Phil Daniele kỳ vọng biên lợi nhuận sẽ cải thiện trong thời gian tới khi công ty tăng tốc triển khai các trung tâm phân phối mới.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm còn 4,45%, từ mức 4,51% phiên trước. Tuần trước, lợi suất từng chạm đỉnh 4,63%, cao nhất trong hơn ba tháng.
Thị trường phản ứng tích cực sau khi Tổng thống Mỹ tạm hoãn kế hoạch áp thuế 50% với hàng hóa từ Liên minh châu Âu đến ngày 9/7 nhằm mở đường cho các cuộc đàm phán thương mại. Động thái này giúp nhà đầu tư kỳ vọng căng thẳng thương mại sẽ hạ nhiệt.
Paul Nolte, cố vấn đầu tư cấp cao tại Murphy and Sylvest nhận định: “Thị trường từng như rơi vào hoảng loạn hồi đầu tháng 4, nhưng đợt phục hồi gần đây lại quá nhanh khiến nhiều nhà đầu tư bắt đầu thận trọng trở lại.”
Chủ tịch Fed chi nhánh Richmond, ông Thomas Barkin cho biết chưa thấy tín hiệu rõ ràng về áp lực lạm phát hay tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, phản ánh quan điểm của nhiều quan chức Fed tin rằng lãi suất chủ chốt sẽ giữ nguyên cho đến khi biết rõ tác động đầy đủ của thuế quan Trump. Biên bản cuộc họp chính sách gần nhất của Fed sẽ được công bố vào ngày 29/5.