Chứng khoán hồi phục trong tháng 7: "Niềm vui" không dành cho tất cả

Cập nhật: 09:49 | 02/08/2022 Theo dõi KTCK trên

Sau 3 tháng biến động tiêu cực, thị trường chứng khoán trong nước đã hội phục tương đối tích cực trong tháng 7. Tuy nhiên, thanh khoản vẫn còn rất hạn chế, cùng với đó là nhiều mã cổ phiếu tiếp tục lún sâu...

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự hồi phục tốt trở lại vào tháng 7. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 7, VN-Index đứng ở mức 1.206,33 điểm, tương ứng tăng 8,73 điểm (0,73%) so với tuần trước. HNX-Index cũng tăng 10,93 điểm (3,94%) lên 288,61 điểm, tương tự, UPCoM-Index tăng 1,03 điểm (1,16%) lên 89,61 điểm.

Tuy nhiên, thanh khoản tiếp tục đi xuống so với tháng trước. Tổng giá trị giao dịch bình quân chỉ đạt 13.783 tỷ đồng/phiên, giảm 22,5%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 23% xuống mức 12.243 tỷ đồng. Dù có sự hồi phục trong tháng 7 nhưng xu hướng chính của thị trường là tích lũy đi lên với những nhịp giằng co trong biên độ hẹp. Các cổ phiếu vốn hóa lớn có sự phân hóa rất mạnh. Trong top 50 vốn hóa toàn thị trường ở tháng 7 có 27 mã tăng, trong khi số mã giảm cũng là 22.

Chứng khoán hồi phục trong tháng 7:
Chứng khoán hồi phục trong tháng 7: "Niềm vui" không dành cho tất cả

Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất nhóm này thuộc về VGI của Viettel Global (UPCoM: VGI) với hơn 35%. Theo BCTC hợp nhất quý II, doanh nghiệp này đạt 5.259 tỷ đồng doanh thu, tăng mạnh 22% so với mức 4.321 tỷ đồng của cùng kỳ. Lãi gộp của VGI tăng hơn 530 tỷ đồng, tương ứng tăng 33% lên 2.163 tỷ đồng, giúp duy trì biên lãi gộp ở mức trên 40%. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 922 tỷ đồng, tăng 80% so với cùng kỳ.

Tiếp sau đó, cổ phiếu VIB của Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (HoSE: VIB) cũng tăng gần 24% trong tháng 7. Tương tự VGI, kết quả kinh doanh của VIB trong quý II là rất tốt, điều này được cho là hỗ trợ đà tăng giá của cổ phiếu này. Cụ thể, tổng thu nhập hoạt động quý II đạt 4.609 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ. Sau khi trừ chi phí và trích lập dự phòng, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 2.744 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ.

Các cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt trong quý II cũng đều tăng giá rất mạnh ở tháng 7 như SAB của Sabeco (HoSE: SAB) tăng 16,4%, VGC của Viglacera (HoSE: VGC) tăng 16,4%, KBC của Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HoSE: KBC) tăng 15%.

Chiều ngược lại, DGC của Hóa chất Đức Giang giảm giá mạnh nhất trong top 50 vốn hóa với gần 23,4%. Theo Sunsirs, giá photpho vàng tại Trung Quốc ngày 28/7 là 28.000 nhân dân tệ/tấn (4.151 USD/tấn), giảm 13,2% so với ngày trước đó. Giá mặt hàng này liên tục giảm từ giữa tháng 7 và hiện thấp hơn đỉnh khoảng 30%. Trong khi đó, do Hóa chất Đức Giang hoạt động chính trong lĩnh vực hóa chất cơ bản và sản xuất phốt pho nên giá mặt hàng này tác động trực tiếp đến kỳ vọng của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp.

Chứng khoán hồi phục trong tháng 7:
Diễn biến giá cổ phiếu DGC trong tháng 7/2022 (Nguồn: TradingView)

Cổ phiếu MWG của Đầu tư Thế giới di động cũng để mất 14,7% giá trị trong tháng 7. Trong một báo cáo mới đây, SSI Research cho rằng lạm phát gia tăng sẽ tác động tiêu cực đến chi tiêu của người tiêu dùng, tăng trưởng của các doanh nghiệp bán lẻ có thể không cao như kỳ vọng trước đây. SSI Research đánh giá trong ngắn hạn, lạm phát gia tăng và chi phí đóng cửa các cửa hàng Bách Hóa Xanh có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu MWG.

Trong khi đó, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất thị trường chứng khoán tháng 7 là CLM của Xuất nhập khẩu Than - Vinacomin với 179% từ mức chỉ 32.000 đồng/cp lên 89.300 đồng/cp. Doanh nghiệp này thành lập từ năm 1982. Đến 2005, doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần với vốn điều lệ ban đầu 20 tỷ đồng. Sau hai đợt tăng vốn, hiện vốn điều lệ đạt 110 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin, TKV) sở hữu 55,41% cổ phần, tương đương gần 6,1 triệu cổ phiếu.

Trong quý II, công ty ghi nhận doanh thu đột biến 6.154 tỷ đồng, gấp 7,7 lần cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế 273 tỷ đồng, gấp 37 lần cùng kỳ năm trước.

Ba cổ phiếu khác cũng có mức tăng bằng lần ở tháng 7 là CAR của Tập đoàn Giáo dục Trí Việt (UPCoM: CAR), VTS của Gạch Ngói Từ Sơn (UPCoM: VTS) và NWT của Vận tải Newway (UPCoM: NWT). Tuy nhiên, đa số các cổ phiếu tăng giá mạnh trên thị trường chứng khoán trong tháng 7 đều thuộc nhóm thanh khoản thấp.

Trong khi đó, CKG của Tập đoàn Tư vấn Đầu tư & Xây dựng Kiên Giang (HoSE: CKG) là mã hiếm hoi trong danh sách tăng giá mạnh có thanh khoản cao. Động lực tăng của cổ phiếu này cũng được cho là đến từ kết quả kinh doanh quý II tích cực. Cụ thể, doanh thu thuần quý này đạt 402 tỷ đồng - tăng 139% so với cùng kỳ trong đó doanh thu chủ yếu đến từ địa ốc khi thu về 345 tỷ đồng, chiếm 86% tổng doanh thu và gấp 3 lần so với cùng kỳ. Công ty báo lợi nhuận sau thuế đạt 70 tỷ đồng, tăng 75% so với quý II năm ngoái.

Ở chiều ngược lại, toàn bộ 30 cổ phiếu giảm mạnh nhất thị trường chứng khoán tháng 7 đều thuộc nhóm thanh khoản rất thấp và thuộc hai sàn HNX hay UPCoM. Trong đó, giảm giá mạnh nhất là cổ phiếu CFV của Cà phê Thắng Lợi (UPCoM: CFV) với 62,44%. "Tân binh" TBR của Địa ốc Tân Bình (UPCoM: TBR) cũng giảm đến hơn 62%. Cổ phiếu TBR mới chỉ giao dịch trên UPCoM từ 14/7 với giá tham chiếu 29.000 đồng/cp. Tuy nhiên, ngay sau khi lên sàn, cổ phiếu này liên tục giảm giá và phải đến phiên 29/7 mới ghi nhận một phiên tăng giá.

Áp lực chốt lời ngắn hạn vẫn đang "đè nặng" lên VN-Index

Theo nhận định của Công ty Chứng khoán SSI, nhiều khả năng chỉ số VN-Index đang trong nhịp “pull-back” (giá thoái lui) về lại mốc quan sát 1.200 điểm. Sau các nhịp điều chỉnh tích lũy, chỉ số sẽ tạo đà để chinh phục trở lại vùng kháng cự 1.218 – 1.220 điểm trong thời gian tới. Vì vậy, nhà đầu tư có thể tận dụng các nhịp này để gia tăng thêm tỷ trọng cổ phiếu.

Cũng trên quan điểm phân tích kỹ thuật, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho hay tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn và trung hạn của các chỉ số không có sự thay đổi so với phiên trước đó. Cụ thể, tín hiệu ngắn hạn duy trì ở mức Tích cực tại tất cả các chỉ số trong khi VNSML-Index là chỉ số đầu tiên có sự cải thiện tín hiệu trung hạn lên Trung tính.

VCSC dự báo trong phiên giao dịch đầu tuần, thị trường có thể có quán tính giảm trong phiên sáng để các chỉ số kiểm định các hỗ trợ gần nhất. Đối với VN-Index, chỉ số này sẽ kiểm định lực mua giá thấp tại vùng 1.200-1.205 điểm; đây là ngưỡng hỗ trợ mà nếu bị phá vỡ, đà hồi phục hiện tại của thị trường sẽ bị thách thức.

Ngược lại, nếu lực bán ra không mạnh và được hấp thụ tốt bởi lực cầu, giúp VN-Index duy trì đóng cửa trên mốc 1.205 điểm, chỉ số sẽ có cơ hội kiểm định lại kháng cự mạnh MA50 tại 1.218 điểm. Vượt qua mốc 1.218 điểm, kháng cự tiếp theo sẽ là vùng 1.240 điểm trong khi kháng cự mạnh hơn sẽ là đường MA100 tại vùng 1.290-1.300 điểm.

Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) thì cho rằng áp lực chốt lời ngắn hạn vẫn đang gây sức ép lên diễn biến hồi phục của VN-Index và chỉ số này có khả năng sẽ cần thêm thời gian để hấp thụ hết lượng cung cổ phiếu trong vùng tranh chấp 1.200-1.220 điểm trước khi quay trở lại xu hướng tăng điểm. Do vậy, nhà đầu tư vẫn nên hạn chế mua đuổi và có thể cân nhắc mua tích lũy tại vùng hỗ trợ của các cổ phiếu đang có tín hiệu thu hút dòng tiền.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Tự doanh mua ròng hơn 55 tỷ đồng cổ phiếu phiên 1/8, "đạp mạnh" ACB

Giao dịch tự doanh phiên 1/8, ACB bị bán mạnh nhất với 28,8 tỷ đồng, theo sau là FUESSVFL (20,1 tỷ đồng), VHM (18 tỷ ...

Mốc 1.200 điểm được lập lại, thanh khoản tăng cao, VN-Index sắp "bay"?

Sự khởi sắc của VN-Index thu hút dòng tiền của nhà đầu tư tham gia, đẩy quy mô thanh khoản tăng cao. Phiên gần đây ...

Tin tức chứng khoán 9h00' hôm nay 2/8/2022: TDM, GEG, ADG, TVB, LPB

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam cập nhật và gửi đến quý độc giả những tin tức chứng khoán mới nhất ...

Nguyên Nam