Chứng khoán Everest (EVS) rút hồ sơ chào bán cổ phiếu ra công chúng

Cập nhật: 15:08 | 24/05/2023 Theo dõi KTCK trên

Về kế hoạch kinh doanh năm 2023, EVS lên kế hoạch với doanh thu hoạt động đạt 448,5 tỷ đồng, giảm 50,4% so với năm trước. Mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 102,8 tỷ đồng, tăng 35,3% so với thực hiện năm 2022.

Mới đây, Công ty CP Chứng khoán Everest (EVS) đã thông qua nghị quyết HĐQT về việc rút hồ sơ nộp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) về việc đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng theo nghị quyết ĐHĐCĐ 2022.

Chứng khoán Everest (EVS) rút hồ sơ chào bán cổ phiếu ra công chúng

Theo kế hoạch đã được ĐHĐCĐ thường niên 2022 thông qua, EVS dự kiến phát hành hơn 103 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ. Mức giá chào bán 10.000 đồng/cp, tương ứng số tiền dự kiến thu về 1.030 tỷ đồng sẽ được dùng cho hoạt đông cho vay ký quỹ, đầu tư tự doanh, bảo lãnh phát hành chứng khoán và bổ sung nguồn vốn mua sắm, thuê tài sản cố định.

Trước khi rút hồ sơ chào bán, ĐHĐCĐ thường niên 2023 của EVS đã thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu nhằm tăng vốn điều lệ lên 1.648 tỷ đồng. Cụ thể, EVS sẽ phát hành 61,8 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương đương tỷ lệ 10:6 – tức cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu sẽ được nhận 6 cổ phiếu phát hành mới.

Nguồn vốn thực hiện phát hành cổ phiếu để tăng vốn được lấy từ toàn bộ thặng dư vốn cổ phần (240 tỷ đồng) và một phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (lợi nhuận sau thuế đã thực hiện) tính đến thời điểm 31/12/2022 (378 tỷ đồng).

Về kế hoạch kinh doanh năm 2023, EVS lên kế hoạch với doanh thu hoạt động đạt 448,5 tỷ đồng, giảm 50,4% so với năm trước. Mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 102,8 tỷ đồng, tăng 35,3% so với thực hiện năm 2022.

Về kết quả kinh doanh, Chứng khoán Everest công bố kết quả kinh doanh quý 1/2023 với doanh thu hoạt động giảm tới 80% so với cùng kỳ về còn 62 tỷ đồng.

Trong cơ cấu doanh thu, mảng tự doanh quý này ghi nhận giảm tới 84 tỷ YoY còn gần 47 tỷ; thu từ cho vay và hoạt động môi giới giảm từ mức 79 tỷ về còn 14,3 tỷ đồng trong khi công ty không còn ghi nhận doanh thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán (cùng kỳ ghi nhận gần 85 tỷ).

Đồng pha, chi phí hoạt động của EVS giảm từ 241 tỷ đồng về còn gần 85 tỷ. Sau cùng, công ty báo lỗ ròng quý 1 gần 35,4 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi gần 30 tỷ.

Như vậy, chỉ sau 1 quý báo lãi trở lại, Chứng khoán Everest đã tiếp tục ghi nhận lỗ ròng. Trước đó công ty thậm chí lỗ tới 146 tỷ trong quý 3/2022.

Tại thời điểm 31/3.2023, tổng tài sản của công ty ở mức 2.315 tỷ trong đó phần lớn là tài sản ngắn hạn; hơn 1.800 tỷ đồng trong số này là các khoản đầu tư tự doanh; dư nợ cho vay là 244 tỷ.

Nợ phải trả của Chứng khoán Everest giảm tới 60% so với đầu năm về còn tiếp tục giảm về còn 428 tỷ đồng trong đó dư nợ trái phiếu chỉ còn hơn 109 tỷ. Trước đó trong năm 2022, dư nợ vay trái phiếu ngắn hạn của công ty đã giảm mạnh từ 909 tỷ về còn 130 tỷ đồng. Đến cuối quý, công ty còn 563 tỷ đồng lãi sau thuế chưa phân phối. Vốn chủ sở hữu giảm về dưới 1.900 tỷ.

Chứng khoán phiên sáng 24/5/2023: Thiếu vắng động lực, VN-Index tiếp tục giảm điểm

Chứng khoán phiên sáng 24/5 ghi nhận chỉ số VN-Index sớm bật tăng lên ngưỡng gần 1.070 điểm, nhưng do thiếu động lực từ các ...

Thị trường chứng khoán ngày 24/5/2023: Tín hiệu kỹ thuật phiên chiều

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam dẫn nguồn Vietstock đưa ra những phân tích tín hiệu kỹ thuật phiên chiều ngày ...

Sẽ có khoảng 49 nghìn tỷ đồng tín phiếu đáo hạn, hỗ trợ thanh khoản

Bộ phận nghiên cứu tại Công ty Chứng khoán SSI vừa phát hành báo cáo thị trường tiền tệ tuần từ ngày 15/5 – 19/5. ...

Anh Khôi (t/h)

Tin cũ hơn
Xem thêm