Chính phủ đề xuất nhóm 7 giải pháp về chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế

Cập nhật: 07:59 | 05/01/2022 Theo dõi KTCK trên

Các ngân hàng cần tiết giảm chi phí quản lý để phấn đấu giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,5%-1% trong hai năm, đồng thời tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch.

Theo báo cáo về Đề án chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ đề xuất nhóm 7 giải pháp về chính sách tiền tệ để hỗ trợ phục hồi kinh tế.

5432-tt51
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Thứ nhất, điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng, từ đó góp phần duy trì môi trường đầu tư kinh doanh ổn định cho doanh nghiệp và người dân, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài;

Thứ hai, điều hành đồng bộ các công cụ lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở, đồng thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí quản lý để phấn đấu giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,5%-1% trong 02 năm. Trường hợp rủi ro lạm phát tăng cao có sự điều chỉnh linh hoạt;

Thứ ba, tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, theo dõi sát diễn biến kinh tế, tiền tệ để có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phù hợp, đồng thời bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng;

Thứ tư, điều hành tín dụng hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát; điều tiết thanh khoản phù hợp để tạo điều kiện để tổ chức tín dụng đẩy nhanh tốc độ giải ngân cho các đối tượng thụ hưởng gói hỗ trợ lãi suất từ Chương trình.

Thứ năm, điều tiết tiền tệ hợp lý, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa[1], phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để việc huy động qua phát hành trái phiếu chính phủ không làm ảnh hưởng lớn đến mặt bằng lãi suất thị trường, tiết kiệm chi phí phát hành trái phiếu chính phủ cho NSNN.

Thứ 6, sử dụng khoảng 46.000 tỷ đồng từ nguồn tài chính hợp pháp khác để nhập khẩu vắc xin, thuốc điều trị và thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch. Theo dõi sát diễn biến thị trường ngoại tệ để sẵn sàng bán can thiệp khi thị trường và tỷ giá có biến động để bình ổn tâm lý thị trường trong trường hợp Bộ Tài chính phát hành trái phiếu chính phủ ngoại tệ trong nước. Dự kiến phát hành 3 tỷ USD trái phiếu chính phủ trong nước.

Thứ 7, tiếp tục tái cấp vốn đối với Ngân hàng Chính sách xã hội để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc cho người lao động. Cân đối giải pháp về tiền tệ hỗ trợ Chương trình với tổng thể phương án cơ cấu lại các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt.

[Cập nhật] Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 4/1/2022: Phần lớn các đồng giảm mạnh

Cập nhật mới nhất tỷ giá ngoại tệ hôm nay (4/1): Yên Nhật, đô la Úc, won Hàn Quốc và bảng Anh ghi nhận giảm ...

Tỷ giá Euro hôm nay 4/1/2022: Đa số ngân hàng tiếp tục giảm

Tỷ giá Euro trong sáng ngày hôm nay (4/1) tại đa số ngân hàng có xu hướng giảm giảm so với phiên đóng cửa cuối ...

Tỷ giá USD hôm nay 4/1/2022: Nhiều tín hiệu tích cực phiên đầu năm mới

Đồng USD khởi động năm 2022 với mức tăng nhẹ, trong không khí đầy hứng khởi của một năm mới. Đồng bạc xanh đã tăng ...

Linh Đan

Tin cũ hơn
Xem thêm