Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia được Thủ tướng phê duyệt

Cập nhật: 09:30 | 23/01/2020 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định 149/QĐ-TTg.

chien luoc tai chinh toan dien quoc gia duoc thu tuong phe duyet

MBKE vừa công bố báo cáo chiến lược ngành Ngân hàng Việt Nam năm 2020

chien luoc tai chinh toan dien quoc gia duoc thu tuong phe duyet

Việt Nam coi trọng quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng với Nhật Bản

chien luoc tai chinh toan dien quoc gia duoc thu tuong phe duyet

Rà soát việc thực hiện Chiến lược tài chính đến 2020

Tài chính toàn diện là việc mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững, trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ.

Mặc dù các sản phẩm dịch vụ ngân hàng được cung cấp khá đầy đủ, đa dạng nhưng chỉ mới phổ biến ở thành thị mà thiếu nhiều ở nông thôn. Nhiều doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ vẫn khó tiếp cận đến dịch vụ ngân hàng chính thức. Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ những khó khăn đối với việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng mà có thể kể đến trước hết là độ bao phủ của các điểm cung cấp dịch vụ còn mỏng ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa; những chi phí vật chất và phi vật chất vẫn là rào cản lớn đối với người nghèo, người thu nhập thấp đến với các dịch vụ tài chính chính thức. Bên cạnh đó, trình độ hiểu biết tài chính của người dân và doanh nghiệp còn ở mức thấp trong khi thiếu vắng cơ chế bảo vệ người tiêu dùng tài chính khiến cho niềm tin vào hệ thống ngân hàng – tài chính chưa cao.

chien luoc tai chinh toan dien quoc gia duoc thu tuong phe duyet
Ảnh minh họa

Trong bối cảnh đó, cần có một chiến lược tài chính toàn diện mang tính bao trùm, tổng thể có thể tập trung nguồn lực và nỗ lực của tất cả các ngành, lĩnh vực, cả nhà nước và tư nhân, đề ra các giải pháp hiệu quả nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam. Một chiến lược tài chính toàn diện quốc gia có ý nghĩa hết sức to lớn về mặt phát triển kinh tế xã hội, giảm bất bình đẳng, chênh lệch giàu nghèo, giúp cho mọi người dân đều được thụ hưởng thành quả phát triển kinh tế để không ai bị bỏ lại phía sau. Chiến lược tài chính toàn diện cũng mang lại sự ổn định của nền tài chính quốc gia thông qua việc phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính trong xã hội hiệu quả hơn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội.

Phạm vi của Chiến lược hướng tới việc phổ cập các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản do các tổ chức được cấp phép cung ứng, bao gồm: thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm.

Đối tượng của Chiến lược là tất cả mọi người dân và doanh nghiệp, trong đó đặc biệt chú trọng tới nhóm đối tượng mục tiêu là những người chưa được tiếp cận hoặc ít được tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ tài chính như: người sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; người nghèo, người thu nhập thấp, phụ nữ và những đối tượng yếu thế khác; doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất kinh doanh.

Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là mọi người dân và doanh nghiệp đều được tiếp cận, sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, do các tổ chức được cấp phép cung ứng một cách có trách nhiệm, bền vững; phấn đấu đến cuối năm 2025 đạt được một số chỉ tiêu cụ thể:

Ít nhất 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; ít nhất 50% tổng số xã có điểm cung ứng dịch vụ tài chính;

Ít nhất 25 - 30% người trưởng thành gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng; số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt tốc độ tăng 20 - 25% hàng năm; ít nhất 250.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa có dư nợ tại các tổ chức tín dụng; dư nợ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đạt 25%; doanh thu phí bảo hiểm bình quân GDP là 3,5%.

Để đạt được mục tiêu trên, Chiến lược đề ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu tài chính toàn diện; phát triển đa dạng các tổ chức cung ứng, kênh phân phối hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản một cách thuận tiện, chi phí hợp lý; phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản, hướng đến những đối tượng mục tiêu của tài chính toàn diện; hoàn thiện, tăng hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng tài chính, tạo điều kiện giảm phí giao dịch, đáp ứng yêu cầu thúc đẩy tài chính toàn diện.

Thu Hoài