Chỉ số ROS, cách tính và ý nghĩa của chỉ số ROS

Cập nhật: 15:21 | 27/09/2022 Theo dõi KTCK trên

Chỉ số ROS thể hiện hiệu quả việc quản lý kiểm soát chi phí của doanh nghiệp, đặc biệt là đánh giá việc quản lý chi phí (bán hàng, quản lý doanh nghiệp) tạo ra doanh thu lớn nhất với chi phí tối thiểu nhất.

Chỉ số ROS là gì?

Chỉ số ROS hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tên tiếng anh đầy đủ là Return On Sales. Đây là chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời dựa trên doanh thu thực tế của doanh nghiệp, đánh giá xem một đồng doanh nghiệp thu vào sẽ mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Doanh thu xem xét là doanh thu thuần từ các hoạt động bán hàng và dịch vụ, tính toán trừ đi toàn bộ chi phí cũng như thuế suất phải chịu để ra lợi nhuận. Chỉ số ROS đồng thời phản ánh hiệu quả việc doanh nghiệp đã và đang thực hiện quản lý kiểm soát chi tiêu trong kỳ như thế nào. Chỉ số càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đang thực hiện tốt, làm ăn có lãi.

Chỉ số ROS, cách tính và ý nghĩa của chỉ số ROS
Hình minh họa - nguồn internet

ROS là gì trong chứng khoán?

Tại sao nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán phải quan tâm đến chỉ số ROS. Bởi vì thông qua nó sẽ theo dõi chính xác quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho các cổ đông của công ty. Như chúng ta đã biết, phần lợi tức trả cho cổ đông của công ty cổ phần được trích từ lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp. Nhà đầu tư khi nắm giữ cổ phiếu của công ty luôn kỳ vọng nhận lại cổ tức cao. Khi chỉ số ROS tăng chứng tỏ lợi nhuận công ty tăng, như vậy cổ đông sẽ nhận được nhiều tiền hơn.

Đồng thời bạn cũng đánh giá được doanh nghiệp sử dụng chi phí cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả không. Khi ROS tăng nhưng cổ tức thực nhận không thay đổi, điều này có nghĩa công ty đã sử dụng phần lớn lợi nhuận để tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Ngược lại cổ tức tăng quá nhiều chứng tỏ doanh nghiệp không tập trung vào việc phát triển hoạt động.

Nếu không nắm rõ thông tin này, chưa biết cách tính và xác định chỉ số ROS, kết quả đầu tư của bạn vào một doanh nghiệp nào đó có thể thấp hơn kỳ vọng. Dù là chỉ số phản ánh tình hình công ty, nhưng nó lại quan hệ trực tiếp đến lợi nhuận đầu tư, bạn phải học và tìm hiểu kỹ về nó để có chiến lược đầu tư tốt nhất.

Cách tính chỉ số ROS

ROS được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế theo từng tháng, quý hay năm chia cho tổng doanh thu theo từng tháng, quý, năm tương ứng. Cụ thể cách tính như sau:

ROS = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần x 100

Trong đó: Lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần được lấy từ báo cáo kết quả sản xuất của doanh nghiệp hằng tháng, quý, năm. Và được tính như sau:

Doanh thu thuần = Doanh thu từ cung cấp dịch vụ, bán sản phẩm – Các khoản giảm trừ doanh thu.

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Tất cả các khoản thuế của doanh nghiệp.

Ngoài ra, lợi nhuận trước thuế còn được tính như sau:

Lợi nhuận trước thuế = Tổng lợi nhuận từ cung cấp các dịch vụ, bán sản phẩm + lợi nhuận thuần thu được.

Ý nghĩa của chỉ số ROS

Chỉ số ROS có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đây, sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tốt chi phí cũng như tạo ra doanh thu lớn nhất. Có 2 trường hợp xảy ra:

Nếu trường hợp ROS dương (+) có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Đồng thời, ROS càng lớn thì công ty sẽ càng có nhiều lợi nhuận, chứng tỏ hoạt động làm ăn của công ty có hiệu quả.

Nếu trường hợp ROS âm (-) có nghĩa là doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Có thể xuất hiện rủi ro cao trong hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp ROS có thể mang giá trị âm không phải là do doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác. Như tình hình phát triển kinh tế xã hội, lạm phát, dịch bệnh… hay doanh nghiệp chấp nhận thua lỗ để đầu tư thêm, mở rộng quy mô…

Chính vì vậy, chỉ số ROS nó sẽ phụ thuộc rất nhiều yếu tố của từng ngành nghề kinh doanh. Bởi mỗi ngành nghề sẽ có đặc thù riêng, ROS cũng có phản ánh khác nhau. DO vậy, bạn nên xem xét kỹ để có thể đưa ra đánh giá chính xác cho từng ngành nghề đó.

Chỉ số ROS rơi vào khoảng bao nhiêu là tốt nhất?

Đây là câu hỏi được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Thường sẽ có các trường hợp sau:

ROS < 0 (Âm): Công ty làm ăn không sinh lời mà còn bị lỗ khi trừ đi các khoản chi phí. Nhà đầu tư sẽ không thích thú với chỉ số ROS âm, vì thế bạn cần đánh giá, so sánh chỉ số này qua nhiều năm mới có thể kết luận được. Có thể ROS âm trong thời gian đó là do chiến lược làm ăn hay tập trung mở rộng quy mô…

0 < ROS < 10%: Công ty ăn nên làm ra khi trừ đi các khoản chi phí. Nhưng bạn cũng cần phải xem xét kỹ hơn các móc thời gian biến động trước đây sau đó đưa ra quyết định nên hay không nên đầu tư vào doanh nghiệp này.

ROS > 10%: Trong trường hợp này bạn nên mạnh dạn đầu tư vào, bởi vì đây là công ty tiềm năng, vững mạnh trên thị trường.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Tìm hiểu Operating Cash Flow, công thức tính Operating Cash Flow

Operating Cash Flow là thuật ngữ thường xuất hiện ở các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu quan trọng, qua ...

Tìm hiểu chỉ số CIR, ý nghĩa và cách tính chỉ số

Trên thị trường chứng khoán, CIR là chỉ số quan trọng được nhiều nhà đầu tư sử dụng để phân tích, đánh giá ngành ngân ...

Tìm hiểu chỉ số ADX, cách sử dụng chỉ số ADX hiệu quả

Chỉ số ADX trong chứng khoán là một trong những công cụ đắc lực hỗ trợ nhà đầu tư có thể sử dụng để nâng ...

Minh Đức