Chỉ báo Parabolic SAR và cách tính Parabolic SAR

Cập nhật: 10:48 | 11/07/2022 Theo dõi KTCK trên

Thị trường đầu tư là một nơi thường xuyên xảy ra những biến động. Những người tham gia vào thị trường này phải nắm rõ và biết cách sử dụng chỉ báo thật hiệu quả để đưa ra quyết định chính xác nhất. Trong đó, bộ chỉ báo được các nhà đầu tư quan tâm nhất đó là bộ chỉ báo xác định xu hướng. Vậy chỉ báo Parabolic SAR là gì? Bài viết dưới đây, giúp nhà đầu tư tìm hiểu thêm về khái niệm này.

Chỉ báo Parabolic SAR là gì?

Parabolic SAR là một chỉ báo giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định mua, bán cổ phiếu đúng đắn để sinh lời trong thị trường biến động tăng hoặc giảm.

SAR là viết tắt của cụm từ Stop And Reverse (dừng lại và đảo chiều), Parabolic SAR (Parabolic Stop And Reverse) là một chỉ báo trễ được tạo ra bởi J. Welles Wilder Jr. Ông cũng chính là người đã sáng tạo ra một số chỉ báo phổ biến như RSI , ATR (Average True Range), ADX (Average Directional Index).

Parabolic SAR thường được biểu thị trong biểu đồ của cổ phiếu dưới dạng một tập hợp các dấu chấm và đặt gần đồ thị giá. Khi giá của cổ phiếu tăng lên, các đường chấm cũng tăng theo. Nhịp độ phụ thuộc vào xu hướng.

Chỉ báo Parabolic SAR và cách tính Parabolic SAR
Hình minh họa (nguồn internet)

Khi những dấu chấm này nằm trên đường giá cổ phiếu, nó dự báo một xu hướng giảm, là một tín hiệu bán ra. Khi các dấu chấm di chuyển xuống dưới giá, chỉ báo cho thấy xu hướng tăng giá của cổ phiếu, là tín hiệu nên mua vào.

Nhà đầu tư có thể dựa vào sự thay đổi hướng của chỉ báo Parabolic SAR để ra quyết định mua vào hoặc bán ra. Tuy nhiên, chỉ báo này chỉ hoạt động tốt nhất trong thị trường có xu hướng với các đợt tăng hoặc giảm giá kéo dài, không chính xác khi giá cổ phiếu đi ngang (sideway).

Cách tính Parabolic SAR

Parabolic SAR sử dụng giá cao nhất và thấp nhất cũng như hệ số gia tốc để xác định vị trí điểm chỉ báo SAR sẽ được hiển thị. Công thức của Parabolic SAR như sau:

Xu hướng tăng: PSAR = SAR hiện tại + AF(EP - SAR hiện tại)

Xu hướng giảm: PSAR = SAR hiện tại - AF(SAR trước - EP)

Trong đó:

EP: điểm cực trị (mức cao nhất xu hướng tăng hoặc mức thấp nhất xu hướng giảm)

AF: hệ số gia tốc (Trong các nền tảng để giá trị mặc định là 0.02. Giá trị này tăng 0.02 mỗi khi có EP mới, tuy nhiên giới hạn tối đa là 0.2)

Kết quả thu được tạo ra đường chấm, bên dưới hoặc bên trên đường giá, giúp xác định xu hướng của giá. Hiện nay, tại Việt Nam đã có một số phần mềm ưu việt giúp nhà đầu tư tính toán chỉ số Parabolic SAR một cách nhanh chóng và chính xác.

Ưu và nhược điểm của Parabolic SAR

Ưu điểm:

Giúp xác định xu hướng lên xuống của giá.

Đưa ra các tín hiệu tốt trong thị trường có xu hướng tăng, giảm rõ rệt

Chỉ báo cho các tín hiệu thoát lệnh khi một đảo chiều có thể xảy ra

Nhược điểm:

Parabolic SAR tạo ra các tín hiệu sai khi thị trường bắt đầu đi ngang. Do không có biến động, chỉ báo sẽ di chuyển qua lại xung quanh thanh giá và điều này tạo ra các tín hiệu sai lệch.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Bán tháo (Bailing out) cổ phiếu là gì? Những điều nhà đầu tư cần lưu ý

Bán tháo (balling out) là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về thuật ...

"Cắt lỗ" - Bí kíp sống còn cho nhà đầu tư chứng khoán F0

Nhà đầu tư cũng có thể áp dụng nguyên tắc cắt lỗ kinh điển. Đó là áp dụng mức cắt lỗ 7 - 10%. Vì ...

Cổ phiếu quỹ là gì? Điều kiện để mua bán giao dịch cổ phiếu quỹ

Cổ phiếu quỹ không còn là một khái niệm quá xa lại đối với các nhà đầu tư. Tùy vào tình hình hoạt động và ...

Đại Dương