Khởi nghiệp về công nghệ độc đáo có 1 không 2 ở Hà Nội:

Chàng trai 9X với ước mơ mang “tàu điện từ trường” về Việt Nam (Bài 2)

Cập nhật: 09:00 | 12/08/2020 Theo dõi KTCK trên

Anh Đào Tuấn Anh (SN 1993) tại Lào Cai, hiện là CEO Công ty TNHH Magnetic Levitation Technology Việt Nam vượt đã qua cú sốc tinh thần để tiến tới khởi đầu mới với ước mơ mang “tàu điện từ trường” về Việt Nam vào một ngày không xa.

Duyên nợ với đá quý phong thủy

Khởi nghiệp với giống Thanh nhãn Củ Chi đặc biệt

Vượt qua cú sốc tinh thần, đứng lên để có khởi đầu hoàn hảo (Bài 1)

Hành trình mới bắt đầu

Đầu năm 2019 với ý tưởng từ một người em trai du học tại Nhật. Tuấn Anh bắt tay vào tìm hiểu và tự mày mò nghiên cứu về công nghệ “Đệm từ trường – Magnetic Levitation’’ trên google và youtube về công nghệ này của nước ngoài. Cậu chia sẻ: “Có tận tay tìm hiểu thì mới biết lĩnh vực này có vô vàn khó khăn khi nghiên cứu nhất là vấn đề công nghệ…’’.

Lần này để có tiền khởi nghiệp Tuấn Anh phải chạy khắp nơi vay vốn, mỗi nơi cậu vay một chút từ 10 triệu, 20 triệu rồi đến 200 triệu đồng... Sau khi có một chút vốn cậu bắt tay vào thử làm ngay, trong quá trình ấy cậu cũng nhận thấy mình còn nhiều thiếu sót rất nhiều về quản lý, nhân sự hay tài chính nên đã đầu tư thời gian học tập bài bản về kinh doanh, tham gia các hội thảo về khoa học công nghệ, gặp gỡ giao lưu cùng các chuyên gia đầu ngành, cũng như tham vấn y kiến của một số doanh nhân có tiếng tại Việt Nam.

Chàng trai 9X với ước mơ mang “tàu điện từ trường” về Việt Nam (Bài 2)

Sau 6 tháng lặn lội khắp nơi cậu quyết định thành lập công ty vào tháng 9/2019 để khởi nghiệp lần hai. Một hướng đi kinh doanh rộng mở hơn đang ở phía trước chào đón cậu.

Hiện tại Tuấn Anh cùng đội ngũ công ty đã cho ra mắt sản phẩm: Kệ trưng bày sản phẩm bay. Sản phẩm được ứng dụng vào thực tế dành cho đối tượng khách hàng B2B, nhằm giải quyết vấn đề giới thiệu và trưng bày sản phẩm đã quá cũ kỹ, nhàm chán của từng doanh nghiệp bán lẻ đang gặp phải ở Việt Nam. Bằng cách làm cho sản phẩm của từng nhãn hàng bay trong không trung lơ lửng, tạo hiệu ứng độc đáo, bắt mắt và thu hút khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.

Để hiểu về cách thức và quy trình làm ra sản phẩm này, Tuấn Anh đã tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc để tìm hiểu đặt mua hàng trăm bộ sản phẩm từ nước ngoài về như: Hà Lan, Mỹ, Trung Quốc… để nghiên cứu. Với cậu chi phí cho những lần đặt hàng này về đến tay là không hề nhỏ, cậu chia sẻ: “Có những thiết bị công nghệ nhỏ xíu giá mua đã lên tới 17 triệu – 20 triệu đồng 1 chiếc’’.

Tìm kiếm người đồng hành

Sau rất nhiều lần tự làm thử và thất bại, cậu nghiệm ra rằng với năng lực hiện tại của mình thì chưa đủ chuyên môn sâu về lĩnh vực này mà tự thân một mình tìm ra hướng sản xuất được. Để tiếp tục nghiên cứu phát triển sản phẩm lâu dài cậu nảy ra suy nghĩ: “Chắc chắn phải tìm được chuyên gia về lĩnh vực trên đồng hành cùng”. Hành trình tìm kiếm, gõ cửa người tài cùng cậu đồng hành trên một lĩnh vực còn rất mới lạ ở Việt Nam là vô cùng gian nan.

Chàng trai 9X với ước mơ mang “tàu điện từ trường” về Việt Nam (Bài 2)

Tuấn Anh tìm kiếm, liên hệ đến nhiều trường cao đẳng, đại học trong lĩnh vực công nghệ trên địa bàn Hà Nội để ngỏ lời mời hợp tác nghiên cứu. Sau hơn 2 tháng, cũng có một vài giảng viên đồng ý gặp trao đổi về mô hình kinh doanh này, nhưng hầu như đều chưa đi đến đồng ý hợp tác lâu dài. Một phần lúc đó cậu cũng chưa có đủ sự thuyết phục hay thậm chí là vốn đầu tư để các chuyên gia đồng hành với cậu… cái duy nhất cậu có mới chỉ là ý tưởng và nhiệt huyết. Tuấn Anh buồn bã khi hy vọng đang dần bị vụt tắt.

Tình cờ, Tuấn Anh đăng bài viết trên facebook cá nhân về công việc mình đang làm và tìm kiếm người đồng hành thì được thầy giáo cũ hỏi chuyện. Đó là thầy Tuấn Doanh hiện là Phó Trưởng khoa CNTT Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội và thầy đã giới thiệu cho Tuấn Anh một người thầy khác là chuyên gia trong lĩnh vực điện tử, thầy Đỗ Trọng Thiều hiện là Phó Trưởng khoa Điện - Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội. Đây cũng là ngôi trường cậu theo học và lấy bằng kỹ sư CNTT năm 2013 - 2016. Qua nhiều lần bàn bạc trao đổi, hai thầy trò cùng bắt tay nhau đồng hành trên con đường thực hiện ước mơ lâu dài của họ.

Chàng trai 9X với ước mơ mang “tàu điện từ trường” về Việt Nam (Bài 2)

Anh Đỗ Trọng Thiều – Thạc sĩ điện tử, Phó Trưởng khoa Điện - Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội, hiện đang giữ cương vị là Giám đốc Nghiên cứu phát triển sản phẩm của Công ty TNHH Magnetic Levitation Technology Việt Nam, nhận định: “Đây là lĩnh vực hoàn toàn mới ở Việt Nam nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu, khi bắt tay vào làm cũng không có tài liệu nào đẩy đủ và chính xác để tham khảo tất cả đều phải tự mày mò. Các linh kiện, thiết bị nghiên cứu đều không có sẵn trong nước mà phải nhập từ nước ngoài gây nhiều khó khăn về thời gian và cần nguồn lực vồn đầu tư lớn. Trong quá trình hoạt động mình và Tuấn Anh cũng cần bỏ ra khá nhiều thời gian để đào tạo lại nguồn nhân lực cho việc lắp ráp, thử nghiệm sản phẩm cũng như marketing bán hàng’’.

Nhận thấy thách thức và khó khăn vẫn đang ở phía trước. Nhưng anh vẫn luôn kiên trì với mong muốn tạo ra môi trường nghiên cứu và trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp cho các bạn sinh viên Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội. Thúc đẩy đam mê, góp phần kiến tạo các thế hệ Starup công nghệ trẻ, khởi nghiệp trong lĩnh vực điện tử tại Việt Nam. Anh Đỗ Trọng Thiều cùng 12 năm kinh nghiệm giảng dạy, đào tạo chuyên môn cao, nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực công nghệ điện tử, tự động hóa công nghiệp và Tuấn Anh tự tin sẽ đưa công ty phát triển lâu dài và vững mạnh.

Ý tưởng mang “tàu điện từ trường” về Việt Nam

Tuấn Anh mong muốn sẽ đưa sản phẩm của mình dẫn đầu thị trường Việt Nam và ước mơ lớn mang “tàu điện từ trường” về Việt Nam vào một ngày nào đó gần nhất trong tương lai thay thế tàu điện chạy sắt ray bình thường. Cậu chia sẻ: “‘Tàu điện từ trường” vận hành trơn tru và êm hơn so với các tàu sử dụng bánh xe. Phương tiện này cũng không bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Năng lượng giúp con tàu lơ lửng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số năng lượng để vận hành vì vậy rất tiết kiệm và dễ dàng bảo trì. Do lực cản không khí lớn, tàu điện từ trường trên thực tế vẫn chưa đạt được tốc độ 3.500 km/h như trên lý thuyết. Hiện nay, con tàu nắm giữ kỷ lục tốc độ nhanh nhất thế giới là JR Central's L0 của Nhật Bản, với tốc độ tối đa 603 km/h”.

Chàng trai 9X với ước mơ mang “tàu điện từ trường” về Việt Nam (Bài 2)

“Tàu điện từ trường” được xem là tương lai của ngành đường sắt thế giới bởi khả năng vận hành ưu việt, tốc độ cao và ít gây tiếng ồn. Khác với những phương tiện dùng bánh truyền thống, năng lượng bị tiêu hao bởi lực ma sát khiến nó không thể chạy nhanh. Tàu điện từ trường giải quyết được vấn đề này nhờ tạo nên những nệm từ trường khiến con tàu lơ lửng. Hiện nay “tàu điện từ trường” đã được một số nước phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Trung Quốc… áp dụng và xây dựng tạo nên nhiều đột phá và lợi ích kinh tế trong hệ thống giao thông đường bộ”.

“Ước mơ lớn nhưng hành động nhỏ” - Tuấn Anh khẳng định mình cùng đội ngũ công ty phải làm ra các sản phẩm quy mô nhỏ có ứng dụng công nghệ này rồi đưa vào thực tế phục vụ nhu cầu của khách hàng trước, ở đây là sản phẩm “kệ trưng bày sản phẩm bay’’. Từ đó sẽ chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và có bàn đạp về tài chính cũng như tiềm lực vững chắc để đầu tư và phát triển thêm. Đây là bước đi dài, chắc chắn cho tương lai có thể là 5 năm, 10 năm hay thậm chí 15 năm.

Chàng trai 9X với ước mơ mang “tàu điện từ trường” về Việt Nam (Bài 2)

Mang tinh thần “dám nghĩ, dám làm”, Tuấn Anh và đội ngũ công ty của mình đặt mục tiêu sản phẩm này trong vòng 2 năm tới sẽ phủ sóng thị trường. Với giá trị cốt lõi là “lấy khách hàng là trọng tâm” cung cấp giải pháp trưng bày sản phẩm độc đáo áp dụng công nghệ đệm từ trường, phần nào đó giúp các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam có hiệu quả tốt trong kinh doanh.

Qua đây, Tuấn Anh chia sẻ thêm: “Tôi nghĩ với tôi sẽ không có định nghĩa thất bại, vì mỗi lần thất bại đều cho chúng ta những bài học quý giá, những bài học này phải chính tự bản thân ta trải nghiệm, đồng thời rèn luyện thành tinh thần sắt đá, biến nó thành bàn đạp quan trọng trên con đường tiến tới thành công. Như vậy, chúng ta sẽ giỏi hơn từng ngày cả về tư duy lẫn năng lực thực thi, khi chúng ta đủ chín, chắc chắn thành công sẽ mỉm cười. Thất bại là người bạn giúp ta tiến tới thành công, không có thất bại thì chúng ta sẽ luôn là người mù quáng”.

Lời khuyên dành cho các bạn khởi nghiệp:

Dám nghĩ dám làm, đừng sợ thất bại. Không ai thành công mà không có thất bại hay khó khăn cả. Có thể đi chậm nhưng đừng bỏ cuộc.

Chàng trai rời Hà Nội vào Kon Tum khởi nghiệp với sâm quý

Chàng trai Trương Tất Đạt (SN 1990) rời Hà Nội vào Kon Tum khởi nghiệp với sâm quý của Việt Nam – Hồng Đẳng sâm. ...

Rain Coffee – Nơi hội tụ cà phê nguyên chất

Anh Đỗ Ngọc Hòa (SN 1983), tại Thanh Hóa từ một kỹ sư xây dựng đã gây dựng nên thương hiệu Rain Coffee – Nơi ...

Phát triển sản phẩm từ nông sản của bà con nông dân Việt Nam

Anh Huỳnh Quang Huy (SN 1991) tại TP.HCM, khởi nghiệp khi mới 22 tuổi với niềm trăn trở phát triển những sản phẩm giá trị ...

Nguyễn Trang