CEO Toong: Cách xây dựng nền tảng văn hóa cho mô hình Coworking Space của mình

Cập nhật: 07:00 | 17/10/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – CEO của Toong cho rằng làm dịch vụ Coworking Space, phải thiết lập không gian đẹp và tối ưu nhất có thể nhưng để khách hàng ở lại với mình, chọn mình thay vì chọn chỗ khác thì điều quan trọng là văn hóa trong không gian đó như thế nào.

ceo toong cach xay dung nen tang van hoa cho mo hinh coworking space cua minh

Blue Dragon và BAYA: Câu chuyện đã định nghĩa lại về giá trị của tổ ấm

ceo toong cach xay dung nen tang van hoa cho mo hinh coworking space cua minh

CEO Lê Hồng Minh: Hành trình biến VNG trở thành startup "kỳ lân" công nghệ duy nhất tại Việt Nam

ceo toong cach xay dung nen tang van hoa cho mo hinh coworking space cua minh

Startup không nên định giá nhiều triệu USD sau một đêm?

Thế nào là mô hình Co-working Space ?

Có thể hiểu đơn giản mô hình Co-working space là mô hình không gian làm việc chung, được hình thành qua 2 yếu tố cốt lõi là cộng đồng và tiện ích.

Thông thường, những dịch vụ mà các mô hình co-working space trên thị trường hiện nay cung ứng bao gồm chỗ ngồi cố định, chỗ ngồi tự do cho thành viên hoặc khách tham quan; đi kèm với đó là những tiện ích như bếp ăn, máy in, dịch vụ lễ tân văn phòng, phòng họp…

Tuy nhiên ngoài những dịch vụ như trên thì mô hình Co-working Space còn có yếu tố quyết định sống còn là ban quản trị phải tạo dựng được tương tác thường xuyên và giao lưu giữa các cộng đồng với nhau, từ đó khuyến khích nảy sinh các cơ hội hợp tác lý tưởng cho cả đôi bên.

Mô hình Co-working Space bùng nổ tại Việt Nam trong những năm gần đây

Mô hình Co-working Space bắt đầu xuất hiện tại Đức vào những năm 90, sau đó mô hình này lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Đông Nam Á.

Theo báo cáo chuyên đề của CBRE thì tại Việt Nam tới hết nửa đầu năm 2017 đã có tới 17 đơn vị vận hành mô hình Co-working Space tại 22 địa điểm ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, cung cấp 14.500m2 diện tích làm việc cộng đồng, và con số này vẫn đang tăng lên không ngừng mà chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.

Mô hình Co-working Space chủ yếu hướng tới đối tượng khách hàng là các công ty nhỏ từ 2 tới 4 người, các freelancer hay các startup giới công nghệ. Đặc biệt tại Việt Nam các Co-working Space không thu phí dựa trên diện tích hoạt động mà cung cấp gói dịch vụ khác nhau theo nhu cầu của khách hàng như: phòng riêng, chỗ ngồi cố định hàng tháng, combo ngắn ngày cho các thành viên làm việc linh hoạt.

Nguồn doanh thu chủ yếu từ mô hình Co-working Space là chi phí cho thuê không gian làm việc, cho tới các phí dịch vụ đồ ăn, uống, phí kết nối, cho thuê địa điểm sự kiện, tư vấn startup. Tỉ suất lợi nhuận của mô hình đầy mới mẻ này được một người trong ngành chia sẻ rơi vào mức 10% và mất từ 2 – 3 năm cho quá trình thu hồi vốn. Thị trường này được nhận định chỉ dành cho những co-working space theo chuỗi, có định hướng dài hạn và nguồn lực lớn.

ceo toong cach xay dung nen tang van hoa cho mo hinh coworking space cua minh
Ảnh: Nguồn Internet

Tại Việt Nam mô hình Co-working Space có những khó khăn nào?

Chúng ta có thể dễ dàng thấy được rào cản lớn nhất của mô hình Co-working Space tại Việt Nam chính là thiếu địa điểm, bởi gánh nặng mặt bằng đã khiến không ít địa điểm hoạt động của mô hình Co-working Space phải đóng cửa.

Thậm chí cả những nhà đầu tư có nguồn lực tài chính cao khi muốn xây dựng mô hình Co-working Space cũng khó thành công, bởi để xây dựng được một cộng đồng có tính kết nối cao không hề dễ, thậm chí còn có thể biến mô hình Co-working Space trở thành mô hình chia sẻ văn phòng (shared-office), vườn ươm hay quán cafe thông thường. Chính vì vậy, sự xuất hiện của một chức danh mang tên Quản lí cộng đồng (Community Manager) với công việc là quản lí thông tin khách hàng, nắm rõ khả năng hợp tác giữa các thành viên thông qua những phần mềm quản lí hữu ích chính là chìa khoá để mở ra cánh cửa thành công đối với bất kì đơn vị nào quyết định khai thác mô hình co-working space.

Nếu làm việc trong Coworking Space thuộc hệ thống của Toong, bạn sẽ được chứng kiến những điều rất thú vị. Một sáng tháng 10, nhiều khách hàng của Toong trong TP.HCM bất ngờ nhận được món quà là một gói cốm bọc lá sen còn tươi nguyên mùi sương, được chuyển máy bay trong buổi sáng, "gói" cả mùa thu Hà Nội gửi đến khách hàng miền Nam. Dịp khác, vào khoảng 3 - 4h chiều của một ngày thứ năm, khi cảm xúc làm việc đang trở nên uể oải thì đột nhiên một đoàn biểu diễn nghệ thuật xuất hiện, khuấy động không gian trong vòng 15 phút rồi biến mất. Hay một buổi chiều đầu đông nào đó, bỗng dưng có gánh cúc họa mi "đi lạc" vào Toong và tặng cho tất cả mọi người những bông hoa cánh mỏng.

"Với người bản địa, nó nhắc nhở chúng ta về những kỷ niệm đẹp. Với người nước ngoài, nó gợi lên trong họ những hiếu kỳ thú vị: wow, sao lại là những điều này? Mọi người không chỉ được giải trí về mặt tinh thần mà qua đó còn học được nhiều điều mới mẻ" – Ông Dương Đỗ, CEO của Toong nói – "Tất cả những điều đó, từng chút từng chút một gieo vào lòng những niềm vui".

Đó là cách Toong xây dựng nền tảng văn hóa cho mô hình Coworking Space của mình.

WeWork được coi là biểu tượng cho ngành Coworking Space trên toàn thế giới. Nhiều Coworking Space thành lập và học theo mô hình này, thậm chí có những đơn vị cực đoan đến tận WeWork đo từng m2 và làm y hệt. Một, họ cho rằng WeWork là mô hình thành công nên chỉ việc làm theo. Hai, họ "copy" với mục tiêu bán mình cho WeWork.

Cũ ngã của WeWork cho thấy chứng minh mô hình đó không hiệu quả như người ta vẫn nghĩ và như thế, những đơn vị "copy" sẽ mất phương hướng. Với những Coworking Space chỉ nhằm bán cho WeWork thì khi người mua duy nhất của họ gặp vấn đề, nó ảnh hưởng đến quyết định có mở rộng nữa hay không? Những nhà đầu tư đang cân nhắc mua lại chuỗi sẽ nghi ngại về tính hiệu quả của mô hình.

Tại Việt Nam cũng không ngoại lệ. Hầu hết các Coworking Space đều lấy WeWork làm tiêu chuẩn. Trong khi Coworking Space có 2 phần là "Coworking" và "Space" thì họ chỉ tập trung vào Space, tức đầu tư cho rộng, đẹp nhất có thể. Những Coworking Space nào chỉ tập trung nói về tiện ích, không gian rộng, đẹp, tòa nhà cao thì đó là mô hình WeWork đã đi.

Tự nhận không đọc nhiều sách, thậm chí khi đi thi, cả quyển sách chỉ đọc một trang nguyên lí, Dương coi năng lực mỗi người bao gồm trục hoành là tri thức sách vở, còn cốt cách đạo đức, cái tâm cái tầm với đại cục là trục tung. “Phát triển cả hai trục để đạt tới khả năng dịch chuyển tức thời là nền tảng để kiến tạo.” Dương bày tỏ.

Năm 2015, Dương rời bỏ vị trí Giám đốc Điều hành tại Richard Moore Associates để khởi nghiệp với Toong.

Dù trên thế giới đã có coworking space, nhưng Toong không chỉ là không gian làm việc chung mà còn là một văn hóa làm việc hướng đến con người.

Anh mỉm cười khi được hỏi Toong phát triển ra sao trong bối cảnh các coworking space quốc tế tự hào có thể kết nối cộng đồng qua ứng dụng riêng, “Điều đó, Linkedin hay Facebook đã làm rồi. Còn chúng tôi coi trọng những gì xảy ra ngay tại không gian làm việc. Những bó cúc hoạ mi, những giờ ngẫu hứng hát ca, điều đó củng cố cho mọi người niềm tin vào sự tử tế và dần tạo nên một văn hoá kết nối thực sự”.

Là nhà kiến tạo của thế hệ đương đại, anh nhìn về tương lai, nhưng tương lai đều bắt nguồn từ quá khứ. Với Dương cũng không ngoại lệ.

“Lịch sử chiến tranh khiến người Việt phải đấu tranh để sinh tồn. Nhiều nét đẹp bị mai một vì thế hệ trước phải sống vì gia đình, bản thân chứ ít ai sống vì xã hội. Giờ có điều kiện hơn, ta không thể như vậy nữa”., Dương nói, “Nuôi dưỡng giá trị tốt đẹp là một hành trình cam go. Làm vì mình, bạn chỉ có một nguồn sức mạnh nhỏ. Còn làm cho trăm, nghìn người thì đó là nguồn động lực rất lớn. Để đến đích, bạn cần nhiều hơn chính bạn”.

Dương nhìn một bức tranh rất rộng. Văn hóa làm việc tương lai, với anh, không chỉ là chuyện của thế hệ Y hay X. “Bằng cách tác động vào thế hệ đang ở độ tuổi lao động, những người trực tiếp ảnh hưởng và định hướng thế hệ kế tiếp, chúng tôi muốn thúc đấy một xã hội tốt đẹp hơn”.

Say mê với lí tưởng của mình, nhưng Dương là một người tỉnh táo. Anh hiểu kiên định và cứng đầu có một giới hạn mong manh.

Hoài Sơn

Tin cũ hơn
Xem thêm