CEO Masan Danny Le: Nhà đầu tư mất dần sự kiên nhẫn với các doanh nghiệp thua lỗ

Cập nhật: 16:27 | 02/12/2023 Theo dõi KTCK trên

Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam Masan có thể niêm yết công ty con ở nước ngoài trong thời gian tới, tờ Nikkei Asia thông tin.

Công ty CP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) - “gã khổng lồ” ngành tiêu dùng Việt Nam khẳng định, kỷ nguyên tiền rẻ và chấp nhận thua lỗ để giành thị phần đã kết thúc.

Dưới sự hậu thuẫn của Bain Capital và Alibaba, nhà bán lẻ này cho biết họ sẵn sàng chịu lỗ đôi chút trong ngắn hạn, nhưng cũng nói thêm rằng, tại thời điểm “chi phí vốn cao” như hiện nay thì sự kiên nhẫn của các nhà đầu tư chỉ “ở mức trung bình”.

CEO Masan Danny Le: Nhà đầu tư mất dần sự kiên nhẫn với các doanh nghiệp thua lỗ
Hệ thống trà Phúc Long là một trong hàng chục công ty thuộc hệ sinh thái Masan

Tại một sự kiện công nghệ do Masan tổ chức trong tuần này, ông Danny Le – CEO của Tập đoàn cho biết: “Với một doanh nghiệp trị giá hàng tỷ đô, nhà đầu tư không còn sẵn sàng chấp nhận kết quả thua lỗ như trước đây”.

Tập đoàn Masan được thành lập bởi tỷ phú Nguyễn Đăng Quang - người giàu thứ năm tại Việt Nam, ban đầu nổi tiếng với nước mắm Nam Ngư, hiện tại đã trở thành một hệ sinh thái đa ngành với hàng chục doanh nghiệp hoạt động trong đa dạng các lĩnh vực cung cấp, bao gồm cả nhà cung cấp vonfram cho Tesla đến chuỗi cửa hàng tạp hóa và siêu thị WinMart được mua lại từ Vingroup.

Ba quý đầu năm nay, doanh thu của Tập đoàn Masan đã giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này là do sự “hụt hơi” của Techcombank (HOSE: TCB) – ngân hàng do tỷ phú Hồ Hùng Anh - người giàu thứ ba Việt Nam làm Chủ tịch. Hệ sinh thái Masan còn chứng kiến sự suy giảm doanh thu lớn hơn tại WinCommerce – đơn vị vận hành nền tảng bán lẻ thương mại hiện đại tạp hóa lớn nhất trên toàn quốc tại Việt Nam thông qua chuỗi siêu thị WinMart và chuỗi siêu thị mini WinMart+. Tương tự là Masan High-Tech Materials (UPCoM: MSR).

Trong đó, sự ra đời của WinMart và Masan High-Tech Materials là những bước mở rộng gần đây nhất của Tập đoàn Masan. CEO Danny Le cho biết, Masan sẽ tạo điều kiện để các mảng kinh doanh mới để đạt được mức lợi nhuận tốt trong trung hạn.

Chia sẻ tại sự kiện, ông Danny Le nói: “Trước đây, nhà đầu tư sẽ kiên nhẫn khi xem xét liệu công ty có thể tạo ra một mảng kinh doanh có lợi nhuận hay không. Nhưng những ngày tháng nhà đầu tư kiên nhẫn như thế đã chấm dứt”.

TPG, SK Group, Cơ quan đầu tư Abu Dhabi và Seatown Holdings đều đã đầu tư vào Masan. “Gã khổng lồ” ngành bán lẻ Việt Nam đã nhất trí với các nhà đầu tư về việc sẽ niêm yết công ty con CrownX lên sàn chứng khoán nước ngoài vào năm 2026.

Các nhà phân tích cho rằng, Tập đoàn Masan đang phải đối mặt với nguy cơ đầu tư dàn trải quá mức ở các ngành khác nhau. Các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp này hiện còn bao gồm chuỗi cửa hàng trà sữa, xếp hạng tín dụng, internet di động và logistics, sản xuất thịt, mì, đồ uống và các sản phẩm khác.

Trong báo cáo quý III/2023, Masan cho hay, xung đột Nga - Ukraine đã tác động mạnh tới Masan High-Tech Materials, khiến doanh nghiệp khai khoáng này phải đối mặt với vấn đề chi phí đầu vào (nâng lượng và nguyên liệu thô) tăng mạnh, trong khi giá bán vonfram lại giảm. Trong quý IV này, họ dự định bán bớt lượng đồng tồn kho, cắt giảm nợ và giảm chi phí đối với các hoạt động nổ mìn và các hoạt động chi tiêu khác.

Báo cáo cũng cho biết, các doanh nghiệp thực phẩm và bán lẻ cũng phải chịu “tổn thương” do chi phí đầu vào cao hơn và “tâm lý người tiêu dùng phục hồi chậm chạp”.

Nhận định của ông Danny Le phản ánh một xu hướng gần đây trong lĩnh vực công nghệ, khi các nhà đầu tư mất dần sự kiên nhẫn đối với các doanh nghiệp thua lỗ, buộc các start-ups như Grab hay Shopee phải quyết tâm có lãi. Chi phí sử dụng vốn cũng ngày càng tăng khi các Ngân hành Trung ương trên toàn thế giới đồng loạt tăng lãi suất.

Tâm lý tiêu dùng tại Việt Nam đang trở nên khá yếu ớt do ảnh hưởng bởi “làn sóng” sa thải nhân công, sự sụt giảm số lượng nhà máy và nhu cầu thương mại. Trong khi đó, chiến dịch điều tra chống tham nhũng của chính phủ cũng tác động không nhỏ đến lĩnh vực bất động sản và tài chính.

Bà Theng Theng Tan, nhà kinh tế học tại Oxford Economics dự báo, trong bối cảnh lãi suất cao duy trì trong thời gian dài, nhu cầu từ các quốc gia khác đối với các sản phẩm của Việt Nam sẽ giảm sút, đặc biệt là Mỹ. Trong khi đó, quá trình mở cửa trở lại của Trung Quốc đang diễn ra một cách khá ảm đạm.

“Nhìn chung, môi trường bên ngoài trầm lắng có thể sẽ trở thành một “cơn gió ngược” với nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu như Việt Nam”, bà Tan viết trong một báo cáo nghiên cứu công bố hôm thứ Tư ngày 29/11.

CEO Masan Danny Le cũng đồng tình với quan điểm này. Ông nói: “Chúng ta đang ở trong một chu kỳ rất khó khăn”.

“Cỗ máy” hái ra tiền của Masan đạt tăng trưởng ấn tượng

Hơn 3/4 chặng đường 2023 đã qua với nhiều thách thức từ vĩ mô trong và ngoài nước kéo theo hệ quả là nhu cầu ...

1.500 tỷ đồng trái phiếu chảy về doanh nghiệp khai khoáng “nhà” Masan

Công ty CP Masan High - Tech Materials (UPCoM: MSR), một thành viên của Công ty CP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) vừa huy động ...

Hàng loạt thương vụ M&A của Masan lọt top thương vụ tiêu biểu 2009 – 2023

Tại Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam 2023, thương vụ Masan Group mua chuỗi VinCommerce và VinEco đã đứng đầu ...

Thái Hà