CEO của VietJet Air: Doanh nhân thành đạt song vẫn giữ được dung mạo trẻ trung và tâm thái trong sáng

Cập nhật: 11:21 | 18/10/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Nổi tiếng với vai trò là CEO hãng hàng không Vietjet nhưng ít người biết nghề chính của bà Nguyễn Thị Phương Thảo là lãnh đạo ngân hàng. Bà được đào tạo bài bản ở Nga về ngành tài chính, tín dụng, ngân hàng; kinh tế và trở thành tiến sĩ kinh tế vào năm 27 tuổi. Người phụ nữ Việt Nam này được Forbes ghi nhận là 1 trong 25 người phụ nữ quyền lực nhất châu Á.

ceo nguyen thi phuong thao doanh nhan thanh dat song van duy tri dung mao tre trung va tam thai trong sang

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là người được trả lương cao nhất trong những tỉ phú USD Việt

ceo nguyen thi phuong thao doanh nhan thanh dat song van duy tri dung mao tre trung va tam thai trong sang

Thành tựu đột phá của các "bóng hồng" doanh nhân Việt được thế giới vinh danh

ceo nguyen thi phuong thao doanh nhan thanh dat song van duy tri dung mao tre trung va tam thai trong sang

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Mỹ chứng kiến lễ ký kết 4 văn kiện hợp tác giữa hai nước

Nhắc đến tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo hẳn không ai là không biết. Bà Thảo là nữ tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam, mới đây tiếp tục được Forbes vinh danh là một trong 25 người phụ nữ quyền lực nhất châu Á với khối tài sản ròng khổng lồ lên đến 2,5 tỷ USD, tương đương khoảng 58.000 tỷ đồng.

Được biết, bà Nguyễn Thị Phương Thảo sinh năm 1970 tại Hà Nội, là một nữ doanh nhân, tỷ phú hiện trên cương vị là Tổng Giám đốc của VietJet Air, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng HDBank. Bà là người Việt Nam thứ 2 được Forbes ghi nhận là tỉ phú USD, sau Phạm Nhật Vượng.

"Madam" Phương Thảo còn là nữ tỷ phú tự thân duy nhất ở Đông Nam Á. Bà thường xuất hiện trên truyền thông với vai trò là CEO Vietjet Air - người làm nên cuộc cách mạng Hàng không Việt Nam với mục tiêu ai cũng có thể bay. Sau 7 năm cất cánh, hãng đã tăng trưởng vượt bậc, đóng góp 70% tăng trưởng ngành hàng không, nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần (khoảng 44% thị phần nội địa), liên tục khai trương các đường bay nước ngoài…

ceo nguyen thi phuong thao doanh nhan thanh dat song van duy tri dung mao tre trung va tam thai trong sang
Ảnh: Nguồn Internet

Được xem là một bóng hồng quyền lực trong giới tài chính ngân hàng

Sinh trưởng trong một gia đình Hà Nội gốc, năm 17 tuổi, bà Thảo đi du học sau kỳ thi xuất sắc vào Đại học Ngoại Thương Hà Nội. Sau đó bà sang Đông Âu du học, trải qua 3 trường đại học danh giá với chuyên ngành Tài chính, Tín dụng, Ngân hàng; Kinh tế; Nghệ thuật hiện đại và trở thành tiến sĩ kinh tế vào năm 27 tuổi.

Ngay từ khi còn đi học, ngoài thành tích xuất sắc về học tập, bà còn bộc lộ tài năng kinh doanh thiên bẩm khi mới ở năm thứ 2 đại học tức là lúc 18 tuổi, bà đã bước vào thương trường. Bà kể, khi ấy thị trường Đông Âu thiếu thốn hàng tiêu dùng, mọi thứ đều khan hiếm nên bà kinh doanh đủ thứ, từ hàng điện tử đến hàng nông sản từ các nước châu Á như sang Đông Âu. Đồng thời bà cũng đưa về Việt Nam những mặt hàng thị trường khan hiếm và cần thiết như phân bón, sắt thép, thiết bị…Theo Hãng tin Bloomberg, Nguyễn Thị Phương Thảo kiếm được 1 triệu USD đầu tiên khi mới chỉ 21 tuổi, nhờ bán máy fax và nhựa cao su.

Trong giới doanh nhân thành đạt trở về từ Đông Âu, bà Thảo là nữ doanh nhân bước vào thương trường và thành công sớm. Không nhiều người biết bà tham gia sáng lập và quản trị những ngân hàng tư nhân đầu tiên của Việt Nam là Techcombank và VIB. Giới trong ngành đánh giá bà là một lãnh đạo ngân hàng giỏi và trẻ nhất Việt Nam.

Tới năm 2008, bà đầu tư vào HDBank và trở thành Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng quản trị. Cùng với Chủ tịch ngân hàng Lê Thị Băng Tâm, bà Thảo vẫn luôn là linh hồn của chiến lược đổi mới, tăng tốc toàn diện ở nhà băng này.

Nhắc tới bà Thảo làm ngân hàng, giới trong ngành thường nói tới hai thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) đình đám, đó là vụ sáp nhập DaiABank vào HDBank và mua công ty tài chính SGVF từ ngân hàng Société Générale (Pháp) rồi liên doanh với đối tác Nhật thành công ty tài chính HD Saison ngày nay.

Với sức mạnh hội nhập từ DaiABank và HD Saison, HDBank đã lọt vào top 8 ngân hàng lớn và mạnh nhất tại Việt Nam, theo đánh giá của tạp chí The Asian Banker hồi tháng 9 vừa qua. Trong chặng đường phát triển từ 2011-2019, ngân hàng của bà Thảo liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, nợ xấu thấp, các chỉ số về hiệu quả hoạt động luôn ở top đầu ngành.

Những nhân viên của ngân hàng này hầu hết đều rất ngưỡng mộ "Madam" của mình. Bởi, hơn ai hết, họ là những người chứng kiến bà Thảo đã miệt mài tâm huyết mỗi ngày, để HDBank từ một ngân hàng nhỏ, nay đã chuyển mình trở thành 1 trong những ngân hàng tư nhân hàng đầu của Việt Nam.

Không chỉ điều hành ngân hàng với hơn 11.000 nhân viên, bà Nguyễn Thị Phương Thảo còn được biết đến là một phụ nữ nhân hậu, thường xuyên đi làm từ thiện và khích lệ cán bộ, nhân viên của mình sống hướng thiện, biết cho đi trước khi mong được nhận lại. Bà Thảo luôn đặt hoạt động kinh doanh song song với hoạt động cộng đồng, tạo nên nét văn hóa rất riêng của nhân viên HDBank. Trên khắp cả nước, người HDBank vẫn miệt mài với các hoạt động cộng đồng như trao thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo, xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, chăm lo đời sống cho những mảnh đời kém may mắn tại các mái ấm, nhà mở, bệnh viện, trao tặng học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, hiến máu nhân đạo...

Nữ CEO của một hãng hàng không lại càng hiếm hơn

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã làm nên một kỳ tích trong lịch sử ngành hàng không vốn thuộc về phái mạnh khi là nữ doanh nhân duy nhất khởi nghiệp và điều hành một hãng hàng không thương mại của riêng mình - Vietjet Air. Từ một vài chặng bay nội địa khi mới ra mắt, Vietjet đã dần mở rộng và đến thời điểm tháng 10/2019 đang thực hiện gần 400 chuyến bay mỗi ngày, đã vận chuyển hơn 90 triệu lượt hành khách với 129 đường bay phủ khắp các điểm đến tại Việt Nam và các đường bay quốc tế đến Ấn Độ, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Indonesia, Campuchia…Ở thị trường nội địa, Vietjet đang chiếm khoảng 44% thị phần.

Những thành tựu có được từ Vietjet giúp bà Nguyễn Thị Phương Thảo trở thành một đại diện tiêu biểu trong danh sách Những nữ doanh nhân quyền lực nhất - tôn vinh những người dám thách thức và phá vỡ mọi rào cản – trong suốt nhiều năm qua.

Với vị trí là người giàu thứ hai ở Việt Nam sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo cũng đầu tư đa ngành nghề và hiện đang lên kế hoạch mua thêm máy bay để tận dụng lợi thế từ sự bùng nổ thị trường du lịch hàng không trong khu vực và đưa Vietjet ra toàn cầu. Để đạt được mong muốn ấy, bà Thảo sẽ phải vượt qua những trở ngại tới từ cơ sở hạ tầng của Việt Nam, tình trạng thiếu phi công trên thế giới và những quy định trong ngành hàng không. Dù còn nhiều rào cản phía trước nhưng bà tự tin sẽ làm được. Hãng đang muốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và còn chờ Chính phủ phê duyệt, còn việc thiếu phi công cũng sẽ được giải quyết sớm.

Khi đề cập về ngành mang lại rất nhiều thành công cho bản thân, bà Thảo cho biết, hàng không có khả năng phản ánh sức sống của nền kinh tế. Bởi cứ 1% tăng trưởng của hàng không thì đồng hành kéo theo 0,5% tăng trưởng GDP. Bà cũng tự hào rằng hãng hàng không tư nhân của bà đã đóng góp tới 70% kết quả tăng trưởng chung của cả ngành suốt từ 2012 tới nay. "Và chúng tôi cũng cho rằng những gì đã làm trong 6 năm qua bằng cả ngành hàng không Việt Nam đã phát triển trong 63 năm qua", nữ tỷ phú đô la tự thân của Việt Nam nói.

Theo bà, trong năm 2018, Vietjet Air đã đóng góp tăng trưởng hơn 23 triệu lượt khách trong tổng số 49 triệu lượt khách của ngành hàng không, thực hiện 118.923 chuyến bay an toàn với 39 đường bay nội địa, 66 đường bay quốc tế tới Nhật, Hàn, Thái, Singapore, Camuchia… Thu hút khách trong các chuyến bay quốc tế được đánh giá cao. Tổng doanh thu đạt 52.000 tỷ đồng. Hãng hàng không tư nhân này thuộc nhóm nộp thuế lớn nhất cả nước với số tiền thuế và phí lên 6.192 tỷ đồng, tương đương đóng góp ngân sách 1 tỉnh trung bình của Việt Nam.

Bên cạnh đó, bà Thảo cũng nhấn mạnh việc Vietjet Air đã mang đến cơ hội bay cho hàng triệu người và là nhân tố thúc đẩy đổi mới tích cực cho ngành hàng không trong nước về nhiều mặt.

Chia sẻ về triết lý kinh doanh, bà Thảo hay nói về chữ Tín và sự chăm chỉ. Kín tiếng nhưng bà cũng rất nổi tiếng khi chia sẻ năm 21 tuổi đã trở thành triệu phú với vốn liếng ban đầu chỉ là chữ tín, sự trung thực và biết giữ niềm tin cho đối tác.

"Thời điểm ấy, thị trường Đông Âu thiếu thốn và khan hiếm nhiều thứ, nên mình buôn bán các mặt hàng điện tử, máy tính, máy fax đến băng đĩa, đồng hồ, hàng nông sản từ Nhật Bản, Hàn Quốc, HongKong sang Đông Âu, đồng thời cũng đưa về Việt Nam những mặt hàng thị trường khan hiếm như phân bón, sắt thép, thiết bị…Thị trường giá cả hay biến động thì mình làm việc trung thực theo cách ngày nào giá bao nhiêu, và doanh thu ngày hôm đấy tương ứng với giá hôm đấy mình đều thông báo cho người ta rất cẩn thận, nên người ta có niềm tin, và thấy được làm việc với mình hiệu quả, doanh thu lợi nhuận đảm bảo tốt", bà Thảo chia sẻ.

Triết lý kinh doanh này được duy trì bền bỉ trong tất cả các lĩnh vực bà Thảo đầu tư, từ hàng không, bất động sản cho tới ngân hàng. Riêng lĩnh vực ngân hàng, hai thương vụ M&A đình đám mang tính chất lịch sử - DaiABank sáp nhập vào HDBank là thương vụ sáp nhập tự nguyện đầu tiên trong ngành ngân hàng, và ngân hàng đầu tiên của Việt Nam mua lại một công ty tài chính 100% vốn nước ngoài – rồi nhanh chóng đưa ngân hàng sau M&A đi vào ổn định, thống nhất và tăng trưởng nhanh vượt bậc đã khẳng định được uy tín, năng lực của vị doanh nhân này.

Đã gần 30 năm gắn với ánh hào quang của doanh nhân thành đạt từ Đông Âu trở về nhưng người phụ nữ gần 50 tuổi này vẫn duy trì dung mạo trẻ trung, xinh đẹp và tâm thái trong sáng, dù ít ai biết bà đã phải làm việc rất cật lực, dành rất nhiều thời gian cho công việc. Bà từng chia sẻ, một ngày bắt đầu từ 5h sáng và kết thúc vào 2h sáng hôm sau là chuyện bình thường.

Doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo chia sẻ, dù công việc bận rộn song bà vẫn cân bằng mọi thứ rất tốt. Đó chắc chắn là lý do khiến người phụ nữ này trông lúc nào cũng trẻ trung và căng tràn sức sống.

Sự cân bằng của bà là mang chất phụ nữ vào kinh doanh, mang công việc vào thực tiễn điều hành nhân sự. Cái gì tốt nhất thì lại mang về nhà.

Hoài Sơn

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm