[Cập nhật] Giá vàng hôm nay 22/9/2021: Điều chỉnh không quá 200.000 đồng/lượng

Cập nhật: 09:13 | 22/09/2021 Theo dõi KTCK trên

Mở phiên giao dịch sáng ngày 22/9, giá vàng trong nước điều chỉnh 50.000 - 200.000 đồng/lượng tại một số hệ thống kinh doanh. Giá vàng trong nước biến động trái chiều theo xu hướng thế giới sau khi tăng ngày thứ hai liên tiếp trong phiên trước.

Dự báo giá vàng ngày 22/9/2021: Kéo dài đà phục hồi nhờ hỗ trợ từ đồng USD yếu?

[Cập nhật] Giá vàng hôm nay 21/9/2021: Vàng SJC tăng 50.000 - 300.000 đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 21/9/2021: Hồi phục sau cú lao dốc

Cụ thể, cửa hàng vàng bạc đá quý Sài Gòn chi nhánh hai miền Bắc - Nam điều chỉnh giá vàng SJC đồng loạt tăng 50.000 đồng/lượng ở cả chiều mua và chiều bán. Cùng thời điểm khảo sát, vàng miếng SJC tại hệ thống PNJ, giá mua vào tăng 50.000 đồng/lượng và giá bán ra giảm 200.000 đồng/lượng.

Trong khi đó, tại tập đoàn Doji và doanh nghiệp Phú Quý, vàng SJC đi ngang ở cả hai chiều giao dịch. Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 56,70 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 57,55 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác điều chỉnh tăng trong sáng nay. Cụ thể, giá vàng 24K tăng 50.000 đồng/lượng, vàng tây 18K tăng 40.000 đồng/lượng và vàng 14K tăng 30.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua bán so với phiên trước đó.

1235-capnhatgiavang229
Ảnh minh họa

Trong phiên giao dịch sáng ngày 22/9, giá vàng giao ngay tăng nhẹ 0,01% lên 1.774,2 USD/ounce vào lúc 6h34 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Trong khi giá vàng giao tháng 12 giảm 0,18% xuống 1.775,05 USD.

Giá vàng tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (21/9), được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng USD, và khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư giảm vì tâm lý cảnh giác trước cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Vàng được coi là hàng rào chống lại lạm phát và sự mất giá tiền tệ, có thể gây ra bởi việc áp lực các biện pháp kích thích quy mô lớn.

Một động thái cứng rắn hơn về chính sách của Fed sẽ làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý, trong khi một đợt tăng lãi suất sẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc sở hữu vàng.

Giá ghi nhận ngày tăng thứ hai liên tiếp trong phiên giao dịch ngày hôm qua, sau khi phục hồi từ đáy hơn một tháng vào đầu tuần nhờ nhu cầu đối với tài sản an toàn gia tăng khi các khoản nợ của tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc Evergrande dẫn tới đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán toàn cầu.

Fed có thể đưa ra triển vọng về thời điểm và số lần nền kinh tế cần nâng lãi suất trong ba năm tới, theo Reuters. Dự trữ vàng tại Nga đạt 73,8 triệu ounce tính đến đầu tháng 9, ngân hàng trung ương nước này cho biết hôm 20/9.

Trên các thị trường kim loại khác, giá bạc tăng 0,1% lên 22,26 USD/ounce, sau khi chạm đáy hơn 9 tháng ở 22,01 USD vào đầu tuần. Giá palladium tăng 0,6% lên 1.896,30 USD sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6/2020 vào hôm 20/9.

Evergrande khuấy đảo thị trường

Về mặt kỹ thuật, những "con gấu vàng" vẫn đang có lợi thế kỹ thuật tổng thể trong ngắn hạn. Xu hướng giảm giá kéo dài ba tuần đang hiện rõ trên biểu đồ thanh khoản hàng ngày. Mục tiêu tăng giá tiếp theo của phe Bulls là tạo ra phiên đóng cửa trên mức kháng cự vững chắc - 1.800 USD/ounce. Trong khi đó, mục tiêu giá giảm trong ngắn hạn tiếp theo của phe Bears là đẩy giá tương lai xuống dưới mức hỗ trợ kỹ thuật vững chắc - 1.700 USD.

Giá vàng thế giới đang có xu hướng tăng nhẹ, cùng chiều với xu hướng đi lên của USD trong bối cảnh Tập đoàn bất động sản không lồ của Trung Quốc Evergrande đang bên bờ vực phá sản. Giới đầu tư lo ngại việc "ông trùm" Evegrande với tổng nợ 300 tỷ USD có nguy cơ sụp đổ. Nếu “quả bom nợ” khổng lồ này nổ thật, nó có thể ảnh hưởng lan rộng ra khỏi biên giới nền kinh tế số 2.

Cuộc khủng hoảng này xảy ra đúng lúc Fed sắp có cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày 21 – 22/9. Những thông tin về kinh tế Mỹ vui, buồn đan xen gần đây là cơ sở khiến Fed đưa ra quyết sách tiền tệ trong cuộc họp lần này. Chẳng hạn, chỉ số CPI tháng 8 của Mỹ tăng 0,3%, dẫn đến CPI toàn cầu tăng 5.3% so với cùng kỳ năm trước, doanh số bán lẻ, sản xuất công nghiệp của Mỹ tăng, nhưng số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của người lao động Mỹ cũng tăng kỷ lục.

Các chuyên gia phân tích đang kỳ vọng, Fed sẽ phát tín hiệu rõ ràng hơn về việc tiến tới cắt giảm chương trình mua tài sản 120 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, thời điểm chính thức bắt đầu cắt giảm chương trình này còn tùy thuộc vào tăng trưởng việc làm của Mỹ trong tháng 9 và thậm chí là những tháng sau đó. Việc Fed bắt đầu thu lại chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ tác động đến giá vàng.

Nếu Fed chọn chính sách tiền tệ ôn hòa, thị trường sẽ có lợi cho giá vàng, trong khi một chính sách diều hâu sẽ ủng hộ giá kim loại quý đi xuống.

Sự không chắc chắn đã kích hoạt một cuộc tìm kiếm các "trò chơi" trú ẩn an toàn, đó là lý do tại sao kim loại quý nhận được sự quan tâm bất ngờ và tăng lên trong đầu tuần này. Tuy nhiên, kỳ vọng của giới chuyên gia chỉ là, "giá vàng sẽ vượt qua mức thấp nhất, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy sẽ sớm tăng giá".

Hai rủi ro giảm giá lớn nhất đối với vàng trong tương lai là USD phục hồi mạnh và các quỹ ETF vàng bán tháo. Trong khi giá vàng thế giới khá bất ổn, chưa rõ xu hướng tăng giảm thì Quỹ đầu tư tín thác vàng SPDR Gold Trust ghi nhận phiên mua vàng thứ 2 liên tiếp với tổng khối lượng mua đạt 3,2 tấn, đưa tổng lượng vàng dự trữ lên 1.001,66 tấn.

Trong tình hình này, giới đầu tư quốc tế khuyến cáo, nên giữ hai chiến lược kinh doanh riêng biệt. Giao dịch tồi tệ nhất mà bất kỳ ai có thể thực hiện là biến giao dịch thành đầu tư với hy vọng tìm được lối thoát. Các nhà đầu tư phải học cách chịu lỗ và chuyển sang lựa chọn tiếp theo. Kiên nhẫn, kỷ luật và quản lý tiền bạc luôn mang lại lợi nhuận là hãy để bản đồ các thị trường chỉ lối.

Thanh Hằng

Tin cũ hơn
Xem thêm