Cập nhật diễn biến mới nhất của đồng nhân dân tệ: Nhiều doanh nghiệp nội lo lắng

Cập nhật: 11:54 | 13/08/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Trước những diễn biến phức tạp từ sự dịch chuyển giá nhân dân tệ, nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may đang theo rất sát những diễn biến phức tạp và thất thường của thế giới, đặc biệt khi Trung Quốc giảm giá đồng nhân dân tệ...

cap nhat dien bien moi nhat cua dong nhan dan te nhieu doanh nghiep noi lo lang

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề trong dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi)

cap nhat dien bien moi nhat cua dong nhan dan te nhieu doanh nghiep noi lo lang

Kiểm toán Nhà nước có quyền truy cập dữ liệu của doanh nghiệp?

Đồng Nhân dân tệ sụt giá phiên thứ ba liên tiếp

Sáng 12/8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC - ngân hàng trung ương) đã thiết lập tỷ giá tham chiếu đồng nội tệ ở mức 7,0211 nhân dân tệ đổi 1 USD. Đây là phiên thứ ba liên tiếp tỷ giá này vượt mốc 7 nhân dân tệ đổi 1 USD.

cap nhat dien bien moi nhat cua dong nhan dan te nhieu doanh nghiep noi lo lang

Tuy nhiên, mức giá tham chiếu này cao hơn dự báo 7,0311 nhân dân tệ đổi 1 USD của các nhà phân tích. Trên thị trường quốc tế, giá đồng nhân dân tệ sáng 12/8 là 7.1038 nhân dân tệ đổi 1 USD.

Mức giá tham chiếu được PBoC đưa ra trước khi mở cửa mỗi ngày giao dịch thị trường liên ngân hàng. Trên thị trường ngoại hối của Trung Quốc, tỷ giá đồng nhân dân tệ được phép dao động 2% so với giá tham chiếu.

Trong tuần qua, giới đầu tư theo dõi sát diễn biến đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang. Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tuyên bố sẽ áp thuế thêm 10% đối với 300 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc từ ngày 1/9 tới, PBoC trong tuần trước đã ấn định tỷ giá tham chiếu ở mức 6,9225 nhân dân tệ/USD - mức thấp nhất kể từ tháng 12/2018.

Theo đó, tỷ giá đồng nhân dân tệ trong ngày 5/8 ở mức 7,0391 nhân dân tệ/USD, lần đầu tiên trong 11 năm qua vượt mốc 7 nhân dân tệ đổi USD. Lần gần nhất tỷ giá vượt ngưỡng 7 nhân dân tệ là vào tháng 5/2008.

PBoC cho biết các biện pháp đơn phương và bảo hộ, cũng như những đồn đoán về khả năng hàng hóa Trung Quốc sẽ chịu thêm các mức thuế bổ sung của Mỹ là những yếu tố chính dẫn đến sự sụt giá mạnh của đồng nhân dân tệ. Phản ứng trước bước đi này, Bộ Tài chính Mỹ ngày 5/8 đã chính thức coi Trung Quốc là một "nước thao túng tiền tệ ."

Giới chức Mỹ cho rằng đồng nhân dân tệ suy yếu sẽ mang lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc lợi thế cạnh tranh về giá không công bằng so với các nhà xuất khẩu nước ngoài, cũng như làm gia tăng thặng dư thương mại của Trung Quốc.

"Lời hứa" của Trung Quốc

Trong những động thái mới nhất từ phía Trung Quốc, mới đây, Giám đốc điều hành Ngoại hối Trung Quốc đã tuyên bố: “Trung Quốc sẽ không giảm giá đồng nhân dân tệ cũng như không thay đổi cách quản lý tỷ giá hối đoái của mình sau khi Hoa Kỳ chỉ định Trung Quốc là một quốc gia thao túng tiền tệ vào tuần trước”, theo giám đốc điều hành ngoại hối của Trung Quốc.

cap nhat dien bien moi nhat cua dong nhan dan te nhieu doanh nghiep noi lo lang

Được biết, Kho bạc Hoa Kỳ chính thức chỉ định Trung Quốc là một kẻ thao túng tiền tệ vào thứ Hai tuần trước sau khi Bắc Kinh cho phép đồng nhân dân tệ lần đầu tiên suy yếu vượt quá ngưỡng 7 nhân dân tệ trên một đồng đô la Mỹ sau hơn một thập kỷ.

“Trung Quốc sẽ gắn bó với hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi của mình, và giữ tỷ giá hối đoái của Trung Quốc về cơ bản ổn định, bất chấp những cáo buộc của Washington rằng Bắc Kinh đang thao túng giá trị đồng tiền vì lợi ích riêng của mình”, Pan Gongsheng, phó thống đốc của Ngân hàng Nhân dân của Trung Quốc và người đứng đầu Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc, đã viết trong một bài báo được công bố vào thứ Hai.

“Trung Quốc là một quốc gia có trách nhiệm lớn. Chúng tôi đã áp dụng một cách tiếp cận có trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (năm 1998) và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (năm 2008)”, ông Pan lưu ý thêm.

“Chúng tôi sẽ không phá giá cạnh tranh và cố gắng sử dụng tỷ giá hối đoái của mình như một công cụ để xử lý các tranh chấp thương mại quốc tế”, ông này nói.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã thiết lập tỷ giá hối đoái trung bình ở mức 7,0211 vào thứ Hai, ngày giao dịch thứ ba liên tiếp mà Bắc Kinh đã thiết lập tỷ giá yếu hơn 7 so với đồng đô la Mỹ. Đồng nhân dân tệ nội địa được giao dịch ở mức 7,0584 so với một đồng đô la Mỹ, trong khi giá nhân dân tệ ở nước ngoài tại Hồng Kông suy yếu vượt quá 7.1 vào chiều thứ Hai.

Đồng nhân dân tệ trong nước đã giảm 1,7% xuống còn 7,0592 so với một đồng đô la Mỹ và đồng nhân dân tệ ra nước ngoài đã giảm 1,8% xuống còn 7.1012 vào ngày 2/8 khi Tổng thống Mỹ, Donald Trump cho biết ông sẽ áp dụng thêm 10% thuế quan đối với 300 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào tháng 9.

Động thái từ Việt Nam

Trước những diễn biến phức tạp từ sự dịch chuyển giá nhân dân tệ, nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may đang theo rất sát những diễn biến phức tạp và thất thường của thế giới, đặc biệt khi Trung Quốc giảm giá đồng nhân dân tệ. Khi đồng nội tệ giảm giá, hàng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ có nhiều lợi thế.

Dưới đây, Báo điện tử TBCK xin trích dẫn quan điểm của một số đại diện daonh nghiệp về diễn biến trên.

Ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng Giám đốc Công ty Vinamit: Cùng chia sẻ rủi ro

Việc đồng nhân dân tệ mất giá sẽ khiến doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Trung Quốc gặp nhiều khó khăn, nhất là những doanh nghiệp thanh toán bằng nhân dân tệ hoặc VNĐ qua đường biên giới. Với Vinamit, ngay từ khi xuất khẩu sang thị trường này chúng tôi đã chọn đường đi chính ngạch và thanh toán bằng USD, nên hiện tại chưa bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, trước tình hình thị trường Trung Quốc đang có nhiều xáo trộn, một số nhà phân phối muốn đàm phán lại về giá bán trong thời gian tới. Vì thế, việc Vinamit cùng nhà phân phối tính toán lại chia sẻ rủi ro là điều tất yếu và việc giảm lợi nhuận cũng khó tránh khỏi.

Về mặt nhập khẩu, khi đồng nhân dân tệ giảm giá, hàng hóa Trung Quốc sẽ rẻ hơn sẽ có lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất. Song về lâu dài khi hàng Trung Quốc giá rẻ tràn vào Việt Nam sẽ gây bất an cho nhiều doanh nghiệp, nhất là với doanh nghiệp sản xuất ngành hàng đang là thế mạnh của Trung Quốc. Doanh nghiệp Việt có thể phải thu hẹp, thậm chí ngưng sản xuất. Nếu làn sóng hàng Trung Quốc quá dày sẽ có không ít doanh nghiệp chuyển từ sản xuất sang làm thương mại để tránh bị thâu tóm.

cap nhat dien bien moi nhat cua dong nhan dan te nhieu doanh nghiep noi lo lang
Vinamit xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Trung Quốc bằng đường chính ngạch và thanh toán bằng USD, nên hiện tại chưa bị ảnh hưởng.

Mới đây, trong động thái giảm lãi suất chung của thị trường khu vực và thế giới, một số ngân hàng trong nước cũng phát đi tín hiệu giảm lãi suất. Song theo tôi, chỉ doanh nghiệp lớn hoặc có nền tảng giao dịch tốt với ngân hàng mới có thể tiếp cận. Còn doanh nghiệpnhỏ, khởi nghiệp vẫn chưa thể tiếp cận nguồn vốn vay như mong muốn, nếu tiếp cận được cũng khó hưởng được lãi suất ưu đãi vì phải đáp ứng nhiều yêu cầu. Những điều này khiến doanh nghiệpkhó càng thêm khó.

Chúng tôi đã đặt ra chiến lược trong năm 2019 cùng khai phá thị trường nước ngoài để mỗi DN thay đổi chính mình. Song có đi mới thấy, doanh nghiệpViệt vẫn còn tồn tại 2 hạn chế cần khắc phục. Thứ nhất, doanh nghiệpcòn khá bảo thủ nên thay đổi chậm, thậm chí không dám thay đổi khi tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế. Thứ hai, doanh nghiệpchưa đủ kiên nhẫn, chưa đủ năng lực, tài lực khai phá thị trường mới.

Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP. HCM: Phải có cái nhìn đa chiều

Doanh nghiệp trong ngành dệt may đang theo rất sát những diễn biến phức tạp và thất thường của thế giới, đặc biệt khi Trung Quốc giảm giá đồng nhân dân tệ. Khi đồng nội tệ giảm giá, hàng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ có nhiều lợi thế. Đó là chưa kể đến việc nhiều doanh nghiệpTrung Quốc đang có xu hướng dịch chuyển đầu tư vào các khu công nghiệp ở Việt Nam, tạo ra những cạnh tranh mới trong nhập khẩu nguyên liệu, xuất khẩu…

Có ý kiến cho rằng việc đồng nhân dân tệ mất giá có thể có lợi cho những đơn vị nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Tuy nhiên đây chỉ là cái nhìn một chiều, trong khi kinh doanh cần cái nhìn đa chiều. Nguyên liệu có thể giảm giá nhưng thị trường chung khó khăn do đơn hàng giảm, đơn giá giảm (do hàng xuất Trung Quốc giảm giá). Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng may mặc của Trung Quốc sẽ tràn sang Việt Nam nhờ giá rẻ hơn, gây áp lực lớn lên doanh nghiệpsản xuất hàng hóa cho thị trường nội địa. Doanh nghiệpđang khó nay lại nhiều khó khăn hơn nữa trong cạnh tranh.

Trong bối cảnh trên, doanh nghiệp một mặt theo dõi các mức thuế, chính sách của Mỹ và Trung Quốc dành cho nhau ra sao (hiện chưa có mức thuế cụ thể nào Mỹ đánh vào hàng may mặc của Trung Quốc). Mặt khác phải nâng cao năng lực sản xuất, cải thiện quản lý để đảm bảo đời sống cho cán bộ nhân viên, công nhân lao động. Nếu không làm tốt sẽ mất lao động. Ngoài ra doanh nghiệp cũng rất mong các cơ quan chức năng kiểm soát tốt hơn việc gian lận xuất xứ hàng hóa Việt Nam, đảm bảo hàng Việt khi xuất khẩu không phải đối mặt với những thách thức các đối tác nhập khẩu lớn như Mỹ đặt ra.

Ông Nguyễn Chánh Phương, Tổng Thư ký Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. HCM (HAWA): Cảnh báo gian lận xuất xứ

Việc đồng nhân dân tệ mất giá ít nhất phải 3 tháng nữa chúng ta mới thấy được những tác động cụ thể của nó. Tuy nhiên, bước đầu cũng nhìn ra được mặt tích cực và tiêu cực cho một số nhóm ngành của Việt Nam. Hiện chúng ta đang nhập khẩu nguyên liệu khá nhiều từ Trung Quốc, đó chính là điểm lợi. Song phần lớn doanh nghiệp không mua bán bằng nhân dân tệ mà sử dụng USD, nên cũng chưa biết doanh nghiệp sẽ tận dụng cơ hội này như thế nào. Nhưng mặt khác, Việt Nam nhập khẩu nhiều sản phẩm từ Trung Quốc. Điều này sẽ gây khó khăn nhất định cho doanh nghiệp làm hàng tiêu thụ ở thị trường nội địa khi giá sản phẩm Trung Quốc rẻ tràn vào.

Từ thời điểm thương chiến Mỹ - Trung, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ khó khăn hơn, nên doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác. Điều này sẽ có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường Mỹ. Tuy nhiên, khi đồng nhân dân tệ giảm giá, hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sẽ có nhiều lợi thế hơn, cạnh tranh gay gắt hơn với hàng Việt Nam ở nhiều thị trường. Liên quan đến thị trường Mỹ, hiện đã có những nghi ngờ về vấn đề gian lận xuất xứ, nhưng trong ngành gỗ do tổng kim ngạch xuất khẩu không nhiều (chưa tới 10% so với Trung Quốc), nên chưa bị ảnh hưởng.

Cụ thể, về xuất xứ hàng hóa trong ngành gỗ có 2 điểm: một số mặt hàng đơn giản như ván ép đã có hiện tượng nhà máy Trung Quốc kết hợp với nhà máy Việt Nam gian lận xuất xứ. Việc này chúng tôi đã lên tiếng cảnh báo. Còn việc gian lận xuất xứ theo kiểu bán thành phẩm, chuyển qua Việt Nam ráp không có lợi do giá công cao. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã chuyển qua đầu tư ở Việt Nam, khiến doanh nghiệp trong ngành bị cạnh tranh do giá đất tăng khó mở rộng quy mô, nhân công bị thu hút, vừa phải trả lương cao hơn vừa lo không đủ người làm khi có những đơn hàng lớn. Đây thực sự là khó khăn không nhỏ đối với ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam.

Ông Hồ Quốc Lực, Tổng Giám đốc Công ty Thực phẩm Sao Ta: Cần tính phương án hạ giá VNĐ

Các phân tích gần đây chỉ rõ đồng nhân dân tệ mất giá sẽ tạo ra chênh lệch mất giá giữa nhân dân tệ so với VNĐ. Trong trường hợp này, giá hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam, trong đó có các mặt hàng thủy sản sang Trung Quốc, sẽ cao hơn, gây khó khăn cho việc xuất khẩu của doanh nghiệp Việt. Trong khi đó, nước cạnh tranh xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc (nhất là mặt hàng tôm) là Ấn Độ, đang có nguồn cung tôm giá rẻ hơn (nhờ lợi thế giá thành thấp hơn), trong khi đồng rupee cũng bị phá giá sâu so với USD, nên chênh lệch mất giá với nhân dân tệ ít hơn so với VNĐ. Do vậy, Ấn Độ sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc và Việt Nam sẽ bị áp lực cạnh tranh mạnh hơn.

Hiện Trung Quốc cũng đang tăng cường các biện pháp siết chặt thương mại mậu biên và an toàn thực phẩm, nên hàng thủy sản Việt Nam cũng đang đối mặt nhiều khó khăn. Để giảm khó khăn, doanh nghiệp có thể tìm cách chuyển sang các thị trường lớn khác như Mỹ, EU hay Nhật Bản đang tương đối ổn định, trong đó thị trường Mỹ đang có nhu cầu lớn về thủy sản sau khi giảm nhập khẩu từ Trung Quốc. Song chuyện dịch chuyển thị trường không đơn giản. Theo tôi, để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói riêng có được lợi thế cạnh tranh, nên chăng chúng ta cần tính đến phương án hạ giá VNĐ theo hướng phù hợp với bối cảnh chung.

cap nhat dien bien moi nhat cua dong nhan dan te nhieu doanh nghiep noi lo lang

"Sức đề kháng" của kinh tế Việt Nam so với các nước ASEAN

TBCKVN - Ngân hàng Standard Chartered dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong ngắn hạn ...

cap nhat dien bien moi nhat cua dong nhan dan te nhieu doanh nghiep noi lo lang

Lộ trình lên doanh nghiệp của hơn 6 triệu hộ

TBCKVN - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa đề xuất đưa 6 triệu hộ kinh doanh vào vòng pháp luật, phải nâng ...

Quốc Trung